Putin: 'Hỗ trợ chính quyền Syria là cách duy nhất chấm dứt chiến tranh'
Triều Tiên buộc tội Hàn Quốc “khiêu khích quân sự”
Học thuyết quân sự của Ukraine coi Nga là mối đe dọa chính
Ngân hàng Úc đóng tài khoản các công ty tiền ảo
Trung Quốc tổ chức họp với các bộ trưởng quốc phòng ASEAN
Tin thế giới đọc nhanh chiều 25-09-2015
- Cập nhật : 25/09/2015
Thủ tướng Abe cam kết đưa GDP của Nhật Bản lên 5.000 tỷ USD
Tuyên bố trên được Thủ tướng Abe đưa ra tại buổi họp báo ở trụ sở Đảng Dân chủ Tự do (LDP) sau khi ông chính thức được tái bổ nhiệm là Chủ tịch đảng thêm nhiệm kỳ ba năm nữa.
Thủ tướng Abe nêu rõ: "Tôi muốn hướng tới việc xây dựng quốc gia có tầm nhìn vào tương lai. Chúng ta đang chuyển sang giai đoạn hai của chính sách Abenomics."
Thủ tướng Abe nhấn mạnh sẽ nỗ lực gấp đôi để đưa chính sách của ông sang giai đoạn khác với ba cột trụ chính là mở rộng kinh tế, hỗ trợ nuôi dạy trẻ em và cải thiện an sinh xã hội.
Ông cũng cam kết sẽ tạo dựng một xã hội không có ai phải nghỉ việc để chăm sóc người cao tuổi, trong bối cảnh dân số Nhật Bản đang bị lão hoá và lực lượng lao động ngày càng giảm.
Chủ tịch Fed nêu rõ kế hoạch tăng lãi suất vào cuối năm
Tốc độ tăng lãi suất sẽ chậm sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ 2006.
“Hầu hết các thành viên Ủy ban thị trường mở FOMC, trong đó có tôi, đều tin tưởng rằng đợt tăng lãi suất đầu tiên sẽ vào cuối năm nay,theo sau đó là thắt chặt chính sách tiền tệ một cách từ từ. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế có đột biến, đánh giá chính sách tiền tệ của chúng tôi sẽ thay đổi.
Người đứng đầu Fed thừa nhận, kinh tế Mỹ vẫn đối mặt với nhiều thách thức khi lạm phát vẫn dưới mục tiêu 2 do giá dầu giảm, USD mạnh lên.
Tuyên bố trên được đưa ra chỉ một tuần sau khi Fed quyết định giữ nguyên lãi suất gần 0% với lý do biến động kinh tế tài chính toàn cầu gần đây có thể tác động tiêu cực tới lạm phát và tăng trưởng của Mỹ, đặc biệt sau khi Trung Quốc bất ngờ phá giá nhân dân tệ hôm 11/8.
Mặc dù không có gì thay đổi đáng kể sau 1 tuần qua, nhưng bà Yellen cuối cùng đã thừa nhận bà tin chắc rằng sẽ tăng lãi suất vào cuối năm nay, Tom Porcelli, kinh tế trưởng tại RBC Capital Markets nhận định. Cũng theo chuyên gia này, Fed có thể tăng lãi suất vào tháng 12 tuy nhiên, Fed vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức từ nay tới thời điểm đó.
Chứng khoán toàn cầu giảm phiên thứ 5 liên tiếp
Giới đầu tư toàn cầu bán tháo các tài sản rủi ro như chứng khoán sau vụ bê bối của Volkswagen kèm những lo ngại về kinh tế thế giới.
Tại Mỹ, các chỉ số chứng khoán cơ bản đồng giảm do lo ngại về tăng trưởng toàn cầu nói chung và kinh tế Mỹ nói riêng. Giới đầu tư cũng giữ tâm lý giao dịch thận trọng trước buổi phát biểu của Chủ tịch Fed.
Cụ thể, S&P 500 và Dow Jones lần lượt giảm 0,34% và 0,48%, chỉ số Nasdaq giảm 0,38% với tổng 7,8 tỷ cổ phiếu được giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ.
Giới đầu tư tại Mỹ khá thất vọng với những tín hiệu gần đây của nền kinh tế. Theo đó, số đơn đặt mua hàng hóa bền lâu giảm mạnh 2% trong tháng 8 và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc vào ngày 19/9 tăng 3.000 đơn lên 267.000 đơn.
Tại châu Âu, vụ bê bối của Volkswagen vẫn ảnh hưởng đến niềm tin đầu tư của cả thị trường. Chỉ số FTSE của London giảm 1,2% trong khi DAX của Frankfurt và CAC của Paris giảm gần 2%. Kết quả là, FTSEurofirst 300 giảm 2,15% xuống thấp nhất kể từ đầu tháng 1/2015.
Tại châu Á, các thị trường lớn như Nhật Bản, Hong Kong đồng giảm mạnh. Chỉ số Nikkei và Hang Seng lần lượt giảm 2,8% và 1%.
Trong đó, chỉ số Nikkei hiện ở mức thấp nhất hơn 2 tuần sau 3 phiên liên tiếp ngừng giao dịch. Vừa mở cửa giao dịch trở lại, giới đầu tư Nhật Bản gặp ngay phải những tín hiệu không khả quan từ kinh tế Mỹ và Trung Quốc, dẫn tới hứng thú đầu tư suy yếu.
Thị trường bán tháo USD trước lo ngại về kinh tế toàn cầu
Những lo ngại về tình hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã kích hoạt làn sóng bán tháo các tài sản rủi ro, dẫn tới USD đồng loạt giảm so với cả yên và euro.
Trong đó, euro tăng 0,33% so với USD lên 1,1223 USD; và USD giảm 0,25% so với yên xuống 120,01 yên sau khi xuống thấp nhất gần 1 tuần trong đầu phiên.
Ngoài ra, USD cũng giảm mạnh so với các đồng tiền của khối thị trường mới nổi như peso (Mexico), real (Brazil), franc (Thụy Sĩ).
Giới đầu tư tiếp tục bán USD và các tài sản rủi ro khác như chứng khoán Mỹ do lo ngại rằng, kinh tế Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác có thể sẽ tiếp tục suy yếu sâu hơn.
Tháo chạy khỏi USD, thị trường bắt đầu dồn vốn sang các đồng tiền có lợi suất thấp như euro và yên. Kể từ khi Fed cho biết sẽ thắt chặt chính sách bằng việc nâng lãi suất, USD mất dần sức hút là đồng tiền để huy động vốn đối với thị trường, theo nhận định của giới chuyên gia.
HSBC: Cơn hoảng loạn chứng khoán Trung Quốc sắp qua
So với mức đỉnh hồi tháng 6, con số dư nợ ký quỹ trên các sàn Thượng Hải và Thâm Quyến đã giảm 60%, xuống còn 147 tỷ USD. Giờ đây lượng vốn đi vay mượn chỉ chiếm 2,8% tổng vốn hóa của toàn thị trường, giảm mạnh so với mức kỷ lục 4,5% và chạm đáy thấp nhất 10 tháng.
“Thời gian tồi tệ nhất với TTCK Trung Quốc đã qua đi. Quá trình giải chấp gần như đã kết thúc”, Steven Sun – chuyên gia phân tích đến từ ngân hàng HSBC – nhận định.
Tháng 6, khi chứng khoán Trung Quốc chuyển từ trạng thái bùng nổ sang đổ vỡ, các nhà giao dịch đã bắt đầu giảm nợ với dự đoán các cổ phiếu đang ở mức giá không hợp lý. Hôm 22/9, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định chứng khoán Trung Quốc đã bước vào giai đoạn tự phục hồi và các nhà hoạch định chính sách tự tin rằng thị trường đã đủ mạnh để tự đứng vững khi Chính phủ rút bớt các biện pháp hỗ trợ.
Kể từ đầu tháng 9 tới nay, chỉ số Shanghai Composite chỉ thay đổi nhẹ sau khi giảm tới 40% so với mức đỉnh được lập hồi tháng 6.
HSBC cũng nhận định các cổ phiếu loại A (cổ phiếu niêm yết trên thị trường đại lục) vẫn sẽ “mắc kẹt” vì chúng đang có giá trị ở mức khá cao so với các cổ phiếu niêm yết ở Hồng Kông. Theo tính toán của Bloomberg, đối với các cổ phiếu niêm yết ở cả hai sàn, trung bình mức giá ở Thượng Hải đắt gấp đôi so với ở Hồng Kông.