Hãng Airbus Helicopters ngày 25/8 thông báo Không lực Hoàng gia Thái Lan (RTAF) đã nhận được 4 chiếc máy bay trực thăng đa nhiệm EC725.
Tin thế giới đọc nhanh chiều 23-03-2016
- Cập nhật : 23/03/2016
Lính Trung Quốc giả dạng dân thường kéo vào Biển Đông
Mới đây, tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản tiết lộ, xuất hiện một lượng rất lớn quân nhân của Trung Quốc mặc thường phục, ra vào các đảo trên Biển Đông như dân thường.
Đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters
Và có thể số lính ngụy trang này đến để thực hiện nhiệm vụ cảnh giới trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp trái phép.
Những hành động xây dựng, quân sự hóa mà Trung Quốc không ngừng thúc đẩy trên biển Đông đã đẩy khu vực này vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, trang bị vũ khí và binh lực của Trung Quốc liên tiếp được đưa ra các đảo, gây ra mối lo ngại lớn cho các quốc gia.
Ngày 20/3, tờ Sankei Shimbun đưa tin, cả Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đều đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông, vì lý do này mà tranh chấp giữa các bên ngày càng căn thẳng. Sau khi các khâu bồi lấp, xây dựng cơ sở hạ tầng trái phép trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc thực hiện bước vào giai đoạn hoàn công, hàng loạt lô thiết bị và binh lính Trung Quốc bắt đầu tiến vào đồn trú tại các đảo này.
Hành động này của Trung Quốc gây ra sự phản đối gay gắt của các nước có liên quan, những lời chỉ trích liên tiếp xuất hiện. Để che mắt các nước, mới đây đã xuất hiện hiện tượng quân nhân Trung Quốc mặc thường phục chứ không mặc quân phục khi thực hiện nghiệm vụ trên đảo. Hay nói cách khác, lính Trung Quốc giả dạng dân thường xuất hiện ở khu vực này .
Bài viết nhấn mạnh, máy bay trinh sát của các nước có liên quan khi tuần tra trong khu vực này xuất hiện ra rằng, có một lượng rất đông người Trung Quốc mặc áo sơ mi trắng tiến vào các đảo nhân tạo, và những người này chính là quân nhân quân Trung Quốc, và mệnh lệnh chung mà họ được nhận là: Sau khi cập bến các đảo nhân tạo đã xây dựng xong, buộc phải cởi bỏ quân phục, thay sang thường phục rồi tiến lên đảo.
Tháng 1/2016, Trung Quốc đã từng cho máy bay dân dụng bay thử nghiệm trên các đảo nhân tạo ở biển Đông, đồng thời nhiều lần nhấn mạnh các đảo nhân tạo của Trung Quốc được xây dựng để sử dụng cho các hoạt động dân sự, rêu rao tất cả là vì “mục đích hòa bình”. Và sau đó, các trang bị vũ khí như hệ thống radar cũng như tên lửa đất không – thậm chí là chiến đấu cơ hiện đại của Trung Quốc liên tiếp được triển khai trên các đảo này.
Một số chuyên gia quân sự của các nước cho rằng: Trung Quốc chỉ mượn cớ “sử dụng vì mục đích hòa bình” để che mắt thiên hạ, trên thực tế, các hành động của Trung Quốc đều nhằm vào mục đích quân sự hóa biển Đông, binh sĩ quân đội Trung Quốc cải trang thành dân thường lên đảo cũng là một trong những khâu trong mưu đồ của Trung Quốc.
Tạp chí The Diplomat của Nhật Bản đưa tin, Trung Quốc lại bắt đầu công tác bồi đắp trái phép tại các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, tiến độ bồi đắp rất khẩn trương, ngày 9/1, hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy đảo Bắc (thuộc quần đảo Hoàng Sa) đang được bồi lấp, hình ảnh vệ tinh ngày 2/3 cho thấy, Trung Quốc đã bồi lắp, nối đến đảo Trung (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Mục đích của công việc này là “nối liền” một phần đảo Bắc với một phần đảo Trung.
Tờ Đại Công Báo của Hồng Kông đưa tin, Trung Quốc kế hoạch sẽ nối liền 7 hòn đảo và bãi đá ở khu vực này thông qua việc bồi lấp trái phép.
Kênh đào Panama hạn chế tàu qua lại do ảnh hưởng của El Nino
Kênh đào Panama sẽ áp dụng các hạn chế tạm thời với các tàu quá cảnh bắt đầu từ ngày 18/4 tới do mực nước trong các hồ cung cấp cho kênh đào này ở dưới mức quy định.
Ngày 21/3, Ban Quản lý kênh đào Panama (ACP) đưa ra thông báo trên. Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Mỹ Latinh, ACP áp dụng biện pháp trên nhằm đảm bảo sự vận hành liên tục và an toàn đường thủy. Đây là biện pháp tạm thời và phòng ngừa do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino và các hạn chế sẽ được dỡ bỏ nếu lượng mưa tăng trong những tuần tới. Theo ACP, mực nước tối thiểu cho phép vận hành kênh đào là 11,89 m và mức hiện tại thấp hơn mức cho phép 15 cm.
Kênh đào Panama là một trong những tuyến đường biển chủ chốt trên thế giới. Hơn 1.000 lượt tàu hàng đi qua đây mỗi tháng, với tổng lượng hàng hóa 200 triệu tấn/năm. Con kênh giữ vai trò huyết mạch nối giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương hiện đang trong quá trình mở rộng và nâng cấp để tiếp nhận các tàu trọng tải cỡ lớn.
Dự án mở rộng, nâng cấp kênh đào Panama chính thức khởi công từ năm 2007 với kinh phí đầu tư 5,25 tỷ USD và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 5/2016. Theo đó, một âu thuyền thứ 3 sẽ được xây dựng làm tăng gấp đôi công suất khai thác của kênh. Đây là dự án được kỳ vọng sẽ tối đa hóa vị trí chiến lược của quốc gia để trở thành một trung tâm hàng hải quốc tế và thương mại toàn cầu.
Báo Pháp: Nga đã lấy lại vị thế siêu cường
Những hành động quyết đoán trong thời gian gần đây của Nga trên trường quốc tế đã buộc phương Tây và Trung Đông phải lắng nghe quan điểm của nước này. Nga đã thực sự lấy lại vị thế siêu cường.
Nhận định trên do tờ báo nổi tiếng Le Monde của Pháp đưa ra.
Các chuyên gia phân tích của Le Monde nhấn mạnh đến việc Nga vừa có hai sự kiện nổi bật thời gian gần đây là kết thúc "thành công" chiến dịch quân sự ở Syria và kỷ niệm 2 năm ngày sáp nhập bán đảo Crimea vào thành phần của Nga.
Theo giới phân tích, sau sự kiện này (sáp nhập bán đảo Crimea), phương Tây áp dụng một loạt các biện pháp cấm vận chống Nga nhưng sự kiện Crimea đã giúp Nga đạt được nhiều mục đích chiến lược quan trọng, nhất là buộc
"Về tổng thể, các sự kiện trên cho thấy Nga đã khôi phục lại vị thế hùng mạnh của đất nước. Thực tế này có khả năng sẽ tiếp tục được kéo dài và phương Tây sẽ phải lắng nghe Nga"- Le Monde nhận định.
Theo Le Monde, chiến dịch quân sự của Nga thực hiện ở Syria nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng IS đã trở thành màn quảng bá thành công cho các phương tiện kỹ thuật-quân sự, các loại vũ khí mới của Nga.
Hơn nữa, việc Nga rút bớt lực lượng quân sự khỏi Syria không đồng nghĩa với việc Nga sẽ từ bỏ chiến trường này vì việc đưa các máy bay từ Nga quay trở lại căn cứ quân sự Hmeymim chỉ mất một vài giờ đồng hồ.
Trước đó, chiều ngày 14/3 vừa qua, Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố các lực lượng quân sự Nga ở Syria đã thực hiện tốt phần lớn nhiệm vụ đặt ra trước đó. Chính vì vậy, ông Putin đã chỉ thị cho Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu rút bớt các lực lượng quân sự Nga khỏi Syria.
Về tổng thể, trong 5,5 tháng thực hiện chiến dịch quân sự chống IS tại Syria theo đề nghị của Tổng thống nước này Bashar al-Assad, Nga đã tiêu tốn gần 33 tỷ ruble.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin khẳng định đây là số tiền nằm trong kế hoạch tổ chức các cuộc tập trận kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng quân sự Nga nên không ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga.
Giới phân tích cũng nhận định rằng, mặc dù rút bớt lực lượng quân sự khỏi Syria nhưng Nga vẫn duy trì các lực lượng khác để có thể kiểm soát được việc thực hiện quy chế ngừng bắn ở Syria.
Lực lượng này đủ mạnh để có thể giúp Nga "hành động" trấn áp các lực lượng vi phạm lệnh ngừng bắn kể từ ngày 22/3.
Lời tuyên bố của Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu Nga Sergey Rudskoi về vấn đề này là lời khẳng định rõ ràng nhất về việc , bất chấp đã rút bớt lực lượng khỏi đất nước Hồi giáo này.
Bà Suu Kyi có thể sẽ là bộ trưởng ngoại giao Myanmar
"Bà Aung San Suu Kyi sẽ là bộ trưởng ngoại giao", AFP dẫn lời Zaw Myint Maung, người phát ngôn đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), nói.
Bà Suu Kyi là phụ nữ duy nhất trong số 6 thành viên đảng NLD có tên trong danh sách các bộ trưởng được đề cử, theo thông báo hôm qua của chủ tịch quốc hội Myanmar. Ông này không nêu rõ bà Suu Kyi sẽ đảm nhiệm vị trí nào.
Nếu giữ chức ngoại trưởng, bà Suu Kyi sẽ phải từ bỏ ghế trong quốc hội và vai trò lãnh đạo NLD. Bà đã lãnh đạo NLD đến chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 11 năm ngoái, chấm dứt 5 thập kỷ Myanmar nằm dưới sự chỉ đạo toàn diện hay một phần của quân đội.
Bà Suu Kyi nổi tiếng với tuyên bố sẽ còn đứng trên cả tổng thống. Hiến pháp Myanmar cấm bất cứ ai có vợ, chồng hay con là người nước ngoài giữ chức vụ này. Người chồng quá cố và hai con trai của bà Suu Kyi là người Anh.
Bà Merkel tự hào về giá trị châu Âu sau vụ đánh bom Brussels
"Những kẻ giết người ở Brussels là những kẻ khủng bố không đếm xỉa đến đạo lý của loài người", DW dẫn lời bà Merkel hôm qua nói.
"Hiện trường giết người ở Brussels, trên tất cả, nhắc chúng ta nhớ rằng những thủ phạm là kẻ thù của tất cả những giá trị mà châu Âu gìn giữ ngày nay, những điều mà chúng ta, với tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU), tin tưởng với niềm tự hào lớn lao, đặc biệt là trong hôm nay. Đó là những giá trị tự do, dân chủ, cùng tồn tại hoà bình với tư cách những công dân tự tin", bà Merkel nói.
"Sức mạnh của chúng ta nằm trong sự đoàn kết và đó là cách các xã hội tự do của chúng ta sẽ chứng minh mạnh hơn chủ nghĩa khủng bố", bà Merkel nói thêm. Thủ tướng Đức cũng chia buồn với gia đình các nạn nhân.
Brussels hôm qua chấn động trước vụ nổ kép tại sân bay Zaventem và ga điện ngầm Maelbeek. Khoảng 35 người chết và hơn 200 người bị thương trong các cuộc tấn công. Vụ việc xảy ra chỉ 4 ngày sau khi Salah Abdeslam, nghi phạm chính bị truy nã do liên quan đến các cuộc khủng bố Paris tháng 11 năm ngoái, bị bắt sau một thời gian ẩn náu.
Đức đang tăng cường an ninh dọc biên giới với Bỉ, Pháp, Hà Lan và Luxembourg, cũng như tại các sân bay, ga tàu sau vụ tấn công ở Brussels. Bộ Ngoại giao Đức khuyến cáo công dân ở Brussels di chuyển một cách thận trọng.