tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 04-08-2016

  • Cập nhật : 04/08/2016

Indonesia, Malaysia, Philippines đạt thỏa thuận tuần tra ở Biển Đông

anh minh hoa. (nguon: afp)

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Ngày 2/8, tờ Wall Street Journal của Mỹ đã đăng bài viết về việc các nước Indonesia, Malaysia và Philippines đạt được thỏa thuận tuần tra chung tại Biển Đông. 

Theo đó, ba nước này đã đồng ý cho phép lực lượng kiểm soát biển được quyền truy đuổi tàu thuyền khả nghi trong các vùng biển của nhau, nhằm đối phó với những hoạt động bắt cóc con tin của Phiến quân hồi giáo. 

Bộ trưởng Quốc phòng ba nước đã có cuộc gặp gỡ lần thứ 3 kể từ tháng 5/2016, nhằm định hình kế hoạch tuần tra chung trong vùng biển ngoài khơi phía Tây Nam của Philippines. Hiện ba nước này cũng đang thảo luận về thỏa thuận nhằm cho phép lực lượng an ninh của nhau được phép tiến hành các hoạt động tuần tra dọc đường biên giới đất liền. 

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana, ba nước vẫn đang thảo luận về những vấn đề này vì còn một số trở ngại về mặt thể chế, đồng thời sẽ tiếp tục tham vấn nếu được cho phép triển khai hoạt động trên cả đất liền. 

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã đưa ra đề xuất về các hoạt động tuần tra chung vào cuối tháng 4/2016, sau khi xảy ra nhiều vụ cướp biển và bắt cóc con tin của nhóm phiến quân Abu Sayyaf nhằm vào người Phương Tây và địa phương. 

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryacudu cho rằng mục đích của hoạt động tuần tra không chỉ nhằm đấu tranh với lực lượng phiến quân mà còn nhằm vào các loại tội phạm khác như buôn bán ma túy, buôn người… Nhiều chuyên gia an ninh cho rằng các cuộc tuần tra sẽ giúp tăng cường lợi ích biển của Đông Nam Á, trong đó có các khu vực đang tranh chấp tại Biển Đông.(TTXVN) 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sắp có cuộc gặp quan trọng với ông Putin

tong thong tho nhi ky recep tayyip erdogan (phai) va nguoi dong cap nga vladimir putin. (nguon: sputniknews.com)

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (phải) và người đồng cấp Nga Vladimir Putin. (Nguồn: sputniknews.com)

Ngày 2/8, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, hai nhà lãnh đạo này dự định sẽ thảo luận về hợp tác kinh tế song phương và cuộc khủng hoảng trong mối quan hệ giữa hai nước sau vụ chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị bắn hạ.

Ông Erdogan cho hay: “Ngày 9/8 tới tại cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Saint Petersburg, tôi sẽ thảo luận quan hệ hợp tác kinh tế của chúng tôi và cuộc khủng hoảng với Nga liên quan đến vụ Su-24 của Nga bị bắn rơi."

Cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện sau khi vào tháng 10/2015, máy bay tiêm kích của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga. Tổng thống Nga gọi đây là hành động “đâm sau lưng” từ phía những kẻ ủng hộ khủng bố. Nga đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ. 

Bước đột phá trong quan hệ song phương đã diễn ra sau khi Tổng thống Ergogan gửi thư xin lỗi ông Putin. Hiện nay, Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đã khôi phục điều tra đối với nghi phạm bắn rơi Su-24 và khiến một phi công Nga thiệt mạng.(TTXVN)

Ông Trump có thể đảo ngược quá trình toàn cầu hóa

Nếu ông Donald Trump nắm giữa chìa khóa vào Nhà Trắng, chính sách về thương mại và các mối quan hệ toàn cầu của ông có thể đảo ngược quá trình toàn cầu hóa, đưa nước Mỹ bước quay trở lại thời kỳ “cổ xưa”.

Khi nhận đề cử vào vị trí ứng cử viên Đảng Cộng hòa trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ, tỷ phú Dolan Trump cho rằng cương lĩnh của nước Mỹ không bao gồm việc toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, ông cũng cam kết sẽ không bao giờ ký kết các hiệp định thương mại không có lợi cho nước Mỹ nếu nhậm chức Tổng thống từ tay ông Barack Obama.

Trước đó, khi nói về vấn đề toàn cầu hóa, ông Trump đổ lỗi cho quá trình này đã “cuốn đi” giới trung lưu tại Mỹ.

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC ngày 2/8, Chủ tịch kiêm chiến lược gia toàn cầu của Independent Strategy – ông David Roche – cho rằng nếu ông Trump giành chiến thắng trước bà Hillary Clinton, thị trường sẽ phải đối mặt với những rủi ro thực sự.

 

Quá trình toàn cầu hóa là một phần nền tảng của lợi nhuận trên thị trường tài chính bởi nó mang tới cho các nhà đầu tư một cái nhìn về phương thức hoạt động của thị trướng chứng khoán. Tuy nhiên, ông Trump hoàn toàn có thể sẽ đi ngược lại với điều đó.

Khi đó, các nhà đầu tư sẽ mua lại các doanh nghiệp địa phương thay vì đầu tư vào các doanh nghiệp toàn cầu.

Theo ông Roche, các sự kiện chính trị đang trở thành rủi ro lớn hơn cho thị trường chứng khoán.

Về việc hỗ trợ cho thị trướng chứng khoán, giám đốc chiến lược Peter Oppenheimer của Goldman Sachs cho rằng ông Trump hay bà Clinton trở thành Tổng thống Mỹ đều mang lại những lợi ích.

Mặc dù càng tới gần ngày bỏ phiếu, sự bất ổn càng tăng cao nhưng một điều hoàn toàn có thể xảy ra là vị tổng thống mới sẽ tăng chi tiêu ngân sách, mang thêm tiền vào thị trường chứng khoán.

Trong bài phát biểu hồi tháng 6, ông Trump đã cáo buộc Trung Quốc tiến hành việc đánh cắp các tài sản trí tuệ, thao túng tiền tệ và bán phá giá sản phẩm.

Vị ứng cử viên Đảng Cộng hòa tiếp tục miêu tả bà Clinton là một người tôn thờ toàn cầu hóa và đặt chính sách này lên trên nước Mỹ. Ông Trump cho rằng việc bà Clinton ủng hộ các hiệp định thương mại tự do sẽ giết chết ngành sản xuất tại Mỹ.

Ông Rocho nhận định rằng sự hùng biện theo chủ nghĩa cô lập của ông Trump cho thấy ông muốn chấm dứt vai trò “cảnh sát toàn cầu” của nước Mỹ.

Vị lãnh đạo này cho rằng những nguy cơ khi ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ nằm ở việc ông ta sẽ có quyền lực để đảo lộn hệ thống an ninh của Mỹ - hệ thống đang góp phần không nhỏ tới an ninh toàn cầu.

Nhật Bản có nữ bộ trưởng quốc phòng mới

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay chỉ định bà Tomomi Inada, một đồng minh bảo thủ, vào vị trí bộ trưởng quốc phòng.

ba tomomi inada hom nay tra loi bao gioi o thu do tokyo. anh: reuters

Bà Tomomi Inada hôm nay trả lời báo giới ở thủ đô Tokyo. Ảnh: Reuters

Việc bổ nhiệm này của ông Abe được cho là một thay đổi đáng chú ý trong quá trình cải tổ nội các Nhật thời gian qua bởi hầu hết những vị trí chủ chốt đều không có quá nhiều xáo trộn, theo Reuters.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada từng là người đứng đầu ban chính sách của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền. Bà có chung quan điểm với Thủ tướng Abe về cải cách thời hậu chiến và hiến pháp hòa bình. Giống với ông Abe, bà Inada cũng quan ngại sâu sắc trước những mối nguy hiểm từ các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.

Bà còn thường xuyên viếng thăm đền Yasukuni ở thủ đô Tokyo, địa điểm mà Trung Quốc và Hàn Quốc lâu nay vẫn coi như biểu trưng cho chủ nghĩa quân phiệt của Nhật Bản trước đây.

Bà Inada, một luật sư 57 tuổi, đã trở thành người phụ nữ thứ hai ở Nhật Bản đảm nhận cương vị lãnh đạo Bộ Quốc phòng. Người đầu tiên nắm giữ vai trò này là bà Yuriko Koike, được bổ nhiệm vào năm 2007.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Hàn Quốc hiện chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào.

Trung Quốc ra mắt trang web tuyên truyền sai trái về Biển Đông

Bắc Kinh hôm nay cho ra mắt trang web tuyên truyền những thông tin sai lệch về chủ quyền Biển Đông bằng tiếng Trung Quốc.

dao nhan tao phi phap trung quoc boi lap o quan dao truong sa cua viet nam. anh: csis

Đảo nhân tạo phi pháp Trung Quốc bồi lấp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS

Theo China News, trang mạng tuyên truyền về Biển Đông này do Trung tâm Thông tin thuộc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc (SOA) chỉ đạo thiết kế. Trang mạng sử dụng 6 tên miền.

Thạch Thanh Phong, phát ngôn viên SOA, cho biết trang mạng nói trên gồm các mục: Nhận thức Biển Đông, động thái mới ở Biển Đông, tư liệu lịch sử, bình luận quan điểm, quy định chính sách, giao lưu hợp tác, sự kiện lớn, tài liệu Biển Đông.

SOA lập ra trang web này nhằm tuyên truyền cái gọi là chủ quyền, chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông, cung cấp cái gọi là "chứng cứ lịch sử và căn cứ pháp lý" nhằm khẳng định chủ quyền phi lý đối với Biển Đông.

Trung Quốc dự kiến ra mắt phiên bản bằng tiếng Anh của trang web vào cuối năm nay.

Trong một diễn biến liên quan, Bắc Kinh hôm qua ban hành bản diễn giải về cái gọi là "các vùng biển của Trung Quốc" ở Biển Đông, dọa phạt tù một năm với những hoạt động đánh bắt tại đây. Động thái trên được cho là nhằm giúp Bắc Kinh tăng cường khả năng kiểm soát ở Biển Đông.

Bắc Kinh bên cạnh đó còn đang tìm cách chống lại các phán quyết liên quan đến vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc ở Biển Đông.

Tòa Trọng tài Thường trực do Liên Hợp Quốc bảo trợ ở The Hague, Hà Lan, hôm 12/7 ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự vẽ ra nhằm đòi chủ quyền đối với Biển Đông. Tòa nêu rõ việc Trung Quốc cải tạo phi pháp đảo nhân tạo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Hành động này cũng không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý như Trung Quốc đòi hỏi.

Việt Nam hoan nghênh việc Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" và bảo lưu quyền chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.(vnexpress)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục