Cảnh giác “thiện ý” của Trung Quốc
Tàu cá Đài Loan bị bắn trên vùng biển Indonesia
Trung Quốc "lộ rõ ý đồ bá chủ sông Mekong"
Triều Tiên dọa vùi phủ tổng thống Hàn Quốc trong biển lửa
Trung Quốc công khai vệ tinh cảnh báo tên lửa đạn đạo
Tin thế giới đọc nhanh sáng 23-03-2016
- Cập nhật : 23/03/2016
'Hỗn chiến' sân bay Trung Quốc: Hành khách ẩu đả với cảnh sát
Tờ South China Morning Post (SCMP) ngày 21-3 cho biết mưa lớn và sấm chớp đã khiến hàng loạt chuyến bay bị hủy tại sân bay quốc tế Bảo An của Thâm Quyến, Trung Quốc từ hôm 20-3. Nhà chức trách Trung Quốc đã phải ban hành cảnh báo đỏ đầu tiên tại sân bay trong năm nay.
Cảnh sát xuất hiện đảm bảo an ninh sân bay. (Ảnh: SCMP)
Tính trong khoảng thời gian từ nửa đêm đến 3 giờ chiều 21-3, có 201 chuyến bay tại sân bay trên đã bị hủy. Tuy nhiên, tình trạng chậm trễ của các chuyến bay đã được cải thiện với số chuyến bay bị hoãn hơn hai giờ chỉ còn 29 chuyến.
Chỉ tính hôm 20-3, hơn 100 chuyến bay bị hoãn và nhiều hành khách đã bị kẹt lại tại sân bay.
Các hình ảnh và video được đăng tải trên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy cảnh hỗn loạn tại sân bay: Hành khách và nhân viên cảnh sát xô xát nhau, hộp cơm rơi đầy trên sàn nhà và hai hành khách cố chặn cửa lên máy bay bằng ghế.
Hộp cơm rơi đầy trên sàn nhà tại sân bay. (Ảnh: SCMP)
SCMP cho biết các nhân viên sân bay sau đó phải sắp xếp chỗ ở cho 8.400 hành khách kẹt lại tại sân bay. Sân bay cũng thông báo đến các hành khách có chuyến bay khởi hành lúc 8 giờ sáng 21-3 không nên đến đây mà cần liên lạc với hãng bay trước.
Các sân bay khác ở khu vực Đông Nam Trung Quốc cũng chịu tình trạng trì hoãn nghiêm trọng do điều kiện thời tiết xấu. Sân bay quốc tế Bạch Vân, Quảng Châu cũng nâng cảnh báo chậm trễ chuyến bay lên mức màu cam vào đêm 20-3.
Tính đến 23 giờ 20-3, 100 chuyến bay tại sân bay này đã bị hủy và 68 chuyến bị trì hoãn hơn một giờ. Theo dự báo, mưa lớn ở Đông Nam Trung Quốc sẽ kéo dài thêm ba ngày.
Theo SCMP, sân bay Thâm Quyến, sân bay đông đúc thứ năm của Trung Quốc, nổi tiếng vì sự chậm trễ và từng phải chịu phạt do tình trạng chậm trễ chuyến bay trên quy mô lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới xã hội.
Úc tiếp tục đưa tàu và máy bay tuần tra biển Đông
Phát biểu sau cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein tại Kuala Lumpur hôm 21-3, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne khẳng định Canberra sẽ tiếp tục đưa tàu và máy bay tuần tra đến biển Đông để bảo đảm tự do hàng hải và hàng không ở khu vực này.
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne và người đồng cấp Malaysia Hishammuddin Hussein. Ảnh: CNA
“Chúng tôi khẳng định sẽ tiếp tục đưa tàu và máy bay đến khu vực này phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ không thay đổi lập trường của mình” - tờ Channel News Asia (CNA) dẫn lời bà Payne.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin cho biết ông dự kiến sẽ gặp gỡ các bộ trưởng quốc phòng của Việt Nam và Philippines để thảo luận về các động thái quân sự hóa của Trung Quốc ở biển Đông.
“Malaysia không thể đơn độc đối mặt với sự phức tạp trong vấn đề biển Đông” - theo ông Hishammuddin. Vị quan chức cho biết các cuộc gặp sẽ diễn ra sau khi bộ trưởng quốc phòng mới của Việt Nam nhậm chức và sau cuộc bầu cử tổng thống của Philippines.
Trung Quốc tố ngư dân Philippines tấn công bằng bom xăng
Tàu hải cảnh Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Reuters dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay cho biết tàu công vụ nước này bị ngư dân Philippines ném bom xăng trong lúc "làm nhiệm vụ ở Biển Đông".
"Nhiều ngư dân Philippines dùng mã tấu và bom xăng đe dọa tàu công vụ Trung Quốc. Tàu Trung Quốc yêu cầu ngư dân Philippines rời đi nhưng họ vẫn ở lại và dùng bom xăng tấn công", người phát ngôn Hoa Xuân Doanh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.
Báo Philstar của Philippines lại cho biết nhiều ngư dân nước này bị tàu hải cảnh Trung Quốc đuổi khỏi bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham mà cả hai cùng tuyên bố chủ quyền. Ngư dân Philippines bị ném chai lọ và đã đáp trả bằng cách ném đá vào tàu Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố chưa thể bình luận về vụ việc và đang thu thập các báo cáo liên quan.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền hơn 90% diện tích Biển Đông, bao gồm cả bãi cạn Scarborough nước này chiếm quyền kiểm soát từ Philippines vào năm 2012.
Mỹ hôm 17/3 bày tỏ nghi ngờ Trung Quốc có ý định bồi đắp bãi cạn Scarborough thành đảo nhân tạo sau khi phát hiện Bắc Kinh có nhiều hoạt động bất thường tại đây. Scarborough, nằm cách Vịnh Subic, Philippines, khoảng 200 km về phía tây.
Indonesia thừa nhận nổ súng vào tàu cá Đài Loan
Theo CNA, tàu tuần duyên Indonesia bắn 12 phát đạn vào tàu cá Đài Loan gần đảo Sumatra ngày 21/3. Indonesia cho biết tàu Đài Loan cố ý bỏ chạy và tìm cách đâm vào tàu tuần duyên Indonesia đang làm nhiệm vụ.
"Lực lượng tuần duyên đã cố gắng liên lạc với tàu Đài Loan nhưng không nhận được hồi âm. Tàu cá Đài Loan thậm chí còn định đâm vào tàu tuần duyên. Chúng tôi buộc phải nổ súng, yêu cầu họ rời khỏi vùng biển Indonesia", Bộ trưởng thủy sản Indonesia, bà Susi Pudjiastuti, cho biết.
Bà Pudjiastuti còn cung cấp một video dài hơn một phút rưỡi, cho thấy cảnh tàu Indonesia bám sát tàu Đài Loan, nháy đèn yêu cầu tàu Đài Loan dừng lại nhưng không được đáp ứng.
Tàu cá Đài Loan bị truy đuổi mang tên Thánh Đức Tài (Sheng Te Tsai), không treo quốc kỳ, theo tuần duyên Indonesia. Một tàu khác sau đó cũng bị truy đuổi là Liên Ý Hưng (Lien I Hsing No. 116).
Thái Nhật Diệu, quan chức Hiệp hội nghề cá Đài Loan, phủ nhận cáo buộc của Indonesia, khẳng định vị trí tọa độ xảy ra vụ nổ súng cho thấy tàu Đài Loan không xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
Kể từ khi nhậm chức bộ trưởng thủy sản năm 2014, bà Pudjiastuti đã phát động chiến dịch truy quét nạn đánh cá bất hợp pháp. Nước này cho nổ và đánh chìm nhiều tàu thuyền nước ngoài bị cáo buộc đánh bắt cá không có giấy phép. Bắc Kinh năm ngoái bày tỏ quan ngại sau khi Indonesia phá hủy một tàu cá Trung Quốc.
Bà Suu Kyi được đề cử vào nội các Myanmar
Bà Aung San Suu Kyi (giữa), lãnh đạo đảng NLD. Ảnh: AP
Tên của bà Suu Kyi nằm trong danh sách các bộ trưởng được đề cử, theo thông báo hôm nay của Chủ tịch Quốc hội Win Khaing Than. Theo VOA, trong danh sách các bộ trưởng được đề cử, tên bà Suu Kyi nằm cạnh 4 Bộ: ngoại giao, điện lực và năng lượng, giáo dục và vị trí Bộ trưởng phụ trách văn phòng tổng thống.
"Dù bà có điều hành bao nhiêu bộ đi nữa cũng không quan trọng, vì dù gì thì bà sẽ điều hành toàn bộ chính phủ", Win Htein, chính trị gia cấp cao của NLD, một phụ tá thân cận của bà Suu Kyi, nói.
Nếu giữ chức ngoại trưởng, bà Suu Kyi sẽ phải từ bỏ ghế trong quốc hội và vai trò lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD). Bà đã lãnh đạo đảng này đến chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 11 năm ngoái, chấm dứt 5 thập kỷ Myanmar nằm dưới sự chỉ đạo toàn diện hay một phần của quân đội.
Bà bị cấm làm tổng thống, do điều khoản của Hiến pháp cấm bất cứ ai có con cái hoặc hôn phu, hôn thê là người nước ngoài giữ chức vụ này. Người chồng quá cố và hai con trai của bà Suu Kyi là người Anh.
Bà Suu Kyi, người từng đoạt giải Nobel Hòa bình, đã tuyên bố bà sẽ nắm quyền lực tối thượng, trên cả tổng thống mới đắc cử Htin Kyaw, người bạn lâu năm của bà.