tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 13-04-2016

  • Cập nhật : 13/04/2016

Tổng thống Brazil tố cáo âm mưu "đảo chính"

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff hôm 12-4 cho biết Phó Tổng thống Michel Temer đã âm mưu lật đổ bà khi nỗ lực luận tội bà dần có hiệu quả trong quốc hội.

Được sự trợ giúp của người tư vấn cũng như tổng thống tiền nhiệm, ông Luiz Inacio Lula da Silva, bà Rousseff đã giành được đầy đủ sự ủng hộ từ số đồng minh ít ỏi còn lại nhằm tránh bị luận tội trong cuộc bỏ phiếu của hạ viện diễn ra hôm 10-4. Trước đó, các chuyên gia phân tích đã cho rằng bà Rouseff sẽ thất bại.

Một ngày sau đó, một ủy ban tại quốc hội Brazil đã bỏ phiếu ủng hộ kế hoạch luận tội nhà lãnh đạo Brazil vì bà Rouseff đã vi phạm luật ngân sách để hỗ trợ cuộc tái tranh cử của bà năm 2014, với 38 phiếu thuận và 27 phiếu chống. Tổng thống Brazil nói cáo buộc này nhằm mục đích lật đổ bà.

Trong khi bà Rouseff đang tìm cách đấu tranh cho sự tồn vong của mình, chính phủ của bà đã bị tê liệt phần lớn khi Brazil - nền kinh tế lớn thứ bảy thế giới - phải đối phó với tình trạng suy thoái nặng nề và vụ bê bối tham nhũng lớn nhất từ trước đến nay.

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff. Ảnh: EPA
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff. Ảnh: EPA

“Họ đang thực hiện âm mưu ngay giữa ban ngày nhằm gây bất lợi cho một tổng thống được bầu cử hợp pháp. Những kẻ có mưu đồ đã bị vạch trần” - Tổng thống Brazil phát biểu hôm 12-4, bà đề cập đến một đoạn ghi âm mà Phó Tổng Thống Michel Teme gửi những người ủng hộ ông, kêu gọi thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc nhằm vượt qua khủng hoảng chính trị.

Đoạn ghi âm này đã khiến cho sự rạn nứt giữa bà Rousseff và ông Temer trở nên nguy kịch. Tổng thống Brazil cho rằng đây là bằng chứng về một âm mưu “đảo chính” trong khi ông Temer nói ông không có chủ ý trên.

Ông Temer đã bác bỏ các cáo buộc cho rằng mình âm mưu lật đổ Tổng thống Rouseff. Tuy nhiên, các trợ ký của ông cho biết ông đã chuẩn bị tư thế sẵn sàng thay thế bà Rousseff để kéo nền kinh tế đất nước ra khỏi tình trạng suy thoái.

Ông Temer sẽ trở thành tổng thống nếu thượng viện đồng ý đình chỉ chức vụ bà Rousseff và tiến hành phiên tòa luận tội.


HỒ sơ Panama: Cảnh sát đột kích trụ sở công ty luật ở Panama

Cảnh sát Panama hôm nay đột kích trụ sở của hãng luật Mossack Fonseca, tâm điểm của vụ rò rỉ Tài liệu Panama đang xôn xao dư luận, nhằm tìm kiếm bằng chứng.

AFP đưa tin, cảnh sát Panama cùng một đơn vị chống tội phạm nước này ngày 13/4 đột kích trụ sở của hãng luật Mossack Fonseca ở thủ đô Panama City "mà không gặp sự cố hay bị cản trở", các công tố viên cho biết.

Theo các công tố viên, cuộc truy quét sẽ được tiến hành tại trụ sở của hãng luật này ở các chi nhánh của hãng.

Mossack Fonseca, tâm điểm của vụ rò rỉ dữ liệu khổng lồ, phủ nhận mọi việc làm sai trái và cho rằng họ là "nạn nhân" của vụ tấn công dữ liệu và các thông tin trong dữ liệu rò rỉ đều không đúng sự thật, theo BBC.

Tổng thống Panama Juan Carlos Varela cam kết phối hợp với các nước khác để nâng cao tính minh bạch trong ngành tài chính ở nước ngoài.

bien hieu cua hang luat mossack fonseca, tam diem vu ro ri du lieu khong lo. anh: reuters

Biển hiệu của hãng luật Mossack Fonseca, tâm điểm vụ rò rỉ dữ liệu khổng lồ. Ảnh: Reuters

Ngày 8/4, giới chức El Salvador đột kích văn phòng của hãng luật tại nước này. Họ thu giữ 20 máy tính, một số tài liệu và thẩm tra 7 nhân viên của công ty, nhưng không bắt giữ ai.

Giới chức El Salvador cho hay, họ thực hiện vụ truy quét sau khi phát hiện Mossack Fonseca gỡ biển hiệu. Người dân El Salvador thường tìm đến hãng luật có trụ sở ở Panama để mua bán bất động sản trong nước mà không phải khai báo với chính quyền.

Vụ rò rỉ Tài liệu Panama liên quan tới hãng luật Mossack Fonseca đang gây chấn động dư luận.

Thủ tướng Iceland đã buộc từ chức sau khi ông có tên trong danh sách những nhân vật hưởng lợi từ một công ty nước ngoài. Thủ tướng Anh David Cameron buộc công khai hồ sơ thuế.

Những người giàu ở Australia, Pháp, Ấn Độ, Mexico, Peru, Tây Ban Nha và một số nước khác đang đối mặt với các cuộc điều tra vì nghi trốn thuế sau khi tên của họ xuất hiện trong khối dữ liệu khổng lồ.

Tài liệu Panama là khối dữ liệu 11,5 triệu trang của công ty luật Mossack Fonseca. Hồ sơ bị rò rỉ cho thấy hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài của các cá nhân, tổ chức nhiều quốc gia từ năm 1977 cho tới cuối tháng 12/2015.

Tài liệu chỉ ra, công ty Mossack Fonseca đã lập mạng lưới khổng lồ để hỗ trợ hàng loạt chính trị gia và doanh nhân các nước che giấu tài sản và có thể đã rửa hàng tỷ USD tiền mặt.

Những cái tên nổi bật trong danh sách bị cáo buộc có liên quan đến gia đình và cộng sự của cựu tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, Tổng thống Syria Bashar al-Assad...

Công ty luật Mossack Fonseca đặt trụ sở ở Panama nhưng hoạt động trên toàn thế giới. Website của Mossack Fonseca cho biết công ty có hệ thống 600 nhân viên làm việc tại 42 quốc gia, bao gồm nhiều "thiên đường trốn thuế" như Thụy Sĩ, Cyprus, quần đảo British Virgin…


Philippines: Trung Quốc chớ biến Scarborough thành "đảo nhân tạo"

Quan chức ngoại giao Philippines cảnh báo, bất kì động thái nào của Trung Quốc nhằm biến bãi cạn tranh chấp Scarborough thành “đảo nhân tạo” sẽ làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Manila ngày 12/4, Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Cusia cho biết: Manila đã được một sĩ quan cấp cao hải quân Mỹ thông báo phát hiện thấy tàu khảo sát nghi là của Trung Quốc tại bãi Scarborough vài tuần trước. Quân đội Philippines ra thực địa kiểm tra, nhưng không thấy có tàu nước ngoài nào hiện diện ở đây, có thể là do tàu Trung Quốc đã rút đi. Đại sứ Cusia quan ngại về động thái này, nói rằng đã yêu cầu Washington thuyết phục Bắc Kinh không có bước đi “đặc biệt khiêu khích” như vậy. 
dai su jose cusia phat bieu tai cuoc hop bao ngay 12/4. anh: ap

Đại sứ Jose Cusia phát biểu tại cuộc họp báo ngày 12/4. Ảnh: AP

Phát hiện mới đây của Hải quân Mỹ về động thái của Trung Quốc ở Scarborough làm dấy lên mối quan ngại rằng Bắc Kinh có ý định biến bãi cạn này trở thành “đảo nhân tạo” kế tiếp. “Tôi cho rằng sẽ là rất khiêu khích nếu họ xây đảo nhân tạo ở bãi cạn Scarborough… hành động này chỉ làm gia tăng căng thẳng và xung đột. Chúng tôi hy vọng Mỹ và các nước khác sẽ thuyết phục Trung Quốc không làm vậy”, Đại sứ Cusia nói, kèm theo đó là thừa nhận một mình Philippines không thể buộc Bắc Kinh thoái lui trong vấn đề này. 
 
Liên quan đến tranh chấp ở Scarborough, ông Cusia tiết lộ từng tham gia vào nỗ lực của Bộ Ngoại giao Mỹ để kiến tạo ra thỏa thuận Trung Quốc - Philippines về chấm dứt căng thẳng tại khu vực này. Thỏa thuận có điều khoản hai nước rút các tàu quân sự, vũ trang khỏi bãi cạn để tránh khả năng đụng độ khi đối đầu giữa hai bên lên đến đỉnh điểm hồi năm 2012. Tuy nhiên, Trung Quốc không thực thi khi thỏa thuận khi không rút tàu, dù Philippines đã tuân thủ đầy đủ. Bắc Kinh giờ tuyên bố không hề tồn tại một văn bản nào như vậy và Philippines “đã bị lừa gạt”, Đại sứ Cuisia bình luận. 
quan doi philippines tuan tra gan bai can scarborough. anh: navytimes

Quân đội Philippines tuần tra gần bãi cạn Scarborough. Ảnh: Navytimes

Trung Quốc tuyên bố đã “hoàn thành” việc xây dựng 7 đảo nhân tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, làm nhiều nước trong khu vực quan ngại, buộc Mỹ và nhiều nước lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh ngừng ngay những hành động khiêu khích có thể dẫn đến đối đầu. 
 
Hôm 11/4, Ngoại trưởng các nước Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) ra tuyên bố chung bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ hành động đe dọa, cưỡng ép hay gây hấn mang tính đơn phương nào có thể làm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng, như là cách ngầm đề cập đến Trung Quốc. Ngoại trưởng G-7 cũng hối thúc tất cả các bên không tiến hành việc bồi đắp, xây “đảo nhân tạo”, nhất là ở quy mô lớn; không xây dựng các công trình, cấu trúc sử dụng cho mục đích quân sự, hành động phù hợp với luật pháp quốc tế. Riêng Washington nhiều lần khẳng định không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông, nhưng khẳng định việc bảo đảm tự do hàng hải và hàng không ở vùng biển này là “lợi ích quốc gia” của Mỹ. 
 
Bộ Ngoại giao Philippines ngày 12/4 ra thông báo hoàn toàn ủng hộ lập trường của Ngoại trưởng các nước G-7. Ở chiều ngược lại, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc chỉ trích lập trường của G-7, “hối thúc” các nước này tuân thủ các cam kết trung lập trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông; hướng sự chú ý vào điều hành kinh tế toàn cầu, hợp tác ngăn cản đà suy giảm kinh tế thế giới…(BTT)

Litva tiên phong trừng phạt Nga về vụ Savchenko

Litva là quốc gia Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố lệnh cấm vào nước này những nhân vật liên quan đến bản án 22 năm tù giam đối với nữ phi công Ukraine Nadezhda Savchenko về tội giết 2 nhà báo Nga.

Ngoài “danh sách Savchenko”, những người liên quan đến việc kết án 2 công dân Ukraine khác – đạo diễn Oleg Sentsov và nhà bảo vệ nhân quyền Alexander Kolchenko - cũng bị cấm vào Litva.

nu phi cong ukraine nadezhda savchenko. anh: reuters

Nữ phi công Ukraine Nadezhda Savchenko. Ảnh: REUTERS

Vào thời điểm hiện tại, có 46 người bị cấm vào lãnh thổ Litva. Đó là những thẩm phán, công tố Nga đã tham gia trực tiếp vào các vụ xét xử những người này, cùng với một số người thuộc các cộng hòa tự phong Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine.

Ngoài ra, Ngoại trưởng Litva Linas Linkevičius cho biết thêm danh sách này đang được bổ sung.

Theo ông, bước đi của Vilnius sẽ thúc đẩy các quốc gia khác thuộc EU làm theo gương nước này.

Thực ra, ngoài Litva, còn có 4 quốc gia EU khác đã đệ trình “danh sách Savchenko” lên cao ủy đối ngoại EU Federica Mogherini.

Ông Linkevičius đã đề nghị bà Mogherini tuyên bố danh sách trên trong phạm vi toàn EU nhưng ý tưởng này hiện chưa được ủng hộ.

Ngày 17-3 vừa qua, báo chí đưa tin Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã chuyển cho các lãnh đạo EU “danh sách Savchenko” gồm 29 nhân vật.

Các đại biểu Nghị viện châu Âu đề nghị đưa Tổng thống Nga Vladimir Putin vào danh sách đen này nhưng EU đã không đồng ý.


Ukraina sẽ "xù nợ" Nga

Quốc hội Ukraina đã thông qua dự luật bãi bỏ thời hạn tạm hoãn thanh toán khoản nợ LB Nga với số tiền 3 tỷ USD.

quyet dinh nay da duoc 242 dai bieu ung ho, trong khi yeu cau toi thieu la 226 phieu.

Quyết định này đã được 242 đại biểu ủng hộ, trong khi yêu cầu tối thiểu là 226 phiếu.

Trong bản lưu ý của dự luật giải thích rằng mục tiêu chính là đảm bảo sự ổn định tài chính và bền vững nợ của đất nước, cũng như để ngăn chặn"ảnh hưởng tiêu cực" trong trường hợp có nguy cơ vỡ nợ về nợ nước ngoài và nợ công đảm bảo.

Bộ Tài chính Ukraine cho biết sẽ cố gắng đàm phán với Moskva về tái cơ cấu lại khoản nợ và bãi bỏ lệnh cấm, nếu đạt được thỏa thuận. Được biết, vào giữa tháng 12/2015, Thủ tướng Ukraina ban hành lệnh cấm thanh toán khoản nợ 3 tỷ USD trái phiếu mà Nga mua hồi cuối 2013. IMF xác nhận khoản nợ của Ukraina với Nga là nợ chủ quyền chứ không phải là khoản vay thương mại.

Điều đó có nghĩa là không thể tái cơ cấu theo những điều khoản tương tự như khoản vay trước chủ nợ tư nhân.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục