Triều Tiên dọa tấn công phủ đầu Mỹ, Hàn Quốc
Mỹ tố cáo radar trên đảo nhân tạo, Trung Quốc hung hăng
Wikileaks tố NSA nghe lén tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
Trung Quốc cảnh báo nguy cơ rạn nứt quan hệ với Hàn Quốc
Thái Lan bác đề nghị đối thoại với ông Thaksin
Tin thế giới đọc nhanh trưa 24-09-2015
- Cập nhật : 24/09/2015
Ấn - Mỹ thắt chặt thêm quan hệ hợp tác chiến lược
Ngày 22-9, Ấn Độ và Mỹ đã thống nhất được với nhau về những biện pháp thắt chặt quan hệ hợp tác an ninh, kinh tế giữa hai nước, một phần của mục tiêu tham vọng: tăng gấp năm lần hợp tác thương mại.
Tổng thống Barack Obama tiếp đón thủ tướng Narenda Modi tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ngày 30-9 năm ngoái - Ảnh: Reuters
Theo AFP, các quan chức cấp cao của hai nước đã bày tỏ lạc quan sau hai ngày đàm phán với cơ chế đối thoại chiến lược và thương mại Mỹ - Ấn Độ đã được tổng thống Barack Obama và thủ tướng Narenda Modi khởi động từ hồi tháng giêng năm nay.
Vòng đàm phán lần này diễn ra vào đúng ngày chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Mỹ trong chuyến công du của ông Tập. Nó cũng diễn ra hai ngày trước khi thủ tướng Modi tới Mỹ, nhưng các quan chức Washington khẳng định họ không có ý định tăng cường hợp tác với Ấn Độ để đối đầu với Trung Quốc.
Thay vì thế, họ ca ngợi điều mà chính quyền tổng thống Obama gọi là sự “định nghĩa mối quan hệ của thế kỷ 21” với các thỏa thuận chống khủng bố, chống biến đổi khí hậu và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, công nghệ cao và quốc phòng.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói: “Quan hệ Mỹ - Ấn Độ là điểm sáng trong bối cảnh quốc tế. Tổng thống Obama hết sức quan tâm tới mối quan hệ và tình hữu nghị này. Chúng tôi đã lên các ý tưởng mới để củng cố thêm nữa sự hợp tác của hai nước trong các lĩnh vực khác nhau”.
Các quan chức Ấn Độ cho biết ưu tiên hàng đầu của họ trong các cuộc đối thoại vừa qua là tăng cường hợp tác thương mại và thu hút đầu tư, nhưng cũng hoan nghênh một quyết tâm chung trong công cuộc chống khủng bố. Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj nói: “Chúng tôi đã có một cuộc trao đổi về các quan điểm rất hiệu quả”.
Cuộc đối thoại chiến lược vừa rồi cũng đã lên lịch cho cuộc gặp tới đây giữa tổng thống Barack Obama và thủ tướng Modi tại New York bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Ông Modi sẽ tới Mỹ từ ngày 24-9 trong chuyến công du bốn ngày.(Tuổi Trẻ)
Trung Quốc khó chịu với phát biểu về Biển Đông của tân thủ tướng Úc
Trung Quốc đã tỏ ra khó chịu với lời chỉ trích của tân Thủ tướng Úc Malcom Turnbull về hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp của nước này tại Biển Đông, tờ The Guardian (Anh) đưa tin ngày 22.9.
Tân Thủ tướng Úc phát biểu tại một sự kiện ở Canberra, người đứng kế bên là Ngoại trưởng Julie Bishop - Ảnh: AFP
Hàn Quốc điều UAV giám sát hoạt động quân sự của Triều Tiên
Hàn Quốc sẽ triển khai UAV ở khu vực biên giới để giám sát hoạt động quân sự của Triều Tiên - Ảnh: AFP
Trung Quốc thường mất hợp đồng bán vũ khí vì phương Tây
Mặc dù là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 3 thế giới, Trung Quốc thường xuyên gặp khó khăn trong việc giành hợp đồng buôn bán do sự cạnh tranh và phản đối khốc liệt từ các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Ông Hoàng Đông, viện trưởng Học viện Quân sự Quốc tế Macau, bình luận trên tờ Minh Báo (Hồng Kông) rằng Trung Quốc đang tuyệt vọng trong việc tìm kiếm khách hàng cho mẫu tàu ngầm S-20 của nước này (được cho là phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm lớp Nguyên, Type 039A) và mẫu S-26T. Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nước nào ký kết mua 2 loại tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel-điện này.
Ai Cập, bạn hàng từng mua tàu ngầm Trung Quốc vào những năm 1980, được cho là khách hàng tiềm năng của Bắc Kinh, nhưng nước này vẫn đang đọ giá giữa tàu Trung Quốc và tàu Đức, Sina cho hay.
Tương tự, vào tháng 8, có nhiều thông tin cho rằng Pakistan đã ký kết thỏa thuận mua 8 tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất, tuy nhiên sau đó truyền thông phương Tây loan tin 2 bên vẫn chưa có được thỏa thuận cuối cùng.
Ông Hoàng cho rằng Pakistan đang đàm phán với nhiều quốc gia khác nhằm gây sức ép buộc Trung Quốc hạ giá bán và Bắc Kinh rất bực bội với “chiêu trò” này.
Một ví dụ khác về khó khăn trong việc tìm đường thâm nhập sâu vào thị trường vũ khí thế giới của Trung Quốc là trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ từ chối mua hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc sau khi tỏ ra quan tâm loại vũ khí này, Sina cho hay. (Thanh Niên)
Năm cảnh sát Trung Quốc bị đâm chết ở Tân Cương
Trung Quốc bố trí lực lượng cảnh sát vũ trang đông đảo ở Tân Cương đối phó các vụ bạo loạn ở đây - Ảnh: Reuters