Mỹ bị nghi lập căn cứ không quân ở Syria
Khoảng 1/3 dân Đức muốn chính phủ đóng cửa biên giới
Trung Quốc - Iran thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
Mỹ kêu gọi ra đòn quyết định nhằm vào IS tại Libya
Washington không công nhận 5 lãnh sự danh dự Nga, Moscow phẫn nộ
Tin thế giới đọc nhanh trưa 23-01-2016
- Cập nhật : 23/01/2016
Mỹ nghi Nga lập căn cứ không quân gần Thổ Nhĩ Kỳ
CNN dẫn lời các quan chức cho biết Mỹ đã thấy một số lượng "hạn chế" các viên chức quân sự Nga xem xét một căn cứ không quân ở Qamishli, Syria, có thể nhằm xác định xem họ sẽ sử dụng địa điểm này thế nào trong tương lai.
"Chúng tôi không biết ý định của họ là gì, nhưng đó là điều chúng tôi đang theo dõi sát sao", một quan chức nói và viện dẫn quan hệ rạn nứt giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sau sự cố năm ngoái. F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 Nga vì cho rằng nó xâm phạm không phận.
Quan hệ giữa hai nước vốn đang ở mức thấp và có thể trầm trọng thêm nếu Nga tăng cường hiện diện dọc biên giới, các quan chức nói. Một quan chức cho rằng động thái "rất bất thường".
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) có trụ sở tại Anh, dẫn thông tin từ nguồn địa phương, cho biết Nga đã cử một đội kỹ thuật viên và chuyên gia quân sự cùng các binh sĩ tới để khảo sát căn cứ không quân và các hạ tầng cơ sở khác trong thị trấn có thể để chuẩn bị cho việc triển khai lực lượng.
Hurriyet Daily News dẫn lời phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tugrul Turkes nói: "Dù có bao nhiêu lính Nga đóng quân tại vùng biên giới Qamishli đi nữa, họ không thể là mối đe dọa với Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)".
Theo hãng thông tấn Anadolu, lính Nga sẽ được triển khai tại các khu vực của Qamishli do chính quyền Syria kiểm soát. Nó nằm cách xa căn cứ không quân Nga hoạt động ở Latakia, dọc bờ biển Địa Trung Hải ở Syria.
Các quan chức Mỹ nói họ đang theo dõi sát diễn biến, nhưng đánh giá tình hình hiện chưa ở giai đoạn hết sức quan ngại.
Liên quân chống IS tiêu diệt 22.000 phiến quân
"Con số liên minh đưa ra là khoảng 22.000 người chết từ khi chiến dịch bắt đầu ở Iraq và Syria", Bộ trưởng Jean-Yves Le Drian nói trên kênhFrance24, thêm rằng con số này là "ước lượng".
Ông cũng tỏ ra lạc quan về chuỗi thành công về quân sự chống Nhà nước Hồi giáo (IS) trong những tháng gần đây.
"Chúng ta đã lâu vẫn chưa thấy một cuộc nổi dậy lớn của Daesh", Le Drian nói, sử dụng tên gọi khác của nhóm khủng bố. "Daesh đang ở trong tình thế rất mong manh nhưng chúng ta vẫn phải rất cẩn trọng", ông nói thêm.
Liên minh bắt đầu không kích IS từ mùa hè năm 2014 và tăng cường sau cuộc tấn công của IS tại Paris tháng 11 năm ngoái. Các cuộc tấn công tập trung vào cơ sở sản xuất dầu của IS, nguồn thu chính của nhóm.
Trong một bước thụt lùi lớn của nhóm khủng bố, IS tháng trước mất thành phố Ramadi vào tay lực lượng địa phương do Mỹ hậu thuẫn
Ấn Độ tính đóng siêu tàu sân bay
Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ INS Vikrant đang được đóng tại thành phố cảng Kochi. Ảnh: The Hindu
The Hindu dẫn các nguồn tin hải quân cho hay, tàu sân bay IAC-II chỉ đứng sau các siêu tàu sân bay có trọng tải 100.000 tấn của Mỹ. Nó có khả năng chở tới hơn 50 máy bay.
Việc nghiên cứu tính khả thi của tàu IAC-II vừa bắt đầu và sẽ kéo dài khoảng 8-10 tháng dựa trên thiết kế.
Đây là lần đầu tiên một tàu cỡ lớn như trên được đóng tại Ấn Độ bằng nhiều công nghệ mới. Nước này sẽ tham vấn các công ty nước ngoài có chuyên môn về thiết kế và đóng tàu sân bay từ Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Italy.
Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ INS Vikrant, có trọng tải 40.000 tấn, cũng đang được đóng tại thành phố cảng Kochi, dự kiến đi vào hoạt động tháng 12/2018.
Hai tàu sân bay khác đang phục vụ trong hải quân nước này đều nhỏ hơn và có xuất xứ nước ngoài.
Nga nói khủng bố tại Syria nhận quân tiếp viện từ Thổ Nhĩ Kỳ
Cuộc đàm phán giữa chính phủ Syria và các nhóm đối lập dự kiến diễn ra tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ ngày 25/1.
"Trong những ngày gần đây, đặc biệt đáng chú ý là trước thềm các cuộc đàm phán giữa các bên Syria tại Geneva, các nhóm khủng bố đã tăng cường hoạt động. Rõ ràng, chúng đang cố gắng đảo ngược tình thế trên chiến trường", RT dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, nói.
Theo bà Zakharova, phiến quân Al-Nusra Front và Ahrar ash-Sham đã tiến hành các cuộc tấn công vào lực lượng chính phủ và những nhóm này "có quân tiếp viện lớn từ Thổ Nhĩ Kỳ". Bà cũng nói rằng "khủng bố" đã gia tăng hoạt động ở một số vùng ngoại ô của tỉnh Damascus, Homs và Idlib.
Người phát ngôn cho biết Nga lo ngại về việc Ankara gia tăng xâm nhập quân sự vào Syria, và "không thể loại trừ khả năng các công sự do Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng dọc theo biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị các nhóm chiến binh sử dụng như thành trì".
"Trong khi tất cả các bên tham gia đặt hy vọng vào sự khởi đầu của một cuộc đối thoại có ý nghĩa lớn giữa chính phủ Syria và phe đối lập, các lực lượng bên ngoài tiếp tục giúp đỡ các chiến binh ở Syria, bao gồm các nhóm khủng bố, bằng cách cung cấp cho chúng vũ khí và đạn dược", bà nói thêm.
Chính phủ Syria đã gửi đơn khiếu nại chính thức đến tổng thư ký và chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về "việc xâm nhập lặp đi lặp lại của quân Thổ Nhĩ Kỳ vào khu vực biên giới Syria".
Đức kiểm soát biên giới vô thời hạn để hạn chế người tị nạn
Sau khi tiếp nhận khoảng 1,1 triệu người tị nạn năm 2015, Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere cho biết nước này sẽ không đón nhận nhiều như vậy vào năm 2016.
"Hồi tháng 8 tôi nói rằng khoảng 800.000 người tị nạn có thể đến đây. Và ở Afghanistan, họ hiểu ý đó thành Đức mời 800.000 người Afghanistan tới", ông de Maiziere hôm qua nói với đài truyền hình MDR.
"Khi tôi nói sẽ giảm đáng kể số người tị nạn, thì hàm ý của tôi chính xác là như vậy, và mức năm nay sẽ ít hơn nhiều so với năm ngoái", ông de Maiziere nói thêm.
Từ tháng 9/2015, Đức áp đặt lệnh kiểm soát biên giới tạm thời sau khi hàng nghìn người tị nạn đổ vào Đức thông qua Áo. Quy định này đã nhiều lần được gia hạn và dự kiến được dỡ bỏ sau ngày 13/2. Tuy nhiên, bộ trưởng hôm qua thông báo rằng chính phủ sẽ kéo dài kiểm soát biên giới vô thời hạn. "Chúng tôi sẽ trục xuất tất cả những người không có giấy tờ nhập cảnh hợp lệ và không xin tị nạn ở Đức", ông de Maiziere nói.
Đức nhận trung bình 2.000 người tị nạn mỗi ngày trong tháng một. Ông de Maiziere cho rằng số lượng phải giảm xuống hơn nữa. Theo ông, chính phủ Đức sẽ xem xét một giải pháp toàn châu Âu về vấn đề này, có nghĩa là có thể tiến hành các biện pháp như kiểm soát biên giới, đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ và cung cấp viện trợ ở các khu vực xung đột.
Người dân Đức ban đầu chào đón người di cư, nhưng những sự cố như một loạt vụ tấn công tình dục phụ nữ ở Cologne vào đêm giao thừa đã khiến dư luận tranh cãi về chính sách tiếp nhận họ.