Nga tố Mỹ muốn thao túng thế giới
Israel tố Thổ Nhĩ Kỳ tài trợ tiền cho IS
John Kerry không thay đổi được quan điểm của Campuchia về Biển Đông
Thổ Nhĩ Kỳ muốn làm lành với Nga sau vụ bắn rơi Su-24
Trung Quốc: Bệnh ung thư cướp đi sinh mạng 7.500 người mỗi ngày
Tin thế giới đọc nhanh 27-01-2016
- Cập nhật : 27/01/2016
Thủ tướng Malaysia được xóa nghi vấn tham nhũng gần 700 triệu USD
BBC đưa tin văn phòng tổng công tố Malaysia kết luận rằng số tiền 681 triệu USD mà ông Najib nhận qua tài khoản ngân hàng là một khoản "quyên tặng cá nhân" từ hoàng gia Arab Saudi. Giao dịch diễn ra vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm 2013.
"Tôi hài lòng khi không có bằng chứng nào cho thấy khoản quyên tặng trên là một hình thức lấy lòng tham nhũng", trưởng công tố viên Malaysia Mohamed Apandi Ali nói.
Ông Ali thêm rằng giới chức chống tham nhũng đã gặp các nhân chứng, trong đó người được xác định là nhà tài trợ số tiền trên để xác nhận thông tin. Không có bằng chứng chứng minh đây là "quà mua chuộc hay phần thưởng" cho ông Najib vì một hành động nào đó nằm trong quyền hạn thủ tướng.
Trưởng công tố viên cũng cho biết ông Najib không phạm tội danh hình sự nào trong ba vụ điều tra liên quan khác và giới chức sẽ không tiến hành thêm hành động nào chống lại ông.
Các nhà phê bình cáo buộc 681 triệu USD là số tiền tham ô từ quỹ đầu tư nhà nước 1Malaysia Development Berhad (1MDB). Ông Najib bác bỏ mạnh mẽ cáo buộc này nhưng phải đối mặt với áp lực từ chức lớn vì vụ bê bối.
1MDB do ông Najib thành lập từ năm 2009 để phát triển các ngành công nghiệp mới, hiện có tổng số nợ lên đến hơn 11 tỷ USD sau khi các dự án năng lượng ở nước ngoài thất bại.
Canada lần đầu tiên bổ nhiệm Đại sứ chuyên trách ASEAN
Theo thông tin từ Tổng lãnh sự quán Canada tại TP.HCM ngày 25.1, quyết định trên đánh dấu sự mở rộng của phái đoàn thường trực Canada tại ASEAN (đặt tại Jakarta, Indonesia), và minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của Canada trong việc tăng cường quan hệ với ASEAN.
Chiến đấu cơ Ấn Độ bắn rơi vật thể khả nghi
"Một vật thể không xác định hình cầu bị radar không quân phát hiện trong khoảng 10h30 - 11h hôm nay", Times of India dẫn không quân Ấn Độ cho biết trong thông cáo. Giới chức triển khai một chiến đấu cơ Sukhoi-30MKI để bắn hạ vật thể khả nghi. "Một cuộc điều tra đang diễn ra", thông cáo cho hay.
Giới chức không loại trừ khả năng quả bóng bay từ Pakistan sang. Không có người bị thương trong vụ việc.
Trước đó, theo Zee News, 5 quả bom vô tình trượt ra khỏi chiến đấu cơ khi nó đang bay qua khu vực, rơi xuống làng Gugdi, huyện Barmer, bang Rajasthan. Không quân Ấn Độ đã bác bỏ thông tin, cho biết máy bay của họ không thả bất cứ vật gì xuống đất.
Dân làng trước đó cũng cho rằng những chiến đấu cơ bay thấp thả một loại "vật liệu" gây nứt một số ngôi nhà. Chiến đấu cơ tạo ra tiếng nổ lớn kèm theo bão bụi. Theo NDTV, có thể tiếng nổ siêu thanh của chiến đấu cơ đã gây thiệt hại nhỏ với các công trình trong khu vực. Tiếng nổ phát ra khi máy bay chiến đấu vượt qua vận tốc âm thanh và thực hiện bay siêu thanh.
Giới chức Ấn Độ đang cảnh giác cao khi nước này tổ chức lễ diễu hành thường niên vào ngày Cộng hòa Ấn Độ, ngày hiến pháp có hiệu lực.
Mỹ chế tạo tàu ngầm răn đe hạt nhân thế hệ mới
Hải quân Mỹ đã bắt đầu thiết kế và chế tạo một mẫu tàu ngầm tên lửa hạt nhân thế hệ mới nhằm thay thế tàu ngầm lớp Ohio (ORP) để duy trì khả năng răn đe hạt nhân của nước này, theo Scout.com.
Tàu ngầm răn đe hạt nhân thế hệ mới này dự kiến bắt đầu được chế tạo vào năm 2021. Công tác chuẩn bị, chi tiết kỹ thuật và đóng nguyên mẫu ban đầu đã được tiến hành ở nhà máy đóng tàu General Dynamics Electric Boat.
Loại tàu ngầm mới này sẽ có chiều dài 170,6 m, trang bị 16 tên lửa đạn đạo Trident II D5. ORP sẽ được thiết kế tàng hình, có khả năng răn đe hạt nhân công nghệ cao để lặng lẽ tuần tra dưới lòng đại dương trên toàn thế giới.
"Tàu ngầm mới này được thiết kế để phục vụ trong vòng 42 năm và có thể duy trì tới những năm 2080. Nó cũng sẽ có khả năng sống sót và răn đe đáng tin cậy. Việc chế tạo tàu ngầm đầu tiên loại này sẽ hoàn thành vào năm 2028 và tiến hành tuần tra tác chiến lần đầu vào năm 2031", David Goggins, quản lý dự án ORP, nói.
Hải quân Mỹ hy vọng sẽ đóng và vận hành 12 tàu ngầm hạt nhân ORP mới để đưa vào biên chế đầu thập niên 2040 cũng như kéo dài thời hạn phục vụ của nó đến thập niên 2080.
Các quan chức hải quân Mỹ cho biết một trong số những nhiệm vụ chính của tàu ORP là răn đe hạt nhân. Loại tàu ngầm mới này được thiết kế để âm thầm tuần tra dưới lòng đại dương và sẽ có vai trò răn đe chiến lược quan trọng nhằm đảm bảo khả năng trả đũa của Mỹ trong trường hợp bị tấn công hạt nhân.
Hải quân Mỹ dự tính chỉ đóng 12 tàu ORP thay thế cho 14 tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio hiện nay do tàu mới có lò phản ứng hạt nhân cải tiến, giúp duy trì hoạt động lâu hơn.
"Nhờ tuổi thọ của lò phản ứng hạt nhân trên tàu mới, chúng ta sẽ không cần tiếp liệu giữa chừng trong 42 năm hoạt động của tàu. Điều này khiến 12 tàu ngầm mới sẽ duy trì thời gian hiện diện trên biển ngang với 14 tàu hiện nay, và mỗi chiếc sẽ tiết kiệm được 40 tỷ USD chi phí mua sắm và bảo dưỡng không cần thiết", Goggins cho biết.Tàu ORP sẽ có một loạt công nghệ mới, phần nhiều trong số này kế thừa từ tàu ngầm tấn công lớp Virginia. Việc áp dụng công nghệ cải tiến trên các tàu ngầm hiện nay giúp tàu ngầm ORP sở hữu các hệ thống mới nhất với chi phí nghiên cứu, phát triển tiết kiệm nhất, Goggins giải thích.
Đặc biệt, tàu ORP sẽ tận dụng hệ thống điều khiển điện tử và hệ thống thủy âm mảng pha hình cung tầm xa. Hệ thống thủy âm này hoạt động bằng cách phát ra một sóng âm sau đó phân tích sóng dội lại để xác định vị trí và kích thước của một mối đe dọa dưới lòng biển.
Hệ thống tác chiến của tàu ngầm tấn công lớp Virginia cũng được tích hợp vào loại tàu ngầm ORP gồm hệ thống trinh sát điện tử, kính tiềm vọng dùng cáp quang và màn hình điện tử, radio và hệ thống máy tính.
Tàu ngầm ORP cũng có một động cơ điện tử sử dụng thanh trục và cánh quạt trong hệ thống đẩy. Động cơ mới giúp tàu ngầm ORP có lực đẩy hiệu quả hơn và có khả năng mang lại những lợi thế chiến thuật, Goggins giải thích.
Chi phí chế tạo chiếc đầu tiên trong hạm đội 12 tàu ngầm ORP dự kiến vào khoảng 12,4 tỷ USD. Hải quân Mỹ hy vọng những tàu ngầm sau này sẽ có giá thành 4,9 tỷ USD mỗi chiếc.
Nga bác bỏ cáo buộc của Mỹ tố ông Putin tham nhũng
Trong chương trình Panorama phát sóng hôm qua, quyền thứ trưởng phụ trách về khủng bố và tài chính tình báo Bộ Tài chính Mỹ Adam Szubin gọi tổng thống Nga là một "bức tranh tham nhũng", theo RT.
"Ông ấy có mức lương khoảng 110.000 USD một năm. Đó không phải là thông báo chính xác về tài sản Putin. Ông ấy từ lâu đã được đào tạo và thực hành cách che giấu tài sản thực sự", Szubin nói với Richard Bilton, người dẫn chương trình Panorama. Khi được hỏi "Putin có tham nhũng không?", Szubin trả lời là "có".
Chính phủ Nga bác bỏ những cáo buộc. Dmitry Peskov, người phát ngôn Tổng thống Putin, nói "không có câu hỏi hay vấn đề nào cần phải trả lời bởi chúng hoàn toàn là sự bịa đặt".
Chính phủ Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với nhiều quan chức trong Điện Kremlin vào năm 2014, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, nhưng không cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có liên quan trực tiếp đến tham nhũng.
Đây không phải lần đầu tiên giới chức Mỹ bình luận về tài sản của Putin nhưng là lần đầu tiên người đưa ra cáo buộc thuộc một cơ quan chính phủ Mỹ. Năm 2014, Bộ Tài chính Mỹ cho rằng "Putin đầu tư vào Gunvor và có thể tiếp cận các quỹ Gunvor" nhưng không đưa ra được bằng chứng nào. Gunvor, trụ sở tại Thụy Sĩ, là công ty buôn bán dầu mỏ lớn thứ 4 thế giới.
Kremlin cho rằng có báo chí phương Tây có xu hướng dùng những cáo buộc tham nhũng không có cơ sở nhằm bôi nhọ chính phủ và tổng thống Nga.