tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 21-03-2016

  • Cập nhật : 21/03/2016

Hàn Quốc lập đơn vị cơ động mới đối phó Triều Tiên

Lực lượng Thủy quân Lục chiến Hàn Quốc đã thành lập một đơn vị cơ động mới có nhiệm vụ tấn công Triều Tiên từ phía sau trong một sự kiện bất ngờ.

luc luong linh thuy danh bo tap the luc tren bo bien.

Lực lượng lính thủy đánh bộ tập thể lực trên bờ biển.

Một quan chức quân đội ngày 20/3 cho biết lực lượng Thủy quân Lục chiến Hàn Quốc đã thành lập một đơn vị cơ động mới có nhiệm vụ tấn công Triều Tiên từ phía sau trong một sự kiện bất ngờ.

Theo quan chức này, đơn vị cấp trung đoàn với 3.000 binh sĩ trên được thành lập ở thành phố duyên hải Pohang phía Đông Nam Hàn Quốc hôm 1/3 vừa qua, được đặt tên là "Spartan 3.000". Các binh sĩ thuộc đơn vị này sẽ trực chiến để triển khai tới tất cả các khu vực trên Bán đảo Triều Tiên trong vòng 24 giờ, có nhiệm vụ phá hủy các cở sở quân sự chính ở hậu phương của Triều Tiên trong những trường hợp bất ngờ.

Ngoài ra, trong thời bình, lực lượng này sẽ được huy động để đối phó với những tình huống và thảm họa khẩn cấp. Quan chức yêu cầu giấu tên trên cho biết thêm: "Trong quá khứ, đơn vị cấp tiểu đoàn như vậy chỉ tốn 24 giờ để triển khai trên khắp Bán đảo Triều Tiên, trong khi đơn vị cấp trung đoàn mất 48 giờ. Tuy nhiên, đơn vị mới này sẽ có khả năng xuất kích trong vòng 24 giờ dù ở cấp trung đoàn".

Các kỹ năng tác chiến trong thời gian chiến tranh của đơn vị mới trên đã được thử nghiệm trong một loạt các cuộc diễn tập chung giữa Hàn Quốc và Mỹ vốn kết thúc hôm 18/3 vừa qua.


Đối thủ dốc tiền, quyết hạ bệ Donald Trump

Ông Trump dẫn đầu với tỷ lệ gấp đôi so ứng viên ở vị trí thứ 2 là ông John Kasich.

Tuy nhiên, cũng chính từ thời điểm đó đến nay, chi phí cho các hoạt động, chương trình quảng cáo với mục tiêu lật đổ ông đã tăng 9 lần lên hơn 63 triệu USD, theo phân tích của ABC News dựa trên số liệu của công ty truyền thông CMAG/Kantar Media.

Số tiền chi cho các chiến dịch để "lật đổ" ông Trump cao gấp 3 lần so với những gì ông đã chi tiêu để vận động tranh cử cho đến nay và cao gấp đôi so với số tiền mà ủy ban vận động tranh cử của ông Jeb Bush, em trai cựu Tổng thống Mỹ George W Bush đã bỏ ra để hỗ trợ ông.

donaldtrumpcnn-65730-1458396071036

Ông Donald Trump vẫn sẽ có thể trở thành ứng viên của Đảng Cộng hòa nếu ông tiếp tục chiến thắng tại các bang Arizona, New York và California - Ảnh: CNN.

Những tuần gần đây, phe phản đối Trump liên tiếp tung ra nhiều chương trình công kích ông khi mà Trump đang tiến xa hơn trên con đường ứng viên đại diện Đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống Mỹ.

Một nguồn tin thân cận với nhóm phản đối Trump cho hay: "Chiến dịch sẽ thay đổi tùy theo từng diễn biến của cuộc tranh cử Tổng Thống Mỹ.

Chúng tôi sẽ tiếp tục chạy các chương trình nói về những "mặt tối" của Trump, ngăn cản ông tiếp tục chiến thắng hoặc đưa ra một chiến dịch công kích Trump trong buổi đại hội của Đảng Cộng hòa sắp tới".

Trong tuần trước và sau khi Trump chiến thắng tại bang New Hampshire, tiền vận động tranh cử của các ứng viên Đảng Cộng hòa cao cấp 6 lần tiến phe phản đối bỏ ra để chống Trump.

Thế nhưng chỉ 3 ngày đầu tiên của tuần vừa qua, phe phản đối Trump đã chi ra ít nhất 7,6 triệu USD, tương đương 2/3 tiền vận động tranh cử của các ứng viên Đảng Cộng hòa.

Chi phí cho các chương trình quảng cáo chống Trump tăng 9 lần trong khoảng thời gian từ nửa sau tháng 2 cho đến trước cuộc tranh cử quan trọng tại bang Florida và Ohio.

Tỷ phú Donald Trump biết rõ người ta đang phản đối mình mạnh mẽ như thế nào, sau chiến thắng mới đây tại bang Florida, ông nói:

"Chưa bao giờ trong lịch sử chính trị Mỹ lại có làn sóng phản đối một ứng viên nào đó mạnh mẽ gay gắt đến như vậy. Tôi không dám khẳng định là 100% nhưng đến 90% những gì họ nói chỉ toàn điều bịa đặt".

Trong tổng số tiền 63 triệu USD được dành cho chiến dịch phản đối Trump có 20 triệu USD đến từ ứng viên Marco Rubio và 10 triệu USD đến từ quỹ ủng hộ ông Jeb Bush.

Cả hai người này đều chạy đua với Donald Trump để giành vị trí ứng cử viên chính thức của Đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống Mỹ.

Thế nhưng đến thời điểm hiện nay khi mà hai ứng viên trên đã mất đi khá nhiều sự ủng hộ và bỏ cuộc, tiền ủng hộ cho quỹ chống Trump còn đến từ nhiều người khác quyết ngăn cản Trump dành được 1.237 phiếu, điều kiện để trở thành ứng viên đại diện của Đảng Cộng hòa.

Bất chấp hàng loạt chương trình quảng cáo chống lại mình, ông Donald Trump vẫn sẽ có thể trở thành ứng viên của Đảng Cộng hòa nếu ông tiếp tục chiến thắng tại các bang Arizona, New York và California.


Mực nước sông Mekong vùng Đông Bắc Thái Lan tăng mạnh

Theo các quan chức thủy lợi tỉnh Nong Khai, Đông Bắc Thái Lan, mực nước sông Mekong chảy qua tỉnh này ngày 19/3 đã tăng 2,7 cm lên 1,8 m. Ngay sau đó, cơ quan thủy lợi tỉnh này đã thông báo cho người dân trong khu vực đề phòng nguy cơ xảy ra lũ.

Phóng viên TTXVN tại Thái Lan cho biết trước đó, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã gửi thư cho Bộ Tài Nguyên và Môi trường nước này thông báo việc Trung Quốc bắt đầu tăng gấp đôi lượng nước xả từ đập Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam từ ngày 15/3 đến ngày 10/4. 
 
Tại tỉnh Nong Khai, Thái Lan hiện đã xây một cửa ngăn sông Mekong và phụ lưu của nó trên địa phận Thái Lan và đào 30 hồ trữ nước gần lưu vực sông này từ năm 2015. Hiện các máy bơm tạm thời đang hút nước từ sông Mê Công với công suất 15m3/giây để cấp nước tưới tiêu cho khu lòng chảo Huay Laung. Bộ Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan cho biết dự kiến sẽ bơm 47 triệu m3 nước trong vòng 3 tháng.
 
Về dài hạn, các máy bơm tạm thời dự kiến được thay thế bằng máy bơm vĩnh cửu, với công suất hoạt động cao gấp 10 lần. Nếu giai đoạn nghiên cứu khả thi cho kết quả tốt, chương trình tích nước quy mô lớn này sẽ được triển khai ở tỉnh Loei, giáp tỉnh Nong Khai. Chính phủ Thái Lan dự kiến chi 1,8 tỷ USD để thực hiện kế hoạch chuyển nước sông Mekong.

Thủ tướng Pháp cảnh báo nguy cơ khủng bố rất cao

Thủ tướng Pháp Manuel Valls ngày 19/3 đã gọi vụ bắt giữ đối tượng tình nghi chính trong loạt vụ tấn công khủng bố ở Paris (Pháp) Salah Abdeslam là "một bước đi quan trọng" trong cuộc chiến chống khủng bố, song cảnh báo rằng những nguy cơ khủng bố vẫn còn rất cao.

thu tuong phap manuel valls. anh: afp/ttxvn

Thủ tướng Pháp Manuel Valls. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu trên kênh truyền hình "I Tele", người đứng đầu Chính phủ Pháp nêu rõ: "Đó là một bước đi quan trọng trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố nhưng mối đe dọa này vẫn còn rất cao, hoặc có thể là cao hơn những gì chúng ta từng biết trước (loạt vụ tấn công) ngày 13/11 (2015)".
 
Thủ tướng Valls hối thúc các tổ chức quốc tế và châu Âu cần phối hợp chặt chẽ hơn nhằm đấu tranh chống các nhóm khủng bố khi cho rằng những mạng lưới, tổ chức, cá nhân khác, ở Pháp và châu Âu, có thể đang lên kế hoạch chuẩn bị cho các cuộc tấn công mới.
 
Salah Abdeslam, 26 tuổi, là một trong số những tên khủng bố đã khiến 130 người thiệt mạng và làm bị thương hàng trăm người khác trong loạt vụ tấn công đêm 13/11 tại Paris. Y đã bị cảnh sát Bỉ bắt giữ chiều tối 18/3 tại quận Molenbeek, thủ đô Brussels. Abdeslam là nghi phạm bị truy nã gắt gao nhất châu Âu trong 4 tháng qua, đồng thời cũng là nghi phạm duy nhất còn sống sau hơn một lần lọt lưới cảnh sát trong các vụ vây ráp. Viện kiểm soát Bỉ đã buộc tội Salah Abdeslam "tham gia các vụ giết người có tính khủng bố" và "tham gia một nhóm khủng bố". 
 
Do Salah Abdeslam là đối tượng của một lệnh bắt giữ trên toàn châu Âu nên theo quy định, nghi phạm này phải được dẫn độ về Pháp trong thời hạn chậm nhất là 3 tháng. Tuy nhiên, ông Sven Mary luật sư của Salah Abdeslam cho biết thân chủ của ông phản đối việc di chuyển về Pháp, nói rằng muốn hợp tác với cơ quan tư pháp Bỉ. Sau buổi thẩm vấn Salah Abdeslam đã được cảnh sát Bỉ đưa về trại giam đặc biệt tại thành phố Bruges, nơi y được giam giữ trong điều kiện hết sức nghiêm ngặt

Tiết lộ sốc: Gaddafi bị lật đổ vì "dự án" 143 tấn vàng

Trong một email giải mật mà bà Clinton nhận được từ Sid Blumenthal ngày 2/4/2011, Blumenthal đã tiết lộ lý do Gaddafi bị phương Tây quyết tâm loại bỏ.

Hãng tin Sputnik của Nga ngày 17/3 đưa tin cho biết, một email trao đổi giữa cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và cố vấn của bà là Sid Blumenthal cho thấy Washington có liên quan tới âm mưu chống lại cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddifi.

"Trong một email giải mật mà bà Clinton nhận được từ Sid Blumenthal ngày 2/4/2011, Blumenthal đã tiết lộ lý do Gaddafi phải được loại bỏ", Sputnik dẫn lời F. William Engdahl - tác giả người Mỹ đồng thời là nhà nghiên cứu và tư vấn chiến lược rủi ro tiết lộ.

cuu lanh dao libya muammar gaddafi. anh sputnik

Cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi. Ảnh Sputnik

Trong email, Blumenthal viết rằng: "Theo thông tin nhạy cảm từ nguồn tin (không tiết lộ rõ), chính phủ Gaddafi nắm giữ 143 tấn vàng và khối lượng bạc tương tự... Số vàng này được tích lũy từ trước cuộc nổi loạn và có ý định dùng nó để tạo ra đồng tiền chung trên toàn châu Phi là đồng Dinar vàng của Libya".

Gaddafi không phải là nhà lãnh đạo Ả Rập muốn tìm cách chuyển doanh thu dầu mỏ của mình vào các quỹ do nhà nước kiểm soát thay vì gửi chúng đến các ngân hàng ở New York và London sau cuộc chiến chống khủng bố tại Trung Đông và Trung Á.

Cho đến năm 2008, nhiều quốc gia châu Phi và các nước Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ-khí đốt ngày càng có xu hướng muốn kiểm soát tài sản của mình.

Trong khi đó, năm 2009, Gaddafi - Chủ tịch Liên minh châu Phi lúc bấy giờ - đã được các thành viên trong liên minh ủy nhiệm để tạo ra một đồng tiền mới, độc lập với đồng đô la Mỹ, gọi là đồng Dinar vàng để làm phương tiện giao dịch dầu và các nguồn khác. Theo nhà nghiên cứu, ý tưởng này của Gaddifi đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ Tunisia và Ai Cập.

Bên cạnh đó, các quốc gia dầu mỏ châu Phi khác, đặc biệt là Angola và Nigeria, cũng từng bước tạo ra các quỹ dầu khí quốc gia nhằm giúp châu lục này độc lập, thoát khỏi sự kiểm soát tiền tệ của các nước phương Tây.

libya-gaddafi-gold-1458349739

Giấc mơ của các nước châu Phi đã tạo ra cơn ác mộng cho giới tinh hoa tài chính phương Tây. Điều này đã gây ra một lo ngại rất lớn từ Phố Wall và London bởi họ có nguy cơ mất đi các khoản doanh thu khổng lồ từ những giao dịch hàng hàng nghìn tỷ USD của những khách hàng châu Phi.

Engdahl tin rằng chính Phố Wall và London đã gây áp lực và đứng sau chiến dịch chống lại nhà lãnh đạo Libya "nổi loạn" của NATO.

Theo các nhà nghiên cứu, đây là một âm mưu "tinh vi" bởi hầu hết giới chuyên gia cũng không hề hay biết về sự manh nha của một ngân hàng châu Phi trước thời điểm diễn ra cuộc nổi dậy tại Libya.

Sputnik cho rằng, mặc dù phương Tây đã rắp tâm loại bỏ được mối đe dọa đối với đồng đô la Mỹ từ Ả Rập và châu Phi, nhưng một mối đe dọa tương tự đang nổi lên từ phía Đông. Nhóm này, đứng đầu là Trung Quốc và Nga, đã đặt ra một thách thức mới với vị trí quyền lực của tiền tệ Mỹ.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục