tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 14-10-2015

  • Cập nhật : 14/10/2015

Mỹ - Australia bàn việc đưa tàu tiến sát đảo nhân tạo Trung Quốc

Các bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao Mỹ và Australia hôm qua thông báo sẽ điều tàu và máy bay tới để khẳng định tự do đi lại trên Biển Đông.
trung quoc boi dap trai phep dao nhan tao thuoc quan dao truong sa cua viet nam. anh: csis

Trung Quốc bồi đắp trái phép đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry đã có cuộc họp hai ngày với những người đồng cấp Australia là Marise Payne và Julie Bishop ở thành phố Boston. New York Times trước đó đưa tin các quan chức này sẽ thảo luận về việc tuần tra trên Biển Đông. 

"Australia và Mỹ đều muốn duy trì và làm mới lại kiến trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi các bên trỗi dậy và các bên đều thịnh vượng", Reuters dẫn lời ông Carter nói. 

"Nhưng đừng mắc sai lầm", ông cảnh báo và cho biết "Mỹ sẽ đưa máy bay, tàu và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép", như cách nước này làm trên khắp thế giới. Ông Carter cho hay Biển Đông không và sẽ không là ngoại lệ. 

Ông Carter cũng cho biết đây không phải là cam kết của riêng Mỹ, mà còn được các nước như Nhật, Philippines, Ấn Độ và Việt Nam chia sẻ. 

Bà Bishop cho hay Washington và Canberra cùng chung quan điểm về tranh chấp. "Chúng tôi không đứng về bên nào trong những tuyên bố chủ quyền, nhưng chúng tôi kêu gọi tất cả các bên không hành động đơn phương, không hành động làm căng thẳng leo thang", bà nói. 

Bà Bishop thể hiện sự ủng hộ với "các nguyên tắc tự do đi lại trên biển và tự do bay trên không". Bà nhấn mạnh về việc tiếp tục phối hợp áp các nguyên tắc đó với tất cả các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. 

Mỹ được cho là đang thảo luận với các đồng minh, trong đó có Australia về việc tiến hành tuần tra hàng hải thể hiện tự do đi lại trên biển gần các đảo nhân tạo Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, động thái có thể gây căng thẳng với Bắc Kinh. 


Bầu cử Mỹ 2015: Bà Hillary vẫn dẫn điểm các đối thủ Dân chủ

bau cu my 2015: ba hillary van dan diem cac doi thu dan chu

Bầu cử Mỹ 2015: Bà Hillary vẫn dẫn điểm các đối thủ Dân chủ

Trong khi đó, đương kim Phó tổng thống Joe Biden, người chưa quyết định có tranh cử hay không.
Bất chấp uy tín bị sụt giảm do vụ tai tiếng sử dụng hộp thư điện tử cá nhân trong lúc là Ngoại trưởng Mỹ, ở thời điểm hiện tại cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton vẫn dẫn ​điểm so với các ứng cử viên tổng thống tiềm tàng năm 2016 của đảng Dân chủ.

Trong khi đó, đương kim Phó tổng thống Joe Biden, người chưa quyết định có tranh cử hay không, được nhìn nhận là ứng cử viên mạnh hơn bà Hillary so với các đối thủ của đảng Cộng hòa.

Theo kết quả thăm dò của Fox News công bố ngày 13/10, trong số hơn 1.000 cử tri của đảng Dân chủ được phỏng vấn, ở thời điểm giữa tháng 10 này, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton nhận được 45% ý kiến ủng hộ, bỏ xa các đối thủ cùng đảng. Hai ứng cử viên nhận được nhiều phiếu sau bà Hillary là Thượng nghị sỹ Bernie Sanders với 25% ý kiến ủng hộ và đương kim Phó tổng thống Joe Biden 19%.

Ông Biden đứng đầu trong danh sách “sự lựa chọn thứ hai” với 31% ủng hộ so với bà Hillary 24% và ông Sanders 15%. Ông Biden cho tới nay vẫn chưa có quyết định chính thức, do vậy sẽ không tham gia cuộc tranh luận đầu tiên vào tối 14/10 tại thành phố Las Vegas, bang Nevada giữa nội bộ các ứng cử viên của đảng Dân chủ.

Cũng theo kết quả thăm dò của Fox News đối với cả các cử tri của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, ông Joe Biden được nhìn nhận là ứng cử viên mạnh hơn bà Hillary nếu so với các đối thủ tiềm tàng nhất đảng Cộng hòa. Cụ thể, Phó tổng thống Joe Biden dẫn Thượng nghị sỹ Marco Rubio 1%, dẫn bác sỹ giải phẫu thần kinh Ben Carson và cựu Tổng giám đốc điều hành Công ty Hewlett-Packard Carly Fiorina 4%, dẫn cựu Thống đốc Jeb Bush 5% và dẫn tỷ phú bất động sản Donald Trump 13%. Trái lại, bà Hillary bị các đối thủ đảng Cộng hòa Ben Carson dẫn 11%, Donald Trump dẫn 5%, Jeb Bush dẫn 4% và Carly Fiorina dẫn 3%.
 

Trong nội bộ các ứng cử viên tiềm tàng của đảng Cộng hòa, theo thăm dò của CBS News ngày 12/10, tỷ phú bất động sản Donald Trump tiếp tục duy trì được vị trí dẫn đầu trong số 13 ứng cử viên của đảng này với 27% ý kiến cam kết ủng hộ, tiếp đó là ông Ben Carson với 21%. Các ứng cử viên khác của đảng Cộng hòa nhận được nhiều cam kết gồm Thượng nghị sỹ Ted Cruz 9%; Thượng nghị sỹ Marco Rubio 8%.


'Nhật có nhiều nguyên liệu chế tạo vũ khí hạt nhân'?

Tờ Want China Times ngày 12-10 dẫn bài viết từ hai chuyên gia Trung Quốc cho rằng Nhật đang sở hữu rất nhiều nguyên liệu chế tạo vũ khí hạt nhân.

 

Theo đó, hai chuyên gia Hiệp hội Giám sát Vũ khí và Giải trừ quân bị và Học viện Thông tin và Kinh tế hạt nhân Trung Quốc cho biết chính phủ Nhật thừa nhận họ đang sở hữu 47,8 tấn chất plutonium. 
 

 

Các thông số mới nhất này trích dẫn từ bản báo cáo gửi đến Ccơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế IAEA.
Trong số đó, có đến 10,8 tấn chất plutonium được cất giữ trên lãnh thổ Nhật, đủ cho Tokyo chế tạo 1.350 đầu đạn hạt nhân. 

Một khi nhà máy hạt nhân Rokkasho tái hoạt động, nước này còn có thể sản xuất tiếp tám tấn plultonium trong một năm, bản báo cáo cho biết.

 dan nhat trong cuoc bieu tinh keu goi phi hat nhan hoa o tokyo ngay 9-3-2014. (anh: tan hoa xa)

 Dân Nhật trong cuộc biểu tình kêu gọi phi hạt nhân hóa ở Tokyo ngày 9-3-2014. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Ngoài ra, Nhật đang nắm trong tay 1,2 tấn uranium tại các lò phản ứng thử nghiệm. Trong khi đó, ông Zhu Xuhui, tư vấn viên cấp cao của Hiệp hội Giám sát Vũ khí và Giải trừ quân bị, cho rằng Tokyo không cần thiết phải làm giàu một lượng uranium lớn đến thế. 

Hiện phía Trung Quốc rất hoài nghi về động cơ đằng sau hoạt động đầu tư ngành năng lượng nguyên tử của Nhật.

 mot nha may hat nhan tai nhat dang hoat dong. (anh: want china times)

 Một nhà máy hạt nhân tại Nhật đang hoạt động. (Ảnh: Want China Times)

Xu Guangyu, Chủ tịch của hiệp hội, nhận xét hành động của Nhật đang đi ngược với ba nguyên tắc phi hạt nhân mà chính phủ đề ra trước đó. 
Trong khi đó, Thư ký Hiệp hội Chen Kai cho rằng Mỹ cần chú ý hơn với Nhật, khi nước này có thể trở thành quốc gia ngấm ngầm trang bị vũ khí hạt nhân.
Phía Nhật chưa có thông tin phản hồi về vấn đề này.

Nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 9

nhap khau cua trung quoc giam manh trong thang 9

Nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 9

Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong nước và toàn cầu suy yếu khiến xuất khẩu của Trung Quốc giảm tháng thứ 3 liên tiếp và nhập khẩu giảm tháng thứ 11 liên tiếp. 

Cụ thể theo số liệu mới nhất của Cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu và nhập khẩu của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới lần lượt giảm 3,7% (tính theo USD) và 20,4% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 9. 

Trong đó, xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp và nhập khẩu giảm tháng thứ 11 liên tiếp. Xuất khẩu giảm do nhu cầu tiêu thụ toàn cầu suy yếu trong khi nhập khẩu giảm do giá hàng hóa lao dốc và nhu cầu tiêu thụ nội địa giảm mạnh. 

Thặng dư thương mại của Trung Quốc theo đó tăng lên 60,3 tỷ USD trong tháng 9, từ mức 60,2 tỷ USD của tháng trước đó. 

Mặc dù, xuất khẩu của Trung Quốc giảm nhẹ hơn so với dự báo của giới chuyên gia nhưng nếu xét đến các yếu tố mùa vụ thì nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của thế giới vẫn không có nhiều cải thiện. Điều này sẽ tiếp tục gây áp lực lớn lên xuất khẩu của Trung Quốc trong những tháng tới, theo chuyên gia kinh tế Ma Xiaoping tại HSBC. 

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, xuất khẩu của Trung Quốc có thể sẽ tăng mạnh nếu không xảy ra vụ nổ ở Thiên Tân hồi tháng 8/2015 và việc đóng cửa tạm thời các nhà máy để giảm ô nhiễm không khí trước lễ duyệt binh tháng 9. 

Báo cáo xuất khẩu tháng 9 lại là một dấu hiệu tiêu cực khác đối với kinh tế Trung Quốc trong thời gian gần đây, sau báo cáo PMI sản xuất, dự trữ ngoại hối và lĩnh vực bất động sản. 

Với những số liệu yếu ớt như vậy, GDP quý III/2015 của Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục ở dưới ngưỡng mục tiêu tăng trưởng năm 7% của chính phủ. Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF dự báo, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 3,1% trong năm 2015 - tốc độ chậm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. 
Tuy nhiên, người phát ngôn của Cục Hải quan Trung Quốc lại khá tự tin về triển vọng xuất nhập khẩu trong quý IV/2015. Ông Huang Songping dự đoán rằng, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tăng trưởng trở lại trong 3 tháng cuối năm trong khi xuất khẩu cũng sẽ giảm chậm lại, nhờ một số biện pháp kinh tế gần đây của chính phủ Trung Quốc, như nới lỏng các thủ tục và giảm thuế hải quan. 

Kho dầu Trung Quốc không còn chỗ chứa

kho dau trung quoc khong con cho chua

Kho dầu Trung Quốc không còn chỗ chứa

Rất nhiều tàu chở dầu cỡ lớn đến Trung Quốc đang xếp hàng la liệt trên biển để chờ được dỡ hàng lên kho dự trữ đất liền vốn đang trong tình trạng không còn chỗ chứa.
Hơn hai tuần nay, có ít nhất 19 con tàu dung tích 2 triệu thùng dầu (VLCC) đang đỗ tại bờ biển Trung Quốc. “Bình thường, tàu thường đến cảng và rời đi chỉ trong một ngày.” George Los – chuyên gia về môi giới tàu thủy tại Charles R. Weber Co nhận định. Thời gian trì hoãn bốc dỡ hàng càng kéo dài thì chi phí thuê tàu càng tăng. Lần đầu tiên kể từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thu nhập của các tàu chở dầu tăng lên hơn 100.000 USD/tháng.

Ùn tắc giao thông biển cho thấy Trung Quốc vẫn đang nhập khẩu một khối lượng dầu khổng lồ bất chấp bối cảnh tăng trưởng kinh tế được dự báo chạm đáy thấp nhất trong vòng 25 năm. So với năm ngoái, khối lượng dầu tiêu thụ tại Trung Quốc tăng gần 10%. Theo Goldman Sachs, điều này giúp giữ giá dầu không lao xuống mức giá 20 USD/ thùng mà các ngân hàng cho rằng có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây nên tình trạng tắc nghẽn tại cảng là do thiếu diện tích cất trữ hàng trong khi Trung Quốc đang nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn qua đường biển. Kể từ khi giá dầu giảm, nước này đã tích trữ 200 triệu thùng dầu và đang hướng tới con số 500 triệu vào cuối thập kỷ này. Tháng trước, hàng loạt các đơn đặt hàng được giao dịch, gây nên tình trạng tắc nghẽn, trì trệ tại các cảng.

Phí thuê tàu chở dầu từ Ả rập đến Nhật Bản hiện lên tới 106.381 USD/ngày – cao nhất kể từ tháng 7/2008. Con số này cao gấp 10 lần chi phí vận hành tàu mỗi ngày bao gồm chi phí cho nhân viên tàu, chi phí sửa chữa, chi phí bảo hiểm. Tháng 8/2012, khi dịch vụ chuyển hàng trên biển ế ẩm, phí thuê thuê tàu chỉ có 7.850 USD/ngày.

Theo Erik Nikolai Stavseth, chuyên gia tại Arctic Securities ASA cho biết, các chủ tàu đang thắng lớn. Kể từ đầu năm đến nay giá cổ phiếu Euronav NV – hãng tàu lớn nhất châu Âu - đã tăng 35%. Cổ phiếu công ty Frontline Ltd cũng tăng 40% trong khi DHT Holdings Inc tăng 15%.

Trong năm 2015, mỗi tháng, Trung Quốc nhập khẩu trung bình 27,58 triệu tấn dầu, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu nhập khẩu dầu của Trung Quốc có thể lên tới 1 triệu thùng trong một ngày. Xu hướng mua dầu khi giá giảm của quốc gia này có thể sẽ giúp cho giá sàn được duy trì ở mức 30 USD/ thùng.
Trong suốt 1 tuần kết thúc hôm 2/10, số lượng tàu được đặt trước bởi các thương nhân Trung Quốc tăng đến con số kỷ lục. Số lượng tàu này khi tham gia vào quá trình vận chuyển sẽ khiến cho sự tắc nghẽn tại cảng càng trầm trọng hơn.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục