Đại sứ Osius: 'Mỹ tuần tra để ngăn xung đột' ở Biển Đông
Nhật sẽ hợp tác với Mỹ để bảo vệ hòa bình trên biển
Nga sắp “cháy túi”, dự báo cú sốc kinh tế thứ hai
Chủ tịch Quốc hội Đức loại trừ khả năng phê chuẩn TTIP
Không chỉ Mỹ xoay trục sang châu Á
Tin thế giới đọc nhanh chiều 16-12-2015
- Cập nhật : 16/12/2015
Mỹ cảnh báo nguy cơ 'luật của kẻ mạnh' trở lại Biển Đông
"Lo ngại của tôi là sau nhiều thập kỷ hòa bình và thịnh vượng, chúng ta bắt đầu thấy 'luật của kẻ mạnh' quay trở lại khu vực", Reuters dẫn lời Đô đốc Scott Swift, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, hôm qua cho biết trong bài phát biểu ở Hawaii.
Theo ông Swift, bằng việc sử dụng sức mạnh quân sự để áp đặt chủ quyền, các quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, có nguy cơ tạo ta một cuộc chạy đua vũ trang có thể bao trùm cả khu vực. Ông kêu gọi các quốc gia giải quyết tranh chấp trên biển bằng trọng tài quốc tế.
"Cả bên đòi chủ quyền và không đòi chủ quyền đều đang sử dụng nhiều tài sản quốc gia hơn nhằm phát triển hải quân mạnh hơn mức cần thiết để tự vệ", Swift nói.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, nơi có lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD di chuyển qua mỗi năm, chồng lấn lên vùng biển của các nước láng giềng. Bắc Kinh còn đang xây dựng trái phép 7 đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Thậm chí vào lúc này, tàu cùng phi cơ hoạt động phù hợp với luật pháp quốc tế gần những thực thể đó cũng trở thành đối tượng bị cảnh báo, đe dọa đến các hoạt động thương mại và theo thường lệ", theo ông Swift.
Mỹ cuối tháng 10 điều tàu khu trục tên lửa USS Lassen tuần tra sát một đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép khiến Bắc Kinh tức tối và điều tàu bám theo. Tuy nhiên, hải quân Mỹ không thể tuần tra thêm Biển Đông như vậy trong năm nay như đề xuất ban đầu, ba quan chức quốc phòng Mỹ hôm qua nói.
Philippines đệ đơn lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague, Hà Lan, đề nghị tòa tái xác nhận quyền của Manila đối với khu vực trong phạm vi 200 hải lý kể từ đường bờ biển theo công ước Liên Hợp Quốc, thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.
"Vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc có thể là cơ hội để thể hiện cách tiếp cận pháp lý về sự thịnh vượng khu vực đối với toàn bộ các nước", ông Swift nói.
Bắc Kinh vẫn kiên quyết bác bỏ mọi phán quyết từ PCA và tẩy chay phiên điều trần. Phán quyết từ PCA sẽ có tính ràng buộc với các nước thành viên, trong đó có Trung Quốc.
Tờ People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm nay mô tả vụ kiện là "một trò hề nhằm xé phần lãnh thổ mà Trung Quốc có chủ quyền từ thời cổ đại khỏi nước này".
Mỹ không thể tuần tra Biển Đông thêm trong năm nay
Tàu USS Lassen Mỹ điều vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở quần đảo Trường Sa. Ảnh: Navsource
Reuters dẫn lời ba quan chức Mỹ cho hay các chỉ huy hải quân ban đầu hy vọng rằng vào đầu tháng 12 có thể thực hiện thêm một cuộc tuần tra nữa để chứng minh "sự tự do hàng hải" trong khu vực. Đây là một phần trong kế hoạch điều tàu thường xuyên đến Biển Đông và thực thi những gì mà Mỹ xem là quyền của mình theo luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, chính quyền Barack Obama hiện vẫn chưa phê duyệt cuộc tuần tra tiếp theo, trong bối cảnh đang tập trung vào cuộc chiến chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Một quan chức cho biết cuộc tuần tra tới của hải quân Mỹ có khả năng diễn ra vào tháng một năm sau và sẽ là lần thách thức trực tiếp thứ hai với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở 7 đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép.
Hải quân Mỹ hồi tháng 10 đã điều tàu khu trục tên lửa vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo để nhấn mạnh lập trường của Washington rằng Biển Đông, tuyến đường hàng hải quan trọng, cần phải được xem như những vùng biển quốc tế. Động thái này khiến Bắc Kinh rất tức giận.
Trung Quốc xem cuộc tuần tra và những chuyến bay của máy bay ném bom B-52 tháng trước gần các đảo là một hành động khiêu khích. Tuần trước, Trung Quốc cũng chỉ trích thỏa thuận giữa Mỹ và Singapore nhằm triển khai một máy bay trinh sát P-8 Poseidon đến Singapore.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Bill Urban hôm qua từ chối bình luận về kế hoạch tương lai cho các hoạt động của hải quân. "Như Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter đã nói, Mỹ sẽ bay, điều tàu hoặc hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật quốc tế cho phép", ông nói.
Bom trọng lực hạt nhân nguy cơ châm ngòi cuộc đua vũ trang mới
Theo Tech Insider, B61-12 là loại vũ khí hạt nhân mới trị giá khoảng 8,1 tỷ USD. Tuy nhiên, loại bom đắt tiền mới này trị giá chưa đầy một phần trăm trong ngân sách 1.000 tỷ USD dành cho cải tiến kho vũ khí hạt nhân của Mỹ. Quan chức nước Mỹ nói rằng, chương trình này sẽ thực sự đem lại hiệu quả trong việc cắt giảm số lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại có quan điểm ngược lại, cho rằng nó sẽ thúc đẩy cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân tiếp theo trên toàn cầu.
"Bom trọng lực" B61-12 là loại bom rơi tự do không sử dụng bất cứ thiết bị dẫn đường hiện đại nào. Loại bom này được nâng cấp phần đuôi và cải tiến từ một số bộ phận của các loại bom khác, sẽ thay thế ít nhất 4 loại bom hạt nhân khác khi hoàn thiện.
Trong cuộc thử nghiệm hồi tháng 10, chiến đấu cơ F-15E của Không quân Mỹ thả quả bom B61-12 mới vào mục tiêu định sẵn trên sa mạc, với độ chính xác gần như tuyệt đối. Đây là bước cải tiến đáng kể vì một vị tướng hàng đầu của quân đội Mỹ năm 2004 từng nói rằng, không thể quá kỳ vọng vào việc thả chính xác một quả bom nguyên tử từ không trung.
Trước đây, học thuyết hạt nhân cho rằng những loại vũ khí nguyên tử cần phải gây được thiệt hại trên bán kính lớn, để bù đắp cho sự thiếu chính xác. Tuy nhiên, loại bom thế hệ mới đã khắc phục được điều này.
Mặc dù Mỹ và Nga có thể cắt giảm số lượng vũ khí hạt nhân, nhưng các chuyên gia cho rằng, thế hệ bom thông minh mới thậm chí còn nguy hiểm hơn, đặc biệt là ở khu vực Đông Âu.
"Moscow đã lường trước việc nâng cấp đầu đạn thế hệ mới là mối đe dọa và là một cuộc chạy đua vũ trang", Nikolai Sokov, thành viên cao cấp tại Trung tâm James Martin - chuyên nghiên cứu về hạn chế vũ khí hủy diệt, nhận xét.
Theo Sokov, việc nâng cấp một quả bom như B61-12 có thể khiến Nga đưa thêm nhiều tàu ngầm có tên lửa hành trình tuần tra quanh biển Baltic, hoặc đặt những hệ thống tên lửa tầm gần ở gần Ba Lan, nhằm đối phó với mối đe dọa từ hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ và NATO.
"Họ (Nga) duy trì áp lực liên tục, để chứng tỏ ảnh hưởng của mình", Rokas Masiulis, bộ trưởng năng lượng Litva nhận xét về các cuộc tập trận của hải quân Nga trên biển Baltic.
Trong khi Mỹ cùng lúc hiện đại hóa vũ khí và cắt giảm số lượng vũ khí hạt nhân, khó dự đoán được Nga có hành động tương tự hay không, Sokov nhận định. Theo ông, điện Kremlin đã đầu tư thời gian và công sức vào nghiên cứu các loại vũ khí tầm xa thông thường có độ chính xác cao, chẳng hạn như bom phi hạt nhân đang trở nên hữu dụng hơn. Nga đã sử dụng loại bom này trong chiến dịch không kích Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.
"Tôi cho rằng tương lai có vẻ khá ảm đạm. Nga đang sử dụng những loại vũ khí hiện đại (phi hạt nhân) để đối phó với NATO", Sokov nói, lưu ý rằng, một số nước đồng minh có thể vận động để NATO triển khai vũ khí hạt nhân gần biên giới Nga hơn, điều sẽ khiến Moscow tức giận.
Năm 2010, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga lúc đó là Dmitry Medvedev ký kết hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân START mới, ràng buộc Nga và Mỹ chỉ được phép sở hữu 1.550 đầu đạn hạt nhân đã triển khai cho đến năm 2018.
Thời điểm đó, Mỹ có gần 2.000 đầu đạn hạt nhân được triển khai, trong khi Nga có khoảng 2.600, theo Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí. Để đạt được mục tiêu trên, Mỹ đang tháo dỡ hoặc đưa vào kho lưu trữ một số đầu đạn hạt nhân (ở đó, số đạn này sẽ không bị coi là "đã triển khai" nữa). Tuy nhiên, vẫn còn một số bom hạt nhân nữa đang trong giai đoạn "kéo dài" - được cải tiến và nâng cấp những bộ phận cũ, trong đó có bom B61-12.
Chiến lược này giúp Mỹ cắt giảm số lượng bom hạt nhân và sức mạnh hủy diệt của chúng, trong khi vẫn duy trì được khía cạnh "kỹ thuật". Ngoài ra, những loại bom được nâng cấp như B61-12 sẽ phù hợp với các chiến đấu cơ thế hệ mới như F-35 Lightning.
Loại bom trọng lực mới chỉ là một trong số nhiều vũ khí hạt nhân Mỹ hiện có, trong đó bao gồm nhiều loại đầu đạn gắn vào tên lửa phóng từ mặt đất hoặc tàu ngầm. Khoảng 200 vũ khí hạt nhân phóng từ máy bay đã được Mỹ và NATO triển khai ở châu Âu, đều là các biến thể của B61.
"Chúng tôi thấy rõ rằng, một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân kết hợp vũ khí thông thường sẽ xảy ra ở châu Âu trong tương lai gần và có thể sẽ kéo dài", Sokov nói.
Trung Quốc thất vọng trước thỏa thuận giữa Nhật Bản và Ấn Độ
Ngày 14-12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết Bắc Kinh cảm thấy thất vọng về thỏa thuận vừa đạt được giữa Nhật Bản và Ấn Độ liên quan đến vấn đề Biển Đông.
Theo Thời báo Ấn Độ ngày 15-12, ông Hồng Lỗi khẳng định các hoạt động của Bắc Kinh trên Biển Đông là hoàn toàn phù hợp bởi đó là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thậm chí còn cảnh báo các nước bên ngoài khu vực không nên can dự vào biển Đông, ám chỉ thỏa thuận giữa Nhật Bản và Ấn Độ về tự do hàng hải trên Biển Đông.
“Chúng tôi hi vọng các quốc gia bên ngoài khu vực có thể tôn trọng những nỗ lực của các nước trong khu vực trong việc duy trì hòa bình và ổn định của Biển Đông, thay vì làm điều ngược lại”, ông Hồng Lỗi nhấn mạnh.
Trước đó, trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến New Delhi, hai bên đã thảo luận và ra Thông cáo chung về Tầm nhìn 2025 của Nhật Bản và Ấn Độ.
Thông cáo có đoạn kêu gọi tất cả các nước cần tránh các hành động đơn phương có thể dẫn đến căng thẳng trong khu vực, bởi Biển Đông là một trong những nơi có tầm quan trọng đặc biệt với an ninh năng lượng, thương mại và giao thương của thế giới.
Hai nhà lãnh đạo kêu gọi nên thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố năm 2002 về Ứng xử của các bên trên Biển Đông và sớm kết thúc các cuộc đàm phán để thiết lập một Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Hai thủ tướng cũng quyết định sẽ thường xuyên tổ chức tham vấn chặt chẽ về các vấn đề liên quan đến an toàn và an ninh của các tuyến giao thông hàng hải trên biển.
Cũng nhân dịp này, Ấn Độ đã chính thức mời Nhật Bản tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar ở Ấn Độ Dương.
Điều này khiến Bắc Kinh không hài lòng và lên tiếng phản đối.
“Về việc Nhật Bản tham gia các cuộc tập trận liên quan, quan điểm của Trung Quốc rất rõ ràng. Các quốc gia liên quan đừng nên kích động đối đầu hay tạo ra căng thẳng trong khu vực”, ông Hồng Lỗi tuyên bố.
Đàm phán thất bại, hai miền Triều Tiên đấu khẩu
Ngày 15-12, CHDCND Triều Tiên chỉ trích các cuộc đàm phán cấp cao với Hàn Quốc chỉ “gây tốn thời gian” và là “bước lùi trong quan hệ liên Triều”.
Thứ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Hwang Boogi (trái) bắt tay với người đồng cấp CHDCND Triều Tiên Jon Jong Su trong cuộc đàm phán cuối tuần trước - Ảnh: Reuters
Theo AFP, cuối tuần qua cuộc đàm phán cấp thứ trưởng giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc chấm dứt mà không đưa ra được bất kỳ thỏa thuận nào. “Đàm phán dẫn tới kết quả còn tệ hại hơn là không có đối thoại và triển vọng quan hệ liên Triều trở nên u ám hơn” - Ủy ban Thống nhất hòa bình Triều Tiên (CPRK) tuyên bố.
Trước đó, trong cuộc họp báo ở Seoul một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc lên án trong cuộc đàm phán các nhà thương thuyết của Bình Nhưỡng chỉ chăm chăm đòi Seoul nối lại các chuyến du lịch đến khu nghỉ dưỡng núi Kumgang ở CHDCND Triều Tiên.
“Họ chỉ muốn nối lại các chuyến du lịch vô điều kiện, thậm chí còn không đảm bảo sự an toàn cho du khách Hàn Quốc” - quan chức này nhấn mạnh. Phản ứng lại, CPRK cáo buộc Seoul tìm cách bôi nhọ Bình Nhưỡng khi mô tả với dư luận rằng điều kiện nối lại các chuyến du lịch đến núi Kumgang là chiêu trò để CHDCND Triều Tiên tìm kiếm lợi ích kinh tế.
Phía Hàn Quốc ước tính CHDCND Triều Tiên thu về khoảng 50-70 triệu USD/năm từ các chuyến du lịch của người Hàn Quốc đến Kumgang.
“Đó là sự khiêu khích không thể dung thứ. Hàn Quốc đã ném đi một cơ hội quý giá để cải thiện quan hệ song phương” - CPRK nhấn mạnh.
Hàn Quốc dừng các chuyến du lịch đến núi Kumgang hồi năm 2008 sau khi một nữ du khách nước này bị biên phòng CHDCND Triều Tiên bắn chết.
Tại cuộc đàm phán cuối tuần trước, phía Hàn Quốc đặt ưu tiên nối lại các cuộc đoàn tụ của những gia đình bị li tán trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.