tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 06-11-2015

  • Cập nhật : 06/11/2015

Israel muốn Mỹ nâng viện trợ quân sự lên 5 tỉ USD/năm

 Israel yêu cầu Mỹ nâng mức viện trợ quốc phòng hàng năm lên 5 tỉ USD trong khi mức hiện tại 3 tỉ USD sẽ hết hạn vào năm 2017.
israel muon my vien tro quan su 5 ti usd moi nam - anh: reuters

Israel muốn Mỹ viện trợ quân sự 5 tỉ USD mỗi năm - Ảnh: Reuters

Israel muốn Mỹ viện trợ quân sự 5 tỉ USD mỗi năm trong vòng 10 năm, theo một nguồn tin từ quốc hội Mỹ tiết lộ ngày 4.11. Lý do Israel muốn nhận được nhiều hơn là nhằm đối phó với các mối đe dọa tăng gia tăng sau thỏa thuận hạt nhân Iran. Israel là nước phản đối thỏa thuận này, theo Reuters ngày 4.11.
Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu đã làm chậm lại các cuộc đàm phán viện trợ với Mỹ và cho thấy sự không hài lòng khi thỏa thuận hạt nhân Iran được ký. Trước đó, các quan chức Mỹ và Israel cho biết đang xem xét đưa ra gói viện trợ mới trị giá 3,6 - 3,7 tỉ USD mỗi năm.
Cả 2 phía đều nói rằng số tiền có thể tăng lên nếu thỏa thuận hạt nhân Iran đạt được, khi đó Iran sẽ được dỡ bỏ bớt một số lệnh cấm vận. Israel cho rằng việc bỏ bớt cấm vận sẽ giúp Iran tăng cường ủng hộ cho các phe thù địch với Israel tại Syria, Lebanon, Pakistan và nhiều nơi khác. Mỹ cho rằng sự sợ hãi của Israel là phóng đại.
Thủ tướng Natanyahu dự kiến sẽ thăm Mỹ và hội đàm với Tổng thống Barack Obama vào tuần tới, và gói viện trợ nhiều khả năng sẽ được nhắc đến. Người phát ngôn chính phủ Israel không tiết lộ chi tiết về cuộc đàm phán viện trợ. Trong khi một quan chức Mỹ nói rằng chính quyền Obama có thể sẽ không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Israel.

Mỹ đồng ý bán vũ khí trang bị trên UAV cho Ý

Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp nhận đề nghị từ lâu của Ý về việc bán kèm các vũ khí gồm tên lửa Hellfire, bom dẫn đường bằng laser và các loại vũ khí khác cho 2 máy bay không người lái (UAV) MQ-9.
loai uav vu trang mq-9 cua my - anh: luc quan my

Loại UAV vũ trang MQ-9 của Mỹ - Ảnh: Lục quân Mỹ

Đây sẽ là hợp đồng bán UAV có vũ khí đầu tiên của Mỹ từ khi chính phủ ra chính sách xuất khẩu UAV hồi tháng 2, theo Reuters ngày 4.11. Ý là một trong 2 nước được mua UAV có mang theo vũ khí, theo các quan chức Mỹ giấu tên cho biết. Nước còn lại là Anh đã sử dụng loại vũ khí này từ năm 2007.
Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng của Lầu Năm Góc, chuyên giám sát việc bán vũ khí ra nước ngoài, nói với các nghị sĩ hôm 3.11 rằng hợp đồng với Ý có thể trị giá tới 129,6 triệu USD. Nhà thầu chính là hãng General Atomics.
Đề xuất lần này bao gồm 156 tên lửa AGM-114R2 Hellfire, 20 quả bom dẫn đường bằng laser GBU-12, 30 quả bom GBU-38 và các vũ khí khác, theo cơ quan của Lầu Năm Góc.
my da thong qua de nghi cua y ban vu khi di kem voi 2 uav mq-9 - anh: reuters

Mỹ đã thông qua đề nghị của Ý bán vũ khí đi kèm với 2 UAV MQ-9 - Ảnh: Reuters

Thỏa thuận bán 2 UAV MQ-9 được thông qua vào năm 2009 nhưng không có vũ khí, đến năm 2012 Ý đề nghị Mỹ bán kèm vũ khí.
Một trong số các quan chức Mỹ cho biết việc xuất khẩu UAV dù có vũ khí hay không đều được xem xét kỹ càng, và Ý là một trường hợp ưu tiên vì là đồng minh chính của Mỹ trong các chiến dịch do Mỹ dẫn đầu hoặc tại NATO. Trong chính sách xuất khẩu mới của Mỹ, các loại UAV như MQ-9 được bán rất hạn chế, và người mua cần phải tuân thủ các điều khoản nghiêm ngặt như không dùng cho các hoạt động do thám bất hợp pháp hoặc đàn áp người dân trong nước.

IS thách Nga giải mã bí ẩn máy bay rơi

Ngày 4-11, nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) lên tiếng thách đố Nga và Ai Cập giải mã bí ẩn về chiếc máy bay gặp nạn tại bán đảo Sinai khiến 224 người thiệt mạng.

nguoi dan nga du le tuong niem cac nan nhan may bay o st. petersburg hom nay - anh: reuters

Người dân Nga dự lễ tưởng niệm các nạn nhân máy bay ở St. Petersburg hôm nay - Ảnh: Reuters

Theo AFP, trong tuyên bố đưa ra hôm nay IS tiếp tục khẳng định nhóm này đã tấn công máy bay của hãng hàng không Nga Kogalymavia và thách thức Nga cùng Ai Cập chứng minh điều ngược lại. “Chúng tôi không có nghĩa vụ phải giải thích đã tấn công máy bay như thế nào” - IS nhấn mạnh.

“Hãy chứng minh rằng chúng tôi không hạ chiếc máy bay. Chúng tôi sẽ giải thích rõ cách thức tấn công máy bay theo thời điểm chúng tôi lựa chọn” - IS khẳng định trên mạng xã hội.

Hôm nay, các nhà điều tra Nga và Ai Cập vẫn đang phân tích dữ liệu hai hộp đen máy bay.

Cùng ngày, Thủ tướng Anh David Cameron đã gọi điện cho Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi. Hai nhà lãnh đạo cho rằng cần phải thắt chặt an ninh sân bay Sharm el-Sheikh ở bán đảo Sinai, nơi chiếc máy bay xấu số cất cánh.

Ông Cameron và ông Sisi thừa nhận vẫn còn nhiều bí ẩn về nguyên nhân dẫn tới vụ máy bay rơi và điều quan trọng là phải đảm bảo an ninh sân bay này. Mới đây, IS tiếp tục nhận trách nhiệm một vụ đánh bom ở Sinai khiến bốn cảnh sát Ai Cập thiệt mạng.

Trong thời gian qua, chi nhánh của IS ở bán đảo Sinai đã mở chiến dịch ly khai đẫm máu khiến hàng trăm cảnh sát và binh sĩ Ai Cập thiệt mạng.

Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ James Clapper cho rằng khả năng IS đánh bom máy bay Nga là không lớn, nhưng cũng không thể bị loại trừ.


Hàn Quốc mua hàng chục trực thăng Mỹ đối phó Triều Tiên

Hàn Quốc sẽ mua 36 chiếc trực thăng hiện đại AH-64E Apache (của hãng Boeing, Mỹ) nhằm tăng cường công tác tuần tra, giám sát ở khu vực biên giới với Triều Tiên.
han quoc mua hang chuc truc thang apache cua my de doi pho trieu tien - anh minh hoa: afp

Hàn Quốc mua hàng chục trực thăng Apache của Mỹ để đối phó Triều Tiên - Ảnh minh họa: AFP

Việc mua trực thăng sẽ được khởi động khoảng đầu năm 2016 và tiếp tục cho đến năm 2017, theo trang tin Stars and Stripes (Mỹ) hôm 4.11.
“Chúng tôi thực hiện kế hoạch này nhằm đối phó với quân đội Triều Tiên”, Stars and Stripes trích phát biểu của một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.
Quan chức này phủ nhận những chiếc trực thăng sẽ được huy động chủ yếu để tuần tra ở biên giới với Triều Tiên, khu vực xảy ra nhiều căng thẳng giữa 2 nước, đặc biệt là vùng đảo Yeonpyeong, tây bắc Hàn Quốc. Tuy nhiên, quan chức không muốn nêu tên này thừa nhận việc sử dụng trực thăng tuần tra ở khu vực biên giới cũng là một trong những nhiệm vụ của Apache. Loại trực thăng này Seoul đặt biệt danh là Guardian (người bảo vệ).
Hãng Yonhap cho biết quân đội Hàn Quốc đã ký hợp đồng trị giá 1,6 tỉ USD với Mỹ để mua số trực thăng nói trên, thay thế một loạt trực thăng cũ, lạc hậu của quân đội Hàn Quốc.
Apache có thể được sử dụng trong mọi thời tiết và trang bị nhiều loại vũ khí chiến đấu trên không và trên bộ. Trực thăng Apache phục vụ quân đội Mỹ từ năm 1984, và phiên bản hiện đại AH-64E Apache được quân đội Mỹ sử dụng lần đầu tiên hồi năm 2014 ở chiến trường Afghanistan.

Quan chức Mỹ: 4.000 lính Nga đang hiện diện ở Syria

Nga có khoảng 4.000 nhân viên quân sự đang hiện diện ở Syria, tăng gấp đôi so với thời điểm Nga bắt đầu không kích ở Syria, Reuters ngày 5.10 dẫn lời các quan chức an ninh Mỹ.
cac quan chuc an ninh my cho biet so luong nhan vien quan su nga co mat tai syria hien nay la khoang 4.000 nguoi - anh: reuters

Các quan chức an ninh Mỹ cho biết số lượng nhân viên quân sự Nga có mặt tại Syria hiện nay là khoảng 4.000 người - Ảnh: Reuters

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga từ chối bình luận về việc gia tăng số nhân viên quân sự nước này tại Syria, theo Reuters.
Nhà phân tích cao cấp tại Viện nghiên cứu về chiến tranh (Mỹ), ông Christopher Harmer nhận định Nga có thể gia tăng lực lượng quân sự ở Syria lên tới 8.000 người hoặc hơn. Ông cho rằng, một khi có đủ lực lượng thì Nga sẽ bắt đầu các chiến dịch quân sự trên bộ tại Syria.
Tình báo Mỹ thông tin rằng có các trường hợp lính Nga bị thương và tử trận ở Syria. Bên cạnh đó, Reuters dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay ngoài lực lượng hoạt động ở 4 căn cứ quân sự Nga tại Syria, nhiều dàn phóng tên lửa và pháo binh của Nga đang được triển khai bên ngoài các cơ sở đó.
Điện Kremlin phủ nhận điều này, khẳng định không hề có lính Nga chiến đấu ở Syria mà chỉ có cố vấn và binh sĩ tới Syria huấn luyện cùng lực lượng quân đội chính phủ Syria, ngoài ra có một nhóm phụ trách bảo vệ căn cứ quân sự Nga ở miền tây Syria.
Nga bắt đầu triển khai chiến dịch không kích ở Syria từ ngày 30.9. Đã hơn một tháng trôi qua và Mỹ liên tục chỉ trích Nga, cho rằng Nga không nhằm mục tiêu IS như đã nói mà nhằm vào các nhóm đối lập, trong đó có lực lượng được Mỹ hậu thuẫn. Nga phủ nhận điều đó và khẳng định mục tiêu chính vẫn là tiêu diệt tổ chức Hồi giáo cực đoan IS.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục