Tàu Nhật Bản chuẩn bị giám sát đảo nhân tạo trên biển Đông?
Philippines bác bỏ chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với biển Đông
Triều Tiên lệnh cho nam giới để tóc kiểu Kim Jong-un
Mỹ có luật chính sách quốc phòng mới
Mỹ phản đối Úc cho Trung Quốc thuê cảng
Tin thế giới đọc nhanh chiều 26-11-2015
- Cập nhật : 26/11/2015
John McCain kêu gọi nhiều nước tuần tra đảo nhân tạo như Mỹ
"Tôi nghĩ tất cả các nước cần có quyền được đi lại trên biển ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép", ông McCain nói trong cuộc phỏng vấn đăng hôm qua trên báo Nhật Asahi Shimbun. Ông trả lời cho câu hỏi liệu Nhật Bản có nên triển khai các tàu thuộc lực lượng phòng vệ hàng hải vào trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông hay không.
Khi được hỏi liệu ông có nghĩ sẽ tốt hơn khi các nước khác, trong đó có Nhật, tham gia thực hiện quyền này cùng Mỹ hay không, McCain trả lời: "Về lý tưởng, tôi mong thấy một số nước khác làm điều đó, trong đó có Việt Nam, Philippines và thậm chí cả Indonesia".
Ông cho rằng tất cả các nước trên có lợi ích trong việc đảm bảo lưu thông trên Biển Đông, một trong những đường giao thương lớn nhất thế giới, không bị cản trở, đảm bảo các nước đều có thể sử dụng các đường hàng hải trên vùng biển quốc tế.
"Tôi nghĩ rằng Trung Quốc, khi đối mặt với sự thống nhất đó, sẽ không có hành động nào để ngăn chặn", ông nói.
ASEAN thay đổi chiến lược đối phó Trung Quốc ở Biển Đông
Lãnh đạo các nước ASEAN và Mỹ chụp ảnh lưu niệm sau một cuộc họp bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN hôm 21/11. Ảnh: Reuters
Theo WSJ, suốt 13 năm qua, các nước Đông Nam Á cùng cố gắng để xây dựng một khuôn khổ nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc. Nhưng cách tiếp cận này có vẻ đang bị lu mờ trước một chiến lược mới, các quan chức cấp cao tham dự cuộc họp cấp cao tại Malaysia nhận xét. Giờ đây, ASEAN muốn tăng hợp tác giữa những nước đang lo ngại trước các hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông.
"Họ không từ bỏ niềm tin vào ASEAN", một nhà ngoại giao tham gia cuộc họp của 10 nước thành viên Đông Nam Á nói. "Tuy nhiên, một số nước đang muốn tìm cách riêng, với hy vọng không làm tình hình xấu đi".
Mặc dù Trung Quốc đã tham gia vào các cuộc đối thoại để xây dựng một bộ quy tắc ứng xử (COC) nhằm kiềm chế hành động của các quốc gia tại Biển Đông, Bắc Kinh liên tục mở rộng tầm kiểm soát, thậm chí xây đảo nhân tạo tại các bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Bộ quy tắc ứng xử này giống như một cuộc thi sắc đẹp. Mọi người tham gia nó đều nói về hoà bình, nhưng họ hoàn toàn thiếu hành động thực chất", William Choong, một chuyên gia về an ninh khu vực tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Singapore, nhận xét.
Sự thay đổi trong chiến lược của các nước Đông Nam Á mang dấu ấn ảnh hưởng của Tổng thống Mỹ Obama. Ông đã ký một bản ghi nhớ hợp tác chiến lược Mỹ - ASEAN trước khi Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á - diễn đàn hàng đầu về địa chính trị ở khu vực này, nhằm thúc đẩy hơn nữa chính sách "tái cân bằng" lợi ích của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Bản hợp tác được ký gần như ngay sau khi Mỹ thực thi hành động "thể hiện tự do hàng hải và hàng không" ở Biển Đông. Việc Mỹ điều tàu tuần tra áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng khiến một số nước như Malaysia và Philippines hoan nghênh, đồng thời châm ngòi tức giận từ Bắc Kinh.
"Để khu vực ổn định, các bên tranh chấp cần phải dừng việc xây dựng, cải tạo và quân sự hoá khu vực tranh chấp", ông Obama nói với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á trong một cuộc họp hôm 21/11.
Về lý thuyết, quá trình đàm phán về bộ quy tắc ứng xử vẫn đang diễn ra, bởi Trung Quốc và ASEAN đều sẽ bẽ mặt nếu phải thừa nhận rằng họ thất bại sau khi mất nhiều thời gian mà không đi đến kết quả, ông Richard Javad Heydarian, chuyên gia an ninh tại Đại học De La Salle ở Manila, nhận xét. "ASEAN phải tiếp tục quá trình đàm phán bộ quy tắc với Trung Quốc nhằm duy trì sự đoàn kết, cho dù có thể lỏng lẻo", ông nói.
Ngay cả các quan chức ASEAN cũng thừa nhận rằng quyết tâm đi đến một giải pháp chính trị toàn diện với Trung Quốc đôi khi không phù hợp với thực tế. "Chúng tôi thấy vẫn còn khoảng cách giữa những cam kết ngoại giao và chính trị với thực tiễn trên biển", Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Một nhà ngoại giao cho biết một số nước Đông Nam Á vấn thấy giá trị chiến lược của quá trình đàm phán chập chờn đã kéo dài 13 năm này, và đang vận động các nước thành viên tiếp tục thương thảo về COC vào đầu năm 2016. Họ muốn buộc Trung Quốc hoặc phải nhượng bộ, hoặc bị vạch trần là trở ngại chính trên con đường tìm kiếm giải pháp chính trị.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói rằng Bắc Kinh vẫn thực sự muốn tham gia vấn đề này. "Trung Quốc đã làm việc rất tích cực, đễ hỗ trợ việc thảo luận về một bộ quy tắc ứng xử. Chúng tôi đã bỏ thời gian, tiền bạc và tổ chức một vài cuộc họp nhằm thúc đẩy việc đàm phán", ông nói hôm 22/11.
ASEAN đã không đưa ra được bộ quy tắc ứng xử kịp thời để ngăn Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo. Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung nói rằng "điều này hơi muộn". Tuy nhiên, ông cho biết Việt Nam vẫn muốn xây dựng các quy định có tính ràng buộc pháp lý về việc các bên tranh chấp "không được làm những gì" trong tương lai. Ông kêu gọi Trung Quốc tham gia đàm phán một cách nghiêm túc để đạt được kết quả thực chất càng sớm càng tốt.
Vì quá trình đàm phán mãi chưa có kết quả, các nước tranh chấp với Trung Quốc đang thực hiện những việc nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Ví dụ, Philippines kiện Trung Quốc ra Toà Trọng tài Quốc tế tại The Hauge, và cuối tuần trước ký kết hợp ước chiến lược với Việt Nam và Australia. Mỹ hứa sẽ cung cấp trang thiết bị quân sự cho Manila và phía Nhật Bản cũng có thể sẽ làm điều tương tự. Việt Nam cũng tăng cường quan hệ với Tokyo và Washington.
Trong trường hợp không thể có một cơ chế pháp lý giữa các bên để ngăn chặn tình hình xấu đi ở Biển Đông, một số quan chức ngoại giao cho biết họ sẽ không chỉ dựa vào ASEAN, mà sẽ dựa cả vào Mỹ để thực thi tự do hàng hải ở Biển Đông.
Thổ Nhĩ Kỳ mạo hiểm trong mối quan hệ với Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) hôm 23/9 tiếp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Điện Kremlin. Ảnh: PPIO
Thổ Nhĩ Kỳ ngày 24/11 bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga, nối dài chuỗi xung đột giữa hai quốc gia kể từ khi Nga triển khai không kích ở Syria. Chiến dịch quân sự của Moscow được cho là nhằm cả vào những ngôi làng của người Turk ở khu vực tây bắc Syria. Điều này khiến Ankara giận dữ.
Vụ bắn rơi máy bay là lần va chạm đầu tiên giữa một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin can thiệp quân sự vào Syria hồi cuối tháng 9. Kịch bản đối đầu nguy hiểm mà NATO và liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu muốn tránh xa nay trở thành hiện thực.
Thổ Nhĩ Kỳ trước đây nhiều lần thể hiện quan ngại về việc Nga không kích các mục tiêu người Turk. Đây là một nhóm người thiểu số theo đạo Hồi dòng Sunni mà nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ coi như họ hàng. Sự tồn tại của cộng đồng này có ý nghĩa quan trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Giống Ankara, người Turk cũng có quan điểm chống chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Phiến quân người Turk cho rằng việc Nga mở rộng hoạt động quân sự sang vùng Latakia, tây Syria, sát với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ là nhằm hỗ trợ quân đội chính phủ Syria, lực lượng Hezbollah của Lebanon và các lực lượng Hồi giáo dòng Shiite của Iran.
Thổ Nhĩ Kỳ cuối tuần trước triệu tập đại sứ Nga để phản đối những trận không kích "dữ dội" vào các ngôi làng người Turk. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho biết Ankara đã yêu cầu Moscow chấm dứt ngay lập tức các hoạt động quân sự sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
"Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng hoạt động quân sự của Nga không phải chống khủng bố mà là chống lại dân thường người Turk. Hành động này có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường", Guardian dẫn thông báo từ bộ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho hay. Bộ này cũng thêm rằng Nga còn đánh bom các ngôi làng người Turk ở khu vực Bayır-Bucak, tây bắc Syria, gần biên giới tỉnh Hatay của Thổ Nhĩ Kỳ.
Đối với Ankara, khu vực người Turk ở tây bắc Syria mang ý nghĩa chiến lược. Nó như một vùng đệm ngăn chặn sự bành trướng của các lực lượng quân sự người Kurd ở Syria. Những lực lượng này được cho là có liên hệ với tổ chức Đảng Công nhân người Kurd (PKK) - lực lượng chống chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ hàng chục năm qua.
Báo giới Thổ Nhĩ Kỳ thống kê chỉ trong tuần vừa qua đã có hàng nghìn người dân ở 50 ngôi làng người Turk buộc phải rời bỏ khu vực Gimam, vùng Latakia. Các báo cáo cũng cho thấy nhiều người tị nạn Turk phải tháo chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ qua tỉnh Hatay.
Omer Abdullah, thủ lĩnh Lữ đoàn Sultan Abdulhamit người Turk, đã kêu gọi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp nhằm chấm dứt các trận không kích kéo dài cả tháng qua, hãng thông tấn Cihan đưa tin.
"Chúng tôi đang cố chịu đựng những cuộc tấn công khủng khiếp ấy và rất cần sự trợ giúp từ Thổ Nhĩ Kỳ", Abdullah nói. "Những người anh em Turk của tôi đang bị sát hại mỗi ngày và chúng tôi cần sự hỗ trợ của chính phủ. Tại sao lại bỏ mặc chúng tôi thế này?".
Cơ quan Tình báo Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (MIT) cũng bị cáo buộc tuồn lậu vũ khí cho các lực lượng người Turk hồi đầu năm. Tờ Cumhuriyet ngày 29/5 đưa ra một báo cáo trong đó chứa nhiều bức ảnh các xe tải được cho là của MIT đang chở vũ khí lậu.
Ngoài ra, giới phân tích đánh giá sự can thiệp quân sự của Nga tại Syria còn khiến Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cảm thấy bất mãn. Ông này từng thề hạ bệ Tổng thống Assad khi những nỗ lực hoà giải nội chiến hồi năm 2011 do Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng bị Syria khước từ.
Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đều cho rằng sự hiện diện của Nga sẽ làm tình hình thêm rối ren, kéo dài cuộc nội chiến tại Syria và làm trầm trọng hơn vấn đề tị nạn ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Đến nay có hơn hai triệu người Syria di cư qua con đường này.
Bình luận viên Simon Tisdall nhận định ông Erdogan có lẽ còn cảm thấy không hài lòng vì hồi tháng 9 không được tham vấn về dự định của Nga ở Syria trong phiên làm việc với Tổng thống Putin ở Moscow.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có quá khứ căng thẳng vì nhiều tranh chấp, ví như việc Nga hỗ trợ Nagorno - Karabakh ly khai khỏi Azerbaijan, cuộc chiến giữa người Ottoman ở Thổ Nhĩ Kỳ và người Tsarist ở Nga những năm 1877 - 1878... Mối quan hệ được cải thiện tương đối trong những năm gần đây nhờ các thoả thuận về năng lượng và giao thương giữa hai nước.
Nhưng cũng vì thế mà sự phụ thuộc của Thổ Nhĩ Kỳ vào Nga ngày càng gia tăng. Nga hiện là đối tác lớn thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ và 60% khí tự nhiên nước này tiêu thụ đều đến từ Nga.
Chính vì vậy, ông Erdogan chắc chắn không mong muốn sự cố biên giới lần này vượt khỏi tầm kiểm soát. Nhưng những diễn biến tiếp theo sẽ chịu tác động của nhiều bên liên quan và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể tự định đoạt, Tisdall bình luận.
Dân Nga tức giận ném đá, trứng vào Đại sứ quán Thổ
Theo AFP, nhiều người Nga đã tụ tập và tấn công cơ quan đại diện của Thổ Nhĩ Kỳ tại Matxcơva để phản đối vụ bắn rơi máy bay Su-24 ngày 24-11 vừa qua.
Từ vài cuộc tập trung nhỏ phản đối hành động của Thổ Nhĩ Kỳ về vụ bắn rơi máy bay Su-24, đoàn người biểu tình ngày càng trở nên đông đảo và biến thành một cuộc tấn công nhằm vào toà Đại sứ.
Theo phóng viên Sputnik News có mặt tại hiện trường, đám đông liên tục ném đá, thuốc màu và trứng vào toà nhà, làm vỡ cửa kính và gây ra nhiều thiệt hại nhỏ.
Trước khi vụ việc trở nên nghiêm trọng, cảnh sát thủ đô đã tiến hành bao vây khu vực và bắt giữ vài đối tượng quá khích.
Cư dân mạng Thổ Nhĩ Kỳ “đứng về phía Nga”
Không chỉ là vấn đề trị sự được giới quan chức tập trung thảo luận, vụ tấn công máy bay Nga cũng thu hút sự chú ý lớn của tầng lớp thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo những gì được chia sẻ trên mạng, có thể thấy hầu hết những người này đều đứng về phía Nga và lên án hành động của chính quyền Ankara.
Dùng hashtag tiếng Nga là #StablnTheBack (đứng về phía Nga), hàng loạt tài khoản mạng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện:
“Trên cương vị là một người Thổ Nhĩ Kỳ, tôi xin lỗi vì hành động của chính phủ nước mình ngày hôm nay vì đã bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga. Nước Nga yêu quý, nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phía các bạn” - một tài khoản mang tên Tolga Tugcu viết.
“Những kẻ ủng hộ IS đều là kẻ thù chung của chúng ta, đặc biệt là chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Xin lỗi vì thất bại của chúng tôi” - một tài khoản khác là Almora thể hiện.
Nhiều cuộc tranh luận về quyết định bắn hạ máy bay Nga của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng bùng nổ trên hàng loạt trang mạng xã hội ở nước này, đặc biệt là trang Twitter tiếng Anh và tiếng Thổ.
Theo Sputnik News, đa phần các ý kiến được đưa ra đều tỏ thái độ ủng hộ Nga và thất vọng vì hành động của Thổ Nhĩ Kỳ.
“Tôi tin rằng chúng ta đang phải đối mặt, kể cả trong chính sách đối nội và đối ngoại, với chính quyền nguy hiểm nhất trong lịch sử đất nước, bởi vì giờ đây chúng ta không thể đoán trước được họ sẽ làm gì tiếp theo”.
Các hãng hàng không Nga bị cấm bay qua không phận Ukraine
Ngày 25-11, căng thẳng giữa Kiev và Matxcơva tiếp tục leo thang khi chính quyền Ukraine ra lệnh cấm tất cả các hãng hàng không Nga bay qua không phận nước này.
Theo AFP, chính quyền Kiev ra tuyên bố trên chỉ vài giờ sau khi Nga cho biết sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine từ ngày mai 26-11. Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk khẳng định lệnh cấm bay đối với Nga là cần thiết vì “Matxcơva có thể dùng không phận của Kiev để gây hấn”.
“Đây là vấn đề an ninh quốc gia và là sự phản ứng đối với các hành động hiếu chiến của Nga” - ông Yatsenyuk nhấn mạnh. Trước đó ngày 25-10 Ukraine đã cấm các hãng hàng không Nga bay tới nước này. Sau đó Matxcơva trả đũa bằng lệnh cấm tương tự.
Tuy nhiên từ đó đến hôm nay chính quyền Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko vẫn để các hãng hàng không Nga bay qua không phận Ukraine sang nước khác. Thủ tướng Yatsenyuk giải thích quyết định mới được đưa ra một phần do leo thang xung đột ở miền đông.
Theo quân đội Ukraine, trong 24 giờ qua lực lượng Kiev tiếp tục đụng độ với quân ly khai ở miền nam và một binh sĩ nước này đã thiệt mạng.
Hôm qua tập đoàn khí đốt Nga Gazprom thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine vì Kiev không trả nợ đúng hạn. Đây là lần thứ hai Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine trong năm nay, lần đầu tiên là hồi mùa hè.