Philippines đề nghị tuần tra chung với Mỹ trên Biển Đông
Trung Quốc 'sắp thay lãnh đạo cấp cao'
Triều Tiên rải truyền đơn sang phía Hàn Quốc
Ukraine thoát lệ thuộc khí đốt Nga như thế nào?
Trung Quốc sẽ gửi quân tham gia chống khủng bố IS?
Tin thế giới đọc nhanh 16-10-2015
- Cập nhật : 16/10/2015
Mỹ, Úc kiên quyết trong vấn đề Biển Đông
Thủ tướng tương lai của Thái Lan có thể không cần tranh cử
Cố vấn Chính phủ Thái Lan Meechai Ruchupan tại cuộc họp báo ở thủ đô Bangkok ngày 5/10, sau khi được chỉ định làm người đứng đầu ủy ban soạn thảo bản hiến pháp. (Nguồn: Reuters/TTXVN)
Trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền với báo trên, Chủ tịch CDC nói rằng các thành viên của ủy ban này vẫn chưa kết luận rằng thủ tướng mới phải là nghị sỹ quốc hội mới, để ngỏ khả năng một nhân vật không tham gia tranh cử trở thành người đứng đầu chính phủ.
Tuy nhiên, ông Meechai Ruchupan nói rằng việc phê chuẩn vị trí thủ tướng trong chính phủ mới sẽ phải được thực hiện tại Hạ viện và điều này phải được người dân Thái Lan chấp nhận.
Theo ông Meechai, hiện có đến 60 bản hiến pháp của các quốc gia dân chủ trên toàn thế giới cho phép thủ tướng mới không cần phải là nghị sỹ quốc hội mới và thậm chí sẽ nảy sinh vấn đề chính đảng giành thắng lợi trong tổng tuyển cử đề cử một nhân vật "không có uy tín" để làm bù nhìn cho lãnh đạo chính phủ mới, bảo vệ lợi ích của một thế lực chính trị nào đó.
Về thành phần của Thượng viện Thái Lan theo quy định của hiến pháp mới, ông Meechai nói rằng CDC sẽ cố gắng đảm bảo rằng Thượng viện sẽ không phải là một "cái bóng của Hạ viện."
Là một chuyên gia pháp lý có tên tuổi, ông Meechai Ruchupan được xem là bậc thầy về soạn thảo hiến pháp của Thái Lan. Tuy nhiên, ông này bị các lực lượng chống đảo chính chỉ trích vì nhiều lần tham gia soạn thảo các bản hiến pháp mới phục vụ cho chính quyền sau đảo chính.
Bốn con tin bị IS bắt cóc ở Philippines
Phát ngôn viên quân đội Philippines cho biết việc kiểm tra đoạn video IS bắt cóc các con tin nước ngoài đang được tiến hành, nhưng khả năng rất cao nó là thật.
Bốn con tin nước ngoài bị IS bắt cóc xuất hiện trong đoạn video do IS tung lên mạng Twitter - Ảnh cắt từ video clip
Theo New York Times, thông tin được công bố ngày 14-10. Theo đó, video đang được kiểm tra là đoạn clip do tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tung lên mạng xã hội Twitter.
Trong đó có cảnh hai con tin người Canada và một người đàn ông Na Uy bị bắt cóc trên đảo Mindanao của Philippines hồi tháng 9. Phía sau các con tin là cờ IS.
Phát ngôn viên Restituto Padilla Jr. nói: “Một nhóm kỹ thuật viên đang xác minh tính trung thực của video này. Chưa xác định được tổ chức khủng bố nào đứng sau vụ việc và cũng chưa bên nào tuyên bố nhận trách nhiệm”.
Đoạn phim kéo dài hơn hai phút, ngoài ba con tin người nước ngoài còn có hình ảnh con tin thứ tư là một phụ nữ Philippines là bà Marites Flor, nhưng người này không nói gì.
Việc bắt giữ con tin và đoạn video liên quan được tung ra sau một khoảng thời gian tương đối yên ổn ở miền nam Philippines, khu vực có đảo lớn nhất là Mindanao.
Năm 2012, Chính phủ Philippines đã ký một thỏa thuận với nhóm nổi dậy Hồi giáo lớn nhất nước này là nhóm Mặt trận giải phóng Hồi giáo Moro (Moro Islamic Liberation Front), đóng quân tại miền nam Philippines.
Theo tổ chức tình báo SITE, đoạn video nói trên được tung lên mạng Twitter ngày chủ nhật (11-10) với cảnh mười gã đàn ông bịt mặt cầm súng tự động và một gã không bịt mặt đang kề dao vào cổ một trong bốn con tin quỳ phía trước.
Ba trong số bốn con tin nước ngoài gồm Robert Hall và John Ridsdel người Canada, Kjartan Sekkingstad người Na Uy đều tỏ ra sợ hãi và khẩn thiết kêu gọi tạm dừng các hoạt động trấn áp lực lượng nổi dậy của quân đội Chính phủ Philippines để mở đường cho các cuộc thương thuyết trả tự do cho họ.
Cả bốn người này bị 11 gã đàn ông bắt cóc hồi tháng trước từ khu nghỉ dưỡng Holiday Oceanview Samal trên đảo Samal, ngoài khơi đảo Mindanao.
Mỹ điều 300 quân tới Cameroon chống Boko Haram
Tổng thống Mỹ Obama ngày 14-10 công bố sẽ điều 300 binh sỹ tới Cameroon hỗ trợ nước này chống lực lượng nổi dậy cực đoan Hồi giáo Boko Haram.
Theo Vox, ông Obama chính thức thông báo quyết định này tới Quốc hội. Việc điều quân của ông Obama căn cứ theo Đạo luật quyền hạn chiến tranh (War Powers Act).
Về lý thuyết, ông Obama sẽ phải chờ sự phê chuẩn của Quốc hội cho đề xuất đó trong thời gian từ 60-90 ngày.
Boko Haram là nhóm phiến quân mà mùa hè năm ngoái đã bắt cóc hàng trăm thiếu nữ Nigeria. Lực lượng này cũng đã tiến hành hàng loạt đợt bạo loạn chống đối chính phủ từ năm 2009. Năm nay, các đợt trấn áp Boko Haram của quân đội Nigeria đang tỏ ra thất bại rõ rệt.
Một lý do khác cũng khiến nguy cơ an ninh dấy lên từ phía Boko Haram là hồi đầu năm nay, lực lượng này tuyên bố tự nguyện trung thành với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Boko Haram cũng đang lôi kéo nhóm phiến quân al-Shabaab ở Somalia tham gia IS.
Mỹ cũng tăng cường hỗ trợ Nigeria trong công cuộc chống Boko Haram mặc dù Mỹ vẫn tỏ ra miễn cưỡng trong việc điều tới nước này các khí tài quan trọng (như máy bay không người lái).
Gần đây Boko Haram bắt đầu mở các đợt tấn công sang quốc gia láng giềng của Nigeria là Cameroon. Và có vẻ như Mỹ có đủ tin tưởng với Cameroon nên đã điều bộ binh tới hỗ trợ quốc gia này chống Boko Haram.
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục trì trệ
Những thống kê về xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 9 vừa qua tiếp tục cho thấy tín hiệu xấu về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, theo Reuters.
Xuất nhập khẩu Trung Quốc tiếp tục chứng kiến nhiều thông số đáng lo ngại trong tháng 9 - Ảnh: Reuters
Bất chấp có sự cải thiện nhỏ trong xuất khẩu, việc nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục giảm trong tháng 9 cho thấy nền kinh tế nước này đang mất dần động lực, đòi hỏi Bắc Kinh phải có biện pháp kích thích mạnh mẽ hơn nữa, Reuters bình luận ngày 13.10.
Xuất khẩu tháng 9 của Trung Quốc giảm 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giảm thấp hơn dự kiến, vì trước đó các chuyên gia cảnh báo xuất khẩu Trung Quốc có thể giảm tới 6,3%, theo khảo sát của Reuters. Hồi tháng 8, mức giảm này so với tháng 8.2014 là 5,5%.
Tuy nhiên thông số đáng lo hơn là việc nhập khẩu của Trung Quốc ghi nhận mức giảm 20,4% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái. Các chuyên gia trước đó chỉ dự báo giảm khoảng 15%, mức khá khiêm tốn so với việc nhập khẩu tháng 8 giảm 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, nhập khẩu Trung Quốc đã giảm 11 tháng liên tiếp, là minh chứng rõ ràng cho những mối lo lớn trong sự phát triển của kinh tế nước này, kèm theo cơn “bạo bệnh” từ thị trường chứng khoán thời gian gần đây.
Việc nhập khẩu giảm cũng phản ánh nhu cầu tiêu dùng của người dân Trung Quốc đang tiếp tục teo tóp, bất chấp sự điều chỉnh của chính phủ bằng việc phá giá đồng nhân dân tệ vừa qua.
Ngày 19.10 tới đây Trung Quốc sẽ công bố tăng trưởng quý 3, và nếu mọi thứ tiếp tục tồi tệ, có khả năng Bắc Kinh sẽ tiếp tụcgiảm lãi suất lần nữa, theo Reuters.
“Đà tăng trưởng chung trong tháng trước vẫn còn yếu và tăng trưởng GDP quý 3 sẽ được đưa ra vào thứ hai tới (19.10) sẽ có khả năng giảm xuống còn 6,4%, so với 7% trong nửa đầu năm nay”, Ngân hàng ANZ đưa ra dự báo.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc giảm 60,34 tỉ trong tháng 9, theo Tổng cục Hải quan nước này và cao hơn so với mức dự báo 46,8 tỉ USD, đồng thời tăng nhẹ so với 60,24 tỉ USD trong thống kê tương tự của tháng 8.