tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 28-01-2016

  • Cập nhật : 28/01/2016

Nga tố Mỹ muốn thao túng thế giới

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua chỉ trích chính sách đối ngoại của Mỹ, cho rằng Washington đang ngăn chặn sự hình thành thế giới đa cực.
ngoai truong nga sergei lavrov trong cuoc hop bao tai moscow ngay 26/1. anh:reuters

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc họp báo tại Moscow ngày 26/1. Ảnh:Reuters

"Xu hướng của thế giới hiện nay là hình thành thế giới đa cực, trong đó mỗi quốc gia đều có quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Tuy nhiên các nhà ngoại giao Mỹ đang cố gắng đi ngược xu hướng này khi cố gắng can thiệp, cản trở sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nước", RFI ngày 26/1 dẫn lời ông Lavrov trong cuộc họp báo thường niên tại Moscow.

Chỉ trích được đưa ra trong bối cảnh cả Nga và Mỹ đang nỗ lực thúc đẩy cho cuộc hòa đàm về giải pháp chính tại Syria vào 29/1 tại Geneva, với sự tham gia của tất cả các bên liên quan.

Ngoại trưởng Nga khẳng định Nga không cần Mỹ và phương Tây mà chính Mỹ và phương Tây phải cần Nga để giải quyết cuộc xung đột tại quốc gia Trung Đông này.

Ông Lavrov cũng chỉ trích động thái đe dọa tẩy chay cuộc hòa đàm Syria của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, nếu như đảng Liên minh dân chủ người Kurd (PYD) được mời tham dự. Ankara lâu nay vẫn duy trì quan điểm cho rằng PYD là một tổ chức khủng bố, không được tham gia bất kỳ cuộc đàm phán chính trị nào.

Nhà Trắng hiện chưa có bình luận về những chỉ trích này.

Liên quan đến cuộc hòa đàm về Syria, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Mỹ sẵn sàng nhượng bộ trong việc lựa chọn các thành phần tham gia đàm phán. Hai người từng bị Washington phản đối gay gắt là Phó Thủ tướng Syria Qadri Jamil và lãnh đạo lực lượng người Kurd tại Syria Salih Muslim sẽ tham dự cuộc hòa đàm này.


Israel tố Thổ Nhĩ Kỳ tài trợ tiền cho IS

Bộ trưởng Quốc phòng Israel hôm qua khẳng định phiến quân Nhà nước Hồi giáo được tài trợ bằng tiền từ Thổ Nhĩ Kỳ, động thái có thể cản trở nỗ lực hàn gắn quan hệ hai nước sau nhiều năm bất hòa.
bo truong quoc phong israel moshe yaalon. anh: reuters.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon. Ảnh: Reuters.

"Như mọi người đã biết, Nhà nước Hồi giáo (IS) đã tận hưởng nguồn tiền từ Thổ Nhĩ Kỳ trong một khoảng thời gian rất, rất dài. Tôi hy vọng điều này sẽ chấm dứt", Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon phát biểu tại Athens, sau cuộc gặp với người đồng cấp Hy Lạp Panos Kammenos.

Theo ông Yaalon, chính "Thổ Nhĩ Kỳ, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ quyết định có muốn tham gia hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố hay không".

Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận có liên quan đến hoạt động buôn lậu dầu mỏ của IS, nhóm phiến quân đang kiểm soát nhiều phần lãnh thổ lớn ở Iraq và Syria. Mỹ tháng trước cũng bác bỏ những cáo buộc từ Nga cho rằng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và gia đình Tổng thống Erdogan là đồng minh IS. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói IS bán dầu cho trung gian, sau đó những người này buôn lậu dầu vào Thổ Nhĩ Kỳ.

Yaalon còn tố Thổ Nhĩ Kỳ "cho phép các phiến quân di chuyển qua lại giữa châu Âu với Iraq và Syria" và "cũng hy vọng tình trạng này sẽ chấm dứt".

Các quan chức cấp cao Israel và Thổ Nhĩ Kỳ gặp nhau tháng trước để tìm cách khôi phục quan hệ, gia tăng hy vọng có bước tiến trong quá trình đàm phán nhập khẩu khí đốt từ Israel, đặc biệt là sau khi quan hệ giữa Ankara và Moscow xấu đi liên quan đến cuộc xung đột ở Syria.

Nỗ lực trên phần nào bị cản trở sau khi Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu trong tháng nói hai bên vẫn chưa đạt thỏa thuận về yêu cầu bồi thường của Ankara đối với cái chết của 10 nhà hoạt động Thổ Nhĩ Kỳ trên một tàu viện trợ năm 2010 hoặc chấm dứt sự phong tỏa của Israel tại Gaza.


John Kerry không thay đổi được quan điểm của Campuchia về Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ hôm qua gặp các lãnh đạo Campuchia nhưng không thể đảm bảo họ thể hiện lập trường cứng rắn hơn, cùng các nước Đông Nam Á phản đối yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
ngoai truong my john kerry va thu tuong campuchia hun sen trong cuoc gap hom qua. anh: reuters

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Thủ tướng Campuchia Hun Sen trong cuộc gặp hôm qua. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, ông Kerry tới Campuchia sau khi thăm nước láng giềng Lào, nhằm kêu gọi sự đoàn kết giữa các lãnh đạo Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trước hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Barack Obama ở bang California vào tháng tới. 

Tại Phnom Penh, ông Kerry gặp Thủ tướng Hun Sen và Ngoại trưởng Hor Namhong. Ngoại trưởng Mỹ mô tả các cuộc gặp là "chân thành và mang tính xây dựng". 

Tuy nhiên, Hor Namhong nói lập trường của Campuchia về Biển Đông không thay đổi. Campuchia tin rằng "từng nước nên giải quyết tranh chấp với nhau" và "ASEAN không nên can thiệp", ông nói.

Lập trường này tương tự của Trung Quốc, rằng ASEAN không phải là bên trong tranh chấp lãnh thổ, vì vậy tranh chấp cần được giải quyết song phương. 

Ngoại trưởng Mỹ không đề cập đến Biển Đông trong tuyên bố sau các cuộc gặp, nhưng nhấn mạnh Mỹ và ASEAN có quan hệ đối tác chiến lược "và Campuchia có vai trò trong việc xác định rõ và đầy đủ mối quan hệ đó". 

Năm 2012, khi là nước chủ nhà của hội nghị ASEAN, Campuchia đã bị cáo buộc cản trở khiến khối có tiếng nói đồng nhất, lên án hoạt động ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này khiến ASEAN lần đầu tiên không đưa ra được tuyên bố chung trong 45 năm.

Kerry hôm nay dự kiến đến Trung Quốc, nhằm hối thúc Bắc Kinh có tác động mạnh mẽ hơn nữa với Triều Tiên sau khi nước này thử hạt nhân lần thứ tư và nhắc lại quan ngại của Mỹ về hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền, nhưng ủng hộ tự do hàng hải và phản đối hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc.

Tại Biển Đông, Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với một số nước thuộc ASEAN gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Bắc Kinh không chỉ đưa ra yêu sách phi lý mà liên tục có các hành vi gây hấn với tàu cá của các nước liên quan, thúc đẩy cải tạo và xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa. Các hành vi này của Trung Quốc bị nhiều nước lên tiếng chỉ trích và yêu cầu ngừng gây căng thẳng.

Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông và khẳng định lập trường giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình và tuân theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS).


Thổ Nhĩ Kỳ muốn làm lành với Nga sau vụ bắn rơi Su-24

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua tuyên bố Ankara muốn bình thường hóa quan hệ với Moscow sau khi bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 khiến căng thẳng giữa hai nước leo thang.  
ngoai truong tho nhi ky mevlut cavusoglu. anh: trend

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu. Ảnh: Trend

"Thật không may khi chúng tôi gặp phải tình huống như vậy. Chúng tôi muốn vượt qua nó", Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu nói với RIA Novosti. "Hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ không bao giờ muốn leo thang căng thẳng, chúng tôi đã cố gắng hết sức để giải quyết sự cố không may xảy ra này. Chúng tôi lấy làm tiếc khi nó đã diễn ra, vì Nga không những là đối tác của chúng tôi mà còn là một đối tác quan trọng".

Ông Cavusoglu cũng cho hay ông sẵn sàng gặp người đồng cấp của Nga Sergei Lavrov vào bất kỳ lúc nào.

"Chúng tôi có thể gặp vào bất kỳ thời gian nào khi có cơ hội trong tương lai", ông Cavusoglu nói. "Tôi không có vấn đề gì trong việc gặp người bạn thân mến của mình Sergei Lavrov".

Ông nhắc đến cuộc gặp song phương dài một giờ với ông Lavrov bên lề Hội nghị Ngoại trưởng Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) ở Belgrade hồi tháng 12 năm ngoái.

"Chúng ta cần duy trì các kênh ngoại giao để trao đổi thêm về cách thức giải quyết tình hình", ông nói.

Quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ xấu đi sau khi Ankara điều chiến đấu cơ F-16 bắn rơi một máy bay Su-24 của Moscow với cáo buộc xâm phạm không phận hôm 24/11/2015. Tổng thống Vladimir Putin sau đó đã ký sắc lệnh áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Các biện pháp có hiệu lực từ ngày 1/1 bao gồm lệnh cấm hoặc hạn chế hoạt động của các tổ chức Thổ Nhĩ Kỳ tại Nga, cũng như cấm các công ty Nga thuê lao động Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là trong công nghiệp xây dựng.


Trung Quốc: Bệnh ung thư cướp đi sinh mạng 7.500 người mỗi ngày

o nhiem da lam gia tang so truong hop bi ung thu o trung quoc. (nguon: thx/ttxvn)

Ô nhiễm đã làm gia tăng số trường hợp bị ung thư ở Trung Quốc. (Nguồn: THX/TTXVN)


Theo một báo cáo nghiên cứu được công bố ngày 26/1 trên Tạp chí về Ung thư dành cho các bác sỹ lâm sàng, phát hành tại bang California của Mỹ, tình trạng viêm nhiễm mạn tính, hút thuốc và ô nhiễm đã làm gia tăng số trường hợp bị ung thư ở Trung Quốc.

Riêng trong năm 2015, ước tính đã có tới 4,3 triệu trường hợp mới được chẩn đoán mắc ung thư và 2,8 triệu trường hợp đã tử vong ở nước này.

Báo cáo cho biết ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở Trung Quốc và đây là một vấn đề lớn đối với ngành y tế của quốc gia có 1,37 tỷ dân này.

Báo cáo được soạn thảo dựa trên các số liệu do 72 cơ quan đăng ký điều trị ung thư cung cấp trong thời gian từ năm 2009-2011. Dựa theo những số liệu đó, các nhà nghiên cứu đã dự đoán sẽ có 4,292 triệu trường hợp mới được chẩn đoán mắc ung thư xâm lấn ở Trung Quốc trong năm 2015, tương đương 12.000 trường hợp mới mắc ung thư được chẩn đoán mỗi ngày và 7.500 trường hợp tử vong do căn bệnh này.

Cũng theo báo cáo trên các dạng ung thư phổ biến ở nam giới tại Trung Quốc là ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư gan và ung thư kết trực tràng, trong khi dạng ung thư phổ biến nhất ở nữ giới là ung thư vú với khoảng 15% trường hợp mới được chẩn đoán mắc ung thư mỗi ngày, tiếp sau đó là ung thư phổi, dạ dày, kết trực tràng và thực quản.

Tỷ lệ tử vong do ung thư ở nam giới Trung Quốc khá cao, với 166 người chết/100.000 trường hợp - cao gấp khoảng 2 lần so với nữ giới.

Báo cáo cũng nêu rõ do tình trạng dân số già hóa và gia tăng nhanh nên tổng số người tử vong do ung thư nói chung ở nước này trong khoảng thời gian từ năm 2006 đã gia tăng mạnh (74%), trong đó gần 1/3 số trường hợp do bị viêm nhiễm mạn tính dạ dày, gan và cổ tử cung, và khoảng 1/4 trường hợp vì hút thuốc lá.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục