Nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt thu mua trái phiếu của Nhật Bản
Quân đội Thái Lan từ bỏ quyền lực vào năm 2017
Nga "có lợi ích chung với Taliban trong cuộc chiến chống IS"
10 thành phố Trung Quốc đồng loạt cảnh báo đỏ ô nhiễm
Ấn Độ đóng siêu hàng không mẫu hạm
Tin thế giới đọc nhanh chiều 16-09-2015
- Cập nhật : 16/09/2015
Trung Quốc thuê cảng nước sâu Pakistan trong 4 thập kỷ
AFP đưa tin chính quyền cảng Gwadar cho Trung Quốc thuê 923 ha nhằm phát triển khu vực kinh tế đặc biệt đầu tiên tại cảng này. Gwadar là cảng nước sâu nằm ở tỉnh Balochistan, Pakistan.
Theo yêu cầu của Pakistan, Trung Quốc hỗ trợ xây dựng cả về tài chính và kỹ thuật. Việc xây dựng bắt đầu vào tháng 3/2002 và hoàn tất vào tháng hai. Trung Quốc sẽ được thuê trong vòng 43 năm.
Khu vực kinh tế đặc biệt (SEZ) và cảng này là một phần của Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan, nhằm kết nối Gwadar với vùng Tân Cương, Trung Quốc thông qua mạng lưới giao thông và nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước.
"Tôi nghĩ lợi ích lớn nhất của Pakistan là sự liên kết kinh tế", Masood Khan, cựu đại sứ Pakistan tại Trung Quốc, nói. Ông cho biết để chính phủ Pakistan trao cho các nhà đầu tư quyền ưu tiên tiếp cận SEZ với các nguồn lợi và chính sách thuế ưu đãi.
Hàn Quốc và Philippines ký thỏa thuận bảo mật thông tin quân sự
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc và Philippines ngày 14/9 đã ký một thỏa thuận bảo mật thông tin quân sự quan trọng, theo đó cho phép hai nước trao đổi các dữ liệu mật, bao gồm cả các thông tin liên quan đến những xung đột trên bán đảo Triều Tiên.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin (Ảnh: AFP)
Theo thông cáo được Bộ Quốc phòng Philippines đưa ra ngày 14/9, thỏa thuận trên được ký kết giữa Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin và người đồng cấp Hàn Quốc Han Min-koo, có giá trị trong vòng 5 năm.
Thỏa thuận sẽ cho phép Philippines được thông tin thường xuyên và chính xác hơn về những diễn biến trên bán đảo Triều Tiên. Điều này sẽ giúp Manila bảo vệ được hàng nghìn công nhân nước này đang làm việc tại Hàn Quốc.
Hiện có khoảng 50.000 công dân Philippines đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc và một số ít đang ở Triều Tiên. Thông cáo trên cũng đề cập đến việc đảm bảo an toàn và hồi hương các công dân Philippines đang sinh sống tại Hàn Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự bất ngờ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung, Bộ trưởng Han Min-koo nhấn mạnh sự ủng hộ của Hàn Quốc đối với các nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Philippines, đồng thời khẳng định Seoul sẵn sàng thắt chặt và củng cố mối quan hệ quốc phòng với Manila.Theo kế hoạch, một công ty của Hàn Quốc sẽ chuyển giao 2 trong tổng số 12 máy bay chiến đấu cho quân đội Philippines vào tháng 12 tới.
Liên quan đến tình hình an ninh khu vực, Bộ trưởng Han Min-koo bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng tại Biển Đông, cho rằng những tranh chấp lãnh thổ tại đây nên được giải quyết một cách hòa bình và “trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau hướng tới chủ quyền của mỗi bên”.
Nhật triển khai 4 chiến đấu cơ chặn máy bay nghi của Nga
Máy bay hôm qua vào không phận Nhật ngoài khơi quần đảo Nemuro ở Hokkaido, các đảo phía cực bắc của Nhật, và bay ở đó khoảng 16 giây, Bộ Quốc phòng nước này tuyên bố. Bộ cho biết lực lượng phòng vệ trên không đã triển khai 4 chiếc F-15, nhưng chúng không thể tiếp cận và xác định danh tính máy bay, Jiji Press đưa tin.
Bộ Quốc phòng Nhật cho biết họ tin đây là máy bay Nga, dựa trên phân tích vệt khói nó để lại. Cơ quan này cũng đã gửi công hàm phản đối đến phía Nga, báo cho biết thêm.
Nếu máy bay Nga được xác định là dính líu đến vụ việc, đây sẽ là vụ xâm phạm đầu tiên của nước này trong hai năm. Hai oanh tạc cơ chiến lược Tu-95 của Nga từng bị chặn ngoài khơi đảo Okinoshima, tây nam Nhật Bản.
Quân đội Mỹ “thổi phồng” kết quả cuộc chiến chống IS
Bộ Chỉ huy trung ương Mỹ (Centcom) đang bị điều tra về việc “thổi phồng” và “tô hồng” các báo cáo về kết quả chiến dịch không kích nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Chiến dịch không kích của liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu chưa cản trở được bước tiến của IS - Ảnh: ABC
Theo báo New York Times 16-9, người phát ngôn Tổng thanh tra Lầu Năm Góc Bridget Serchak thông báo: “Văn phòng Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng mở cuộc điều tra nhằm làm rõ cáo buộc về việc xử lý thông tin tình báo tại Ban giám đốc tình báo ở Centcom. Chúng tôi sẽ xác định xem có hành vi làm giả hay bóp méo thông tin tình báo không”.
Cuộc điều tra tập trung vào hành vi của một nhóm sĩ quan tình báo cao cấp, quản lý hàng chục chuyên gia phân tích quân sự và dân sự làm việc tại Centcom. Đây là cơ quan giám sát các chiến dịch quân sự của Mỹ chống lại IS ở Syria và Iraq.
Trên thực tế, từ tháng trước NYT đã đưa tin các quan chức tình báo ở Centcom thổi phồng và tô hồng các báo cáo liên quan đến chiến dịch chống IS, đặc biệt là quy mô thành công của chiến dịch không kích tại Iraq và Syria.
Với sự thao túng này, các báo cáo về kết quả chiến dịch chống IS đưa tới Nhà Trắng, quốc hội và các cơ quan tình báo khác đều hết sức tích cực.
Những nhân vật bị cáo buộc là một số quan chức cấp cao nhất trong đơn vị tình báo của Centcom, do thiếu tá Steven R. Grove chỉ huy. Dự kiến hôm nay tướng Lloyd Austin, tư lệnh Centcom, sẽ điều trần trước một ủy ban thượng viện về kết quả chiến dịch quân sự chống IS.
Nghị sĩ Adam Schiff, thành viên Ủy ban Tình báo hạ viện, bày tỏ sự lo ngại đối với cáo buộc tình báo quân đội bóp méo thông tin. Ông nhắc lại việc chính quyền cựu Tổng thống George Bush làm giả thông tin tình báo về vũ khí hủy diệt hàng loạt của chế độ Saddam Hussein tại Iraq, dẫn đến cuộc xâm lược thảm họa năm 2003.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ra lệnh mở chiến dịch không kích IS từ hồi mùa hè năm ngoái. Chiến dịch này đạt một số thành công nhất định, giúp quân đội Iraq giành lại vài vùng lãnh thổ từng bị IS chiếm đóng.
Tuy nhiên các thành phố lớn như Mosul hay Ramadi vẫn nằm trong tay IS. Ở Syria, IS vẫn kiểm soát một diện tích rất lớn.
Mỹ yêu cầu Nga cam kết tích cực chống IS
Ngoại trưởng Sergei Lavrov qua điện thoại hôm 15-9. Đây là cuộc nói chuyện thứ ba kể từ 5-9, theo Bộ Ngoại giao Mỹ.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết ông Lavrov đã nhấn mạnh tới sự cần thiết phải lập ra một mặt trận thống nhất để chiến đấu chống lại quân khủng bố ở Syria.
“Những gì chúng tôi muốn ở Nga là sự cam kết mang tính xây dựng hơn vào liên minh quốc tế chống khủng bố gồm 60 thành viên do Mỹ dẫn đầu để làm suy yếu và tiêu diệt IS” – ông Earnest nói.
Nguồn tin tình báo mà Reuters tiếp cận được cho biết Nga đã đưa xe tăng đến bảo vệ đường băng tại Latakia (Ảnh minh họa)
Cẳng thẳng giữa Washington và Moscow đã leo thang sau khi xuất hiện thông tin Nga đưa quân sang Syria. Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương CIA – ông John Brennan cho hay giữa Washington và Moscow có “bất đồng sâu sắc” về vai trò của ông Assad trong việc đưa Syria trở thành “nơi thu hút” cho các chiến binh và các nhóm quân đội.