Triều Tiên dọa giết tổng thống Hàn Quốc
Kinh tế Thái Lan sẽ thiệt hại lớn do hạn hán
Campuchia điều tra tham nhũng Phó Chủ tịch CNRP
NASA sẽ gây đám cháy trên tàu vũ trụ
10 chuyến bay Ấn Độ bị đe doạ đánh bom
Tin thế giới đọc nhanh 24-03-2016
- Cập nhật : 24/03/2016
Lý do Hàn Quốc nên mở lại Khu công nghiệp Kaesong
Khu công nghiệp liên Triều Kaesong (KIC) đóng vai trò quan trọng trong quan hệ giao lưu nhân dân giữa hai miền Triều Tiên và cũng có thể được coi là cầu nối của giới lãnh đạo hai nước. Việc đóng cửa KIC sẽ để lại hậu quả rất lớn cả về kinh tế lẫn chính trị. Do vậy, “Diễn đàn Đông Á” số mới ra khẳng định việc Hàn Quốc mở lại khu công nghiệp này là hết sức cần thiết.
Chính phủ Hàn Quốc gần đây đã bất ngờ đóng cửa KIC nhằm trừng phạt vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa vừa qua của Triều Tiên. Việc đóng cửa KIC khiến hơn 52.000 công nhân Triều Tiên mất việc làm và hơn 120 công ty vừa và nhỏ của Hàn Quốc có nguy cơ ngừng hoạt động.
Tuy nhiên, Hàn Quốc nên xem xét lại quyết định trên vì KIC đã đóng vai trò không thể thay thế như “phao cứu sinh” cho mối quan hệ liên Triều và đã tồn tại sau nhiều cơn bão chính trị. Sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000, lãnh đạo hai miền Triều Tiên đã nhận thấy rằng hợp tác kinh tế và giao lưu xã hội có thể được coi là bàn đạp cho sự hòa giải dân tộc. Các chính quyền Hàn Quốc kế tiếp đã theo đuổi cách tiếp cận nước đôi, tiếp tục hợp tác kinh tế với Triều Tiên, bất chấp những căng thẳng chính trị.
Việc hàng chục nghìn người Triều Tiên bị mất việc làm dẫn đến sự mất ổn định khi các công nhân ngành công nghiệp nhẹ đã phải chuyển đến làm việc tại các đồn điền sâm và trong các nhà máy chế biến thực phẩm với điều kiện lao động hết sức ngặt nghèo. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc ở KIC lại phụ thuộc vào lao động Triều Tiên với giá rẻ. Việc công nhân Triều Tiên tiếp tục có việc làm tại KIC, được tiếp xúc với nền kinh tế thị trường và điều kiện lao động tốt hơn sẽ thúc đẩy việc cải cách và mở cửa kinh tế của Triều Tiên.
KIC cũng đóng một vai trò vô giá như một kênh đối thoại cấp cao và là nền tảng cho giao lưu nhân dân qua biên giới. KIC là sáng kiến hợp tác kinh tế duy nhất còn tồn tại giữa hai miền Nam Bắc. Nếu KIC bị đóng cửa vĩnh viễn, có nghĩa là hy vọng cuối cùng của sự hòa giải giữa hai miền cũng tiêu tan.
Những tổn thất về kinh tế và chính trị của Hàn Quốc khi đóng cửa KIC sẽ lớn hơn nhiều so với lợi ích làm đòn bẩy thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Chính phủ Hàn Quốc nên xem xét nối lại các hoạt động của KIC, đồng thời duy trì một biện pháp tiếp cận có nguyên tắc trên mặt trận an ninh.
Ông Donald Trump cảnh báo phương Tây cần cứng rắn hơn với bạo lực thánh chiến
Nga cảnh báo sẽ hành động đơn phương để giám sát ngừng bắn ở Syria
Trung Quốc bắt gần 40 người trong bê bối vaccine
Vaccine được bảo quản và vận chuyển không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn thậm chí khiến bệnh nhân tử vong. Ảnh minh họa:Science Photo Library
Xinhua đưa tin cảnh sát bắt giữ 37 người tại tâm điểm của bê bối là tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc. Shandong Zhaoxin Bio-tech, một trong ba công ty đang bị điều tra, đã phải ngừng hoạt động và bị tước giấy phép.
Vụ việc liên quan đến lượng vaccine bất hợp pháp trị giá gần 90 triệu USD phòng ngừa các bệnh viêm màng não, bệnh dại và các bệnh khác. Những loại vaccine này bị nghi bán ở hàng chục tỉnh trên khắp Trung Quốc kể từ năm 2011.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho rằng vụ việc đã vạch trần nhiều lỗ hổng trong điều hành và ra lệnh cho giới chức mở cuộc điều tra toàn diện, theo thông cáo đăng trên trang web chính phủ tối muộn hôm qua.
Cơ quan điều hành về dược phẩm của Trung Quốc hôm qua xác định 9 nhà bán sỉ vaccine ở 6 tỉnh bị nghi nộp báo cáo giả về danh tính người mua. Cảnh sát cho biết hai mẹ con ở tỉnh Sơn Đông đã mua trái phép các vaccine từ bên bán buôn và bán cho hàng trăm đại lý bán lẻ khắp Trung Quốc, theo thông báo của công an tỉnh Sơn Đông.
Chuyên gia đánh giá số lượng vaccine dù bắt nguồn từ các nhà sản xuất có giấy phép đi chăng nữa thì cũng không thể đảm bảo chất lượng bởi chúng không được vận chuyển và bảo quản đúng quy trình. Điều này có khả năng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí khiến bệnh nhân tử vong.
Giới chức cần cải thiện hệ thống điều hành xung quanh việc sản xuất và phân phối vaccine, Thủ tướng Lý nói. Ông cho rằng không thể dung thứ việc lơ là trách nhiệm giải trình.
Bê bối vaccine thể hiện thách thức mà thị trường thuốc lớn thứ nhì thế giới phải đối mặt trong việc điều hành chuỗi cung ứng, kể cả khi Bắc Kinh tìm cách hỗ trợ các công ty bản địa.
Bất ngờ lộ thông tin lực lượng Triều Tiên chiến đấu ở Syria
Hãng tin Sputnik dẫn lời Asaad Zoubi, người đứng đầu Ủy ban Đàm phán Cấp cao (HNC) của phe đối lập Syria hôm 22-3 khẳng định, lực lượng vũ trang người Triều Tiên đang chiến đấu cùng với quân đội Syria.
Hãng tin UPI của Mỹ cũng dẫn lời người này và xác nhận lực lượng vũ trang người Triều Tiên đã hiện diện tại vùng chiến sự này.
Các binh sĩ thuộc lực lượng Quân đội Người Ả Rập tại Syria (Syrian Arab Army - SAA) (Nguồn: Sputnik)
“Có hai nhóm chiến binh tới từ Triều Tiên”, Sputnik dẫn lời Asaad Zoubi nói. Theo hãng tin UPI, hai nhóm vũ trang đó được gọi là Chalma-1 and Chalma-2.
Nhận định về hai nhóm này, ông Zoubi đã dùng cụm từ "nguy hiểm chết người". Ông Zoubi cũng cho hay, các chiến binh người Iraq và Afghanistan cũng cùng chung chiến tuyến với quân đội Assad trên chiến trường Syria.
Theo Sputnik, tuyên bố trên được đưa ra trong cuộc họp báo tại Geneva, bên lề hoà đàm về Syria ngày 22-3.
Tại Geneva, phía chính phủ Damacus tham gia với tư cách là một bên đàm phán, cùng với ba đại diện của phe đối lập gồm: Uỷ ban Đàm phán Cấp cao do Ả Rập Saudi hậu thuẫn, một phái đoàn được lập nên sau nhiều vòng đàm phán giữa Moscow và Cairo, một phái đoàn còn lại được hình thành tại căn cứ không quân Hmeimim của Nga ở Syria.