Truyền thông Hàn Quốc loan tin Triều Tiên xử tử Phó thủ tướng
Brazil đầu tư gần 54 tỷ USD để phát triển ngành điện tới 2018
Myanmar, Thái Lan nhất trí thúc đẩy dự án Đặc khu kinh tế Dawei
Căng thẳng leo thang ở biên giới liên Triều
Doanh nghiệp Singapore đối mặt với thách thức ở Mỹ Latinh
Tin thế giới đọc nhanh chiều 01-08-2016
- Cập nhật : 01/08/2016
Nga-Trung khó thành lập liên minh
Báo The Sydney Morning Herald (Úc) ngày 30-7 đã đăng bài viết với đầu đề“Các chuyên gia cảnh giác với hành động gắn kết mới của Trung Quốc với Nga ở biển Đông”.
Nga tìm cách “thọc gậy bánh xe” Mỹ
Báo Úc ghi nhận lời cảnh báo được đánh động cách đây vài tháng lúc một số cây bút bình luận Trung Quốc bắt đầu nêu tên Tổng thống Nga Putin và hô hào: “Nếu xảy ra cuộc chiến không thể tránh khỏi, ông hãy tiến về phía trước chiến đấu đầu tiên”.
Hiện nay hồi chuông cảnh báo càng vang vọng to hơn sau khi Trung Quốc thông báo Nga sẽ điều chiến hạm đến biển Đông để tiến hành tập trận chung với Trung Quốc.
Đây là diễn biến tình hình rất đáng ngạc nhiên khi một cường quốc như Nga can dự vào biển Đông.
Bài viết ghi nhận bạn đọc đừng ngạc nhiên khi nhận thấy Úc tham gia cuộc chơi trong khu vực tranh chấp ngày càng căng thẳng ở biển Đông.
Cho dù Mỹ kêu gọi, Úc vẫn không đưa tàu thực hiện tuần tra tự do hàng hải trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp xây trái phép để chứng tỏ Úc không thừa nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Perfecto Yasay Jr. và người đồng cấp Mỹ John Kerry tại Manila (Philippines) ngày 27-7. Ảnh: REUTERS
Trong bối cảnh đó, báo Úc đặt câu hỏi: Vậy tại sao Nga lại có thể cảm thấy cần thiết phải đưa tàu chiến đến nơi xa xôi như biển Đông để rồi làm cho tranh chấp trở nên phức tạp hơn?
Chuyên gia Marina Tsirbas ở Trường An ninh quốc gia tại Canberra nhận xét Nga đang tìm cớ để “thọc gậy bánh xe” đối với Mỹ.
Trước đây, Nga đã đột ngột triển khai máy bay chiến đấu đến Syria để yểm trợ cho Tổng thống Bashar al-Assad, kẻ thù của Nhà Trắng.
Lần này, Nga triển khai tàu đến biển Đông tập trận cũng là sự kiện đột ngột cho dù Nga luôn nhấn mạnh Nga là cường quốc ở Thái Bình Dương với quân cảng ở Vladivostok.
Chuyên gia Michael Wesley ở ĐH Quốc gia Úc lưu ý: “Trung Quốc và Nga ngày càng chứng tỏ bảo vệ lẫn nhau khi một trong hai nước phải đối đầu với phương Tây”.
Dù vậy, ông nghi ngờ hai nước sẽ thiết lập liên minh. Ông nhận xét “họ sẽ không vì nước kia mà tham chiến” mà chỉ đơn giản là xây dựng quan hệ hữu nghị với nhau mà thôi.
Theo báo Úc, điều quan trọng cần lưu ý là số tàu chiến Nga đưa đến biển Đông, quãng thời gian các tàu lưu lại và hoạt động của các tàu này như thế nào.
Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Úc đã tuyên bố: “Chúng tôi đang chờ đợi điều các bên sắp sửa hành động phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Nỗ lực để có tuyên bố chung ASEAN
Trong khi đó tại Philippines, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Albert Del Rosario và cựu Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Cuisia Jr. đã lên tiếng chê bai Bộ trưởng Ngoại giao Perfecto Yasay Jr. chưa nỗ lực đủ để thuyết phục ASEAN đưa phán quyết trọng tài vào tuyên bố chung.
Ngày 29-7, ông Del Rosario nói với báo chí: “Điều lý tưởng là ông ấy (Yasay) phải cổ vũ mạnh mẽ để đưa phán quyết trọng tài vào tuyên bố chung (của ASEAN)”.
Trong tuyên bố riêng rẽ, ông Jose Cuisia Jr. cũng phát biểu như thế và nói rất mạnh mẽ: “Trung Quốc đã dọa nạt chúng ta nhiều năm, quấy rối các ngư dân của chúng ta, đe dọa các cuộc tuần tra của tàu và máy bay của chúng ta. Họ đã xây dựng đảo trái phép trên ba rạn san hô thuộc vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta…”.
Ông nhấn mạnh: “Vậy tại sao chúng ta phải sợ làm phật ý Trung Quốc? Họ là những kẻ đã có hành động khiêu khích. Họ đã bắt nạt các nước như Philippines và Việt Nam”.
Tuy nhiên, ngày 30-7, Bộ trưởng Ngoại giao Perfecto Yasay Jr. đã “phản pháo” rằng các bộ trưởng Ngoại giao Philippines tiền nhiệm đều không thể làm cho hội nghị ASEAN ra được tuyên bố chung nêu vấn đề giải quyết tranh chấp ở biển Đông.
Ông nhận xét nguyên do vì những người tiền nhiệm đi theo đường lối cứng rắn nên không thể có được một tuyên bố chung thể hiện đoàn kết của các nước ASEAN. Ông nói “muốn lột da mèo phải có nhiều cách” (tức có nhiều cách thức để đạt được thành công).
Ông khẳng định: “Tuyên bố chung đoàn kết này đã thúc đẩy thông điệp cơ bản mà ASEAN mong muốn đạt được là kêu gọi Trung Quốc tôn trọng Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và các tiến trình đã quy định, bao gồm sử dụng giải pháp trọng tài bắt buộc để giải quyết tranh chấp trên biển…”.
Ông nhấn mạnh tuyên bố chung của ASEAN hoàn toàn không làm suy yếu nền tảng pháp lý trong yêu sách của Philippines và thành quả mà phán quyết trọng tài đã mang đến cho Philippines.
Ngược lại, tuyên bố chung của ASEAN là chiến thắng ngoại giao vang dội cho phép ASEAN hợp tác với các đối tác truyền thống, các đồng minh và cộng đồng quốc tế để kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng các tiến trình và cơ chế theo UNCLOS để giải quyết tranh chấp ở biển Đông, trong đó đã bao gồm tôn trọng phán quyết trọng tài.(PLO)
Mỹ tố Nga tấn công Đảng Dân chủ
Hệ thống máy tính của ban vận động chiến dịch tranh cử cho bà Hillary Clinton đã bị tin tặc tấn công. Một quan chức cảnh sát liên bang Mỹ cho rằng lực lượng tấn công này thuộc cơ quan tình báo Nga.
Theo báo New York Times, đây là vụ tấn công mạng tiếp theo sau vụ tấn công vào hệ thống máy tính của Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ được công bố tháng trước. Nhiều nhân vật trong chiến dịch tranh cử của bà Clinton cho rằng các vụ tấn công mạng cho thấy phía Nga rất có thể đã tìm cách thao túng kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay.
Người phát ngôn chiến dịch tranh cử của bà Clinton cho biết những kẻ tấn công đã đoạt được quyền truy cập về một chương trình phân tích dữ liệu do chiến dịch sử dụng và ủy ban quốc gia Đảng Dân chủ quản lý. Tuy nhiên, thông báo cũng nói họ không tin hệ thống máy tính nội bộ của chiến dịch tranh cử đã bị thao túng.
Cũng trong ngày 29-7, ủy ban DCCC, một tổ chức chuyên gây quỹ ủng hộ các ứng viên đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Hạ viện, cũng cho biết hệ thống máy tính của họ bị tấn công.
Các cơ sở dữ liệu của ủy ban quốc gia đảng Dân chủ và DCCC đều chứa một số thông tin trao đổi nhạy cảm nhất và dữ liệu tài chính cũng như dữ liệu cử tri quan trọng.
Vụ tấn công nhằm vào hệ thống máy tính của DCCC, theo một quan chức cho biết có liên quan tới nhóm tin tặc đã được biết tới là “Fancy Bear”, dắt dây tới Cơ quan Tình báo quân sự Nga (G.R.U.).
Ngày 29-7, Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) cho biết đang kiểm tra thông tin về các vụ tấn công mạng có ảnh hưởng tới nhiều tổ chức chính trị ở Mỹ, tuy nhiên không nêu rõ những đơn vị nào đã bị tin tặc tấn công.(TT)
Thổ Nhĩ Kỳ: Nhiều bộ trưởng được cử vào Hội đồng quân sự tối cao
Trong công báo chính thức ngày 31/7, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sẽ bổ sung thêm các bộ trưởng vào Hội đồng quân sự tối cao của nước này.
Tổng Tham mưu trưởng quân đội Hulusi Akar (giữa) tại lễ tang các binh sĩ thiệt mạng trong cuộc đảo chính ở Ankara ngày 19/7. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông cáo trên, các phó thủ tướng, những người đứng đầu các bộ Tư pháp, Nội vụ và Ngoại giao sẽ trở thành thành viên của Hội đồng quân sự tối cao. Đây là động thái mới nhất trong một loạt bước đi mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan thực hiện nhằm hạn chế quyền lực của các lực lượng vũ trang nước này sau cuộc đảo chính bất thành hôm 15-16/7 vừa qua.
Cùng trong ngày 31/7, Tổng thống Erdogan đã ban hành sắc lệnh cải tổ lực lượng quân đội, cho phép tổng thống và thủ tướng nước này có quyền đưa ra mệnh lệnh trực tiếp cho các tư lệnh của lục quân, không quân và hải quân. Sắc lệnh mới ban hành này cũng cho phép đóng cửa các học viện quân sự, thành lập trường Đại học tổng hợp quân sự mới để thay thế. Tư lệnh các quân, binh chủng sẽ chịu sự chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Quốc phòng.
Ngoài ra, ông Erdogan cũng muốn các lãnh đạo tình báo quốc gia và Bộ Tổng tham mưu chịu sự chỉ huy trực tiếp của Tổng thống (hiện lãnh đạo hai cơ quan này chịu sự chỉ huy của Thủ tướng). Tuy nhiên, để làm được điều này cần sửa đổi Hiến pháp, nghĩa là cần có sự hợp tác của các đảng đối lập.
Cũng trong ngày 31/7, hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu đưa tin chính phủ nước này đã sa thải 1.389 quân nhân ra khỏi các lực lượng vũ trang. Các quân nhân này bị tình nghi có quan hệ với Giáo sĩ Fethullah Gulen, người hiện đang sống tại Mỹ, bị cáo buộc đứng sau vụ đảo chính bất thành.
Tổng thống Erdogan đã đẩy mạnh cải tổ bộ máy lãnh đạo quân sự sau vụ đảo chính bất thành do một nhóm trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành hôm 15-16/7. Kể từ vụ đảo chính đến nay, hơn 60.000 người bao gồm các tướng lĩnh, binh sĩ, cảnh sát, thẩm phán và công tố viên và nhân viên nhà nước đã bị bắt giữ hoặc bị sa thải do bị tình nghi có quan hệ với Giáo sĩ Gulen.(BTT)
Cha đẻ của “thánh chiến thế hệ thứ ba”
Những kiểu tấn công khủng bố bất ngờ, đa dạng trong thời gian ngắn vừa qua là phản ánh rõ nét của phong trào thánh chiến mà nay gọi là “thế hệ thứ ba”.
Hình ảnh hai tên được cho là đã thực hiện vụ tấn công khủng bố bắt con tin tại nhà thờ ở Pháp hôm 26-7. Hình ảnh này vừa được đưa bằng clip lên mạng xã hội cho thấy hai tên này tuyên thệ trung thành với IS - Ảnh: Reuters
Chỉ trong tháng 7 vừa qua đã xảy ra liên tiếp những vụ khủng bố gây tâm lý hoang mang, thậm chí hoảng loạn ở nhiều quốc gia vốn được coi là an toàn ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
Các vụ này có chung những đặc điểm như: thủ phạm chỉ là một hoặc hai người, trẻ tuổi, mới trở thành cực đoan, hầu như không có tiền án tiền sự, hành động tàn bạo mà mục tiêu rất ngẫu hứng.
Những phiên bản tấn công mới
Hiện tượng khủng bố mới lạ này phù hợp với nội dung của cuốn sách Truyền bá kháng chiến Hồi giáo của Abu Musab al-Suri.
Nhân vật này mới được lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bổ nhiệm làm “bộ trưởng quốc phòng” sau khi Abu Omr Sheishani (người Chechnya) bị Mỹ tiêu diệt bằng không kích tại phía nam Mosul hồi đầu tháng 7 vừa qua.
Sách Truyền bá kháng chiến Hồi giáo nêu ra những cách thức hoạt động của tổ chức IS trong giai đoạn hiện nay, trong đó có các chiến dịch tấn công liều chết “tân kỳ” nhất.
Hiện thời, các hoạt động khủng bố của IS không chỉ giới hạn trong phạm vi tổ chức của IS mà được hình thành một cách rất đa dạng và nguy hiểm, thông qua những “sáng tạo” dựa trên nền tảng triết lý “thánh chiến nổi loạn”, hoặc còn gọi là “toàn cầu hóa thánh chiến” trên mọi cấp độ.
Phương thức hoạt động này không cần tài trợ từ phía tổ chức, không cần phải di chuyển hoặc phải thay đổi hoàn cảnh sống của người thực hiện. Vụ việc hoàn toàn tùy thuộc vào một quyết định cá nhân.
Như diễn đạt trong sách Truyền bá kháng chiến Hồi giáo là “Hãy theo Hồi giáo, rồi chiến đấu”. Cụ thể là “chỉ cần tuyên thệ thánh chiến trước Allah, tuyên thệ tuân phục thủ trưởng đơn vị; không cần phải hoàn toàn phụ thuộc vào thủ lĩnh trung ương”.
Nội dung lời thề được quy định chỉ cần thể hiện là: “Hãy cứ chủ động tự nguyện gia nhập thì thánh chiến đã là một nghĩa vụ ràng buộc rõ ràng.
Hãy tự chọn mục tiêu phù hợp với khả năng tài chính và trình độ tác chiến của mình. Hãy suy nghĩ, tự bày đặt kế hoạch hành động, cầu nguyện đức Allah ban phước. Thế là có thể đánh!”.
Tự học hỏi, tự tấn công
Trường phái “cực đoan cá nhân dân sự”, hay còn gọi là “tiểu tổ khủng bố”, mà giới chuyên môn gọi là “con sói đơn độc” là kiểu hoạt động của các cá nhân hoặc nhóm rất nhỏ hoàn toàn đơn tuyến. Chiến thuật này phù hợp với chủ trương của IS về “các mặt trận mở” ở Syria, Iraq và Libya.
Chiến thuật nhóm kháng chiến Hồi giáo toàn cầu có một số đặc điểm nổi trội: không hề có sự gắn kết về tổ chức; chỉ cần phù hợp với đường lối chung, với các quy định hành động chung, dưới danh xưng chung và nhằm mục đích chung.
Abu Musab giải thích: mỗi tiểu tổ gồm một hay vài người, tạo thành một đơn vị độc lập hoàn toàn dưới quyền chỉ huy của một người - chức danh là “Amir”.
Việc điều hành hoàn toàn độc lập và trực tiếp; không cần đến một hình thức liên hệ nào với tổ chức. Tiểu tổ tự chọn mục tiêu, tự tấn công và tự quảng bá bằng bất cứ phương tiện nào.
Về trang bị vũ khí: đó là vũ khí của “chiến tranh nhân dân” - vũ khí của chiến tranh du kích dân sự. Vũ khí hết sức đơn giản và sử dụng hết sức dễ dàng.
“Con sói đơn độc” là chiến thuật mà người thực hiện tham gia thánh chiến rất nhanh chóng, lao vào chiến đấu ngay, tự huấn luyện bằng nỗ lực hoàn toàn cá nhân. Thậm chí Abu Musab còn bày vẽ: không nên mở rộng tiểu tổ, không nên phát triển thêm tổ nhóm khác để tránh dễ bị phát hiện.
Chiến thuật “tiểu tổ” này rất phù hợp với hoàn cảnh eo hẹp về khả năng tài chính và điều kiện huấn luyện.
Abu Musab viết: “Tuyệt đại bộ phận tín đồ Hồi giáo chỉ có thể thực hiện những việc đơn giản không đòi hỏi trình độ tác chiến phức tạp. Nhưng các việc nhỏ này lại có tầm quan trọng lớn. Đó là có thể thực hiện đồng thời nhiều vụ, tại nhiều địa bàn khác nhau, gây tiếng vang rộng khắp và khiến kẻ thù mất ăn mất ngủ”.
Nhiều cơ quan tình báo phương Tây đã bắt đầu nhìn nhận sự lan tỏa của chiến lược mới này của lực lượng khủng bố IS.
Đó cũng chính là mối lo khiến họ mất ăn mất ngủ khi có cảnh báo rằng thời điểm IS đang bị dồn đuổi trên các chiến trường chính ở Trung Đông, chúng sẽ phân tán ra để tấn công trả đũa ngay trong lòng các nước mà chúng cho là thù địch.
Abu Musab al-Suri là ai?
Hắn có tên thật là Mustafa Sethmariam Nasar, sinh năm 1958 tại thành phố Aleppo - trung tâm công thương nghiệp lớn nhất ở miền bắc Syria. Y tốt nghiệp kỹ sư công nghệ thuộc Viện đại học Aleppo.
Ngoài 20 tuổi, Abu Musab gia nhập tổ chức thánh chiến mang tên “Tiền phong chiến đấu” (Talee’a Muqatila) của phong trào Anh em Hồi giáo (AEHG) tại Syria. Abu Musab chuyên sâu về kỹ nghệ chất nổ, chiến tranh du kích đường phố và các phi vụ đặc biệt.
Hắn tham gia huấn luyện tại các căn cứ của cánh quân sự thuộc tổ chức AEHG ở Jordan và tại các trại huấn luyện của tổ chức này ở Baghdad (Iraq).
Trong thời gian bạo loạn diễn ra ở tỉnh Hamah chống chính quyền Syria hồi đầu thập niên 1980, ban lãnh đạo AEHG Jordan bổ nhiệm Abu Musab làm ủy viên bộ chỉ huy quân sự tối cao và phó tư lệnh quân khu tây - bắc Syria.
Từ đó, hắn chuyên trách “sự nghiệp thánh chiến” tại lãnh thổ mà Hồi giáo nguyên gốc gọi là “nước Sham” (bao gồm Syria, Libăng, Jordan). Chức phận mới này đưa Abu Musab đến Afghanistan trong giai đoạn thánh chiến chống quân đội Xô viết.
Tại Peshawar, Abu Musab được chiêu mộ vào tổ chức “những kẻ khủng bố người Ả Rập” và chuyên huấn luyện kinh nghiệm chiến đấu cho các chiến binh Ả Rập mới đến Afghanistan tham gia thánh chiến.
Abu Musab trở thành người của al-Qaeda ngay từ thời gian đầu của tổ chức này tại Afghanistan, được coi là một trong những người thân cận của Osama Bin Laden.
Abu Musab bị quân đội Mỹ bắt giam ở Pakistan năm 2005 và di lý về Syria đầu năm 2012, trao cho chính quyền al-Assad giam giữ. Nhưng hắn đã được phóng thích sau đó để rồi gia nhập IS và trở thành tư lệnh quân sự cao nhất của IS hiện nay. (TT)
Mỹ: Xả súng khiến 4 người thương vong
Một vụ xả súng đã xảy ra ở Austin, bang Texas khiến 1 người phụ nữ thiệt mạng tại hiện trường, trong khi 3 nạn nhân khác được chuyển đến một trung tâm y tế.
Theo báo cáo của cảnh sát, một người phụ nữ trong độ tuổi 30 đã thiệt mạng sau vụ xả súng. Vụ việc diễn ra tại bên ngoài quán bar và câu lạc bộ trên phố Đông 6 và đại lộ San Jacinto vào lúc 2h sáng (giờ địa phương).
Cảnh sát địa phương khuyến cáo người dân trách xa khu vực này. Hiện tên xả súng vẫn chưa bị tiêu diệt.