Israel muốn Mỹ nâng viện trợ quân sự lên 5 tỉ USD/năm
Mỹ đồng ý bán vũ khí trang bị trên UAV cho Ý
IS thách Nga giải mã bí ẩn máy bay rơi
Hàn Quốc mua hàng chục trực thăng Mỹ đối phó Triều Tiên
Quan chức Mỹ: 4.000 lính Nga đang hiện diện ở Syria
Tin thế giới đọc nhanh 05-11-2015
- Cập nhật : 05/11/2015
Hội nghị quốc phòng ASEAN hủy ra tuyên bố chung do vấn đề Biển Đông
“Theo chúng tôi hiểu thì sẽ không có tuyên bố chung", AFP dẫn lời một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ giấu tên nói.
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và 8 đối tác (ADMM+) diễn ra từ ngày 3 đến 5/11 tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Hội nghị có sự tham dự của quan chức quốc phòng 10 nước ASEAN và 8 đối tác gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga và Mỹ.
Cuộc họp diễn ra khi Washington và Bắc Kinh đang đối đầu về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và Mỹ triển khai tàu áp sát khu vực hồi tuần trước.
Quan chức Mỹ giấu tên cho biết Trung Quốc đã vận động hành lang để ngăn tuyên bố chung cuối cùng đề cập đến Biển Đông. "Cũng dễ hiểu khi một số nước ASEAN cảm thấy đây là điều không phù hợp", ông này nói và cho biết nó cho thấy hoạt động cải tạo đá và quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông gây chia rẽ trong khu vực.
Theo Reuters, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay cho biết "một số nước nhất định" ngoài Đông Nam Á chịu trách nhiệm về việc hủy ra tuyên bố chung lúc bế mạc hội nghị quốc phòng khu vực. Trung Quốc lấy làm tiếc, Bộ này cho hay trên trang blog chính thức, và thêm rằng các nước trên đã cố gây sức ép đưa nội dung không liên quan đến hội nghị vào tuyên bố chung.
Mỹ phản ứng thận trọng về cuộc gặp lịch sử Trung Quốc-Đài Loan
Ông Earnets đồng thời tái khẳng định rằng chính sách "Một nước Trung Quốc" của Washington vẫn không thay đổi.
Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 7/11 tại Singapore trong cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa lãnh đạo 2 bên kể từ khi cuộc nội chiến kết thúc năm 1949.
Cuộc gặp diễn ra trước thềm cuộc bầu cử người đứng đầu Đài Loan vào tháng 1/2016, trong đó Quốc dân Đảng có lập trường tương đối thân Bắc Kinh được nhiều người dự báo sẽ thất bại trước Đảng Dân Tiến vốn có quan điểm hoài nghi Đại lục hơn.
Nga dùng bom xuyên bê tông nặng 500 kg không kích IS
Máy bay Su-34 của Nga không kích ở tỉnh al-Raqqa, Syria, khu vực Nhà nước Hồi giáo đang kiểm soát. Ảnh: TASS.
"Phi cơ Nga sử dụng hai quả bom xuyên bê tông BETAB-500, mỗi quả nặng khoảng 500 kg, tấn công các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo (IS)", Itar-Tass dẫn lời Igor Klimov, người phát ngôn lực lượng không quân Nga, phát biểu với báo giới ở Syria.
Ông Klimov nói hai quả bom BETAB-500 được thả xuống từ các máy bay Su-24.
"Bom BETAB-500 dùng để phá hủy những boongke ngầm kiên cố, được bảo vệ chắc chắn và chúng không rơi xuống các thành phố", ông Klimov cho biết thêm.
Nga sử dụng nhiều loại tên lửa và bom có gắn hệ thống dẫn đường tiên tiến trong chiến dịch không kích chống khủng bố nước này đang triển khai ở Syria. BETAB-500 được trang bị động cơ đẩy phản lực nhằm tăng uy lực, giúp phá hủy hoàn toàn mọi cơ sở ngầm.
Nga bắt đầu chiến dịch không kích ở Syria từ ngày 30/9. Moscow tuyên bố tấn công nhằm vào IS và "các nhóm khủng bố khác". Phe nổi dậy cùng những nước hậu thuẫn cáo buộc Nga ưu tiên không kích lực lượng này hơn là IS. Moscow hôm qua thông báo đã tấn công 237 mục tiêu khủng bố trong hai ngày trước đó.
Trung Quốc giảm kỳ vọng tăng trưởng
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa lên tiếng khẳng định tăng trưởng nước này nên đạt mức 6,5% trong vòng 5 năm tới để đảm bảo mục tiêu phát triển nền kinh tế.
Tại một công trường xây dựng ở Bắc Kinh. Nền kinh tế Trung Quốc hụt hơi trầm trọng trong thời gian qua - Ảnh: Reuters
Theo Tân Hoa xã, ông Tập tuyên bố: “Duy trì mức tăng trưởng cao trên trung bình là rất quan trọng để cải thiện đời sống người dân để họ thực sự hưởng lợi từ thành công của đất nước”. Ông Tập nhấn mạnh trong 5 năm tới, Trung Quốc cần tập trung vào chất lượng tăng trưởng.
Hôm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu công bố các đề xuất của kế hoạch 5 năm lần thứ 13. Dự kiến kế hoạch 5 năm này sẽ được Quốc hội Trung Quốc thông qua vào đầu năm sau. Đây sẽ là kế hoạch 5 năm đầu tiên trong thời kỳ tăng trưởng dưới 7% của nền kinh tế Trung Quốc kể từ khi nước này mở cửa vào cuối thập niên 1970.
Báo New York Times dẫn lời một số nhà phân tích quốc tế nhận định tuyên bố về mức tăng trưởng 6,5% của ông Tập cho thấy chính quyền Trung Quốc chấp nhận việc nền kinh tế nước này chuyển sang giao đoạn tăng trưởng chậm hơn.
Quý 3 vừa qua, GDP Trung Quốc tăng 6,9%, mức thấp nhất kể từ năm 2009. Các nhà kinh tế quốc tế cho rằng con số này thực ra chỉ là sự thổi phồng và thực sự nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn nhiều. Họ cho rằng mục tiêu tăng trưởng từ 5,5-6% là thực tế hơn đối với Trung Quốc.
Chính quyền Trung Quốc từng tuyên bố muốn chuyển đổi nền kinh tế nước này từ phụ thuộc vào công nghiệp nặng, đầu tư công cao và xuất khẩu thành một nền kinh tế dựa vào khối dịch vụ và tiêu dùng trong nước.
Tuy nhiên các tín hiệu xấu từ nền kinh tế trong thời gian qua khiến quốc tế nghi ngại Trung Quốc sẽ không dễ dàng thực hiện cuộc chuyển đổi này. Ông Tập cũng thừa nhận nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.
Dù là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng hiện GDP bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ vào khoảng 8.000 USD, thua xa mức 36.000 USD của Nhật và 55.000 USD của Mỹ.
Iran bắt giữ chuyên gia Mỹ làm gián điệp
Theo Đài truyền hình quốc gia Iran, chuyên gia công nghệ thông tin người Mỹ Nizar Zakka vừa bị bắt vì có “liên hệ chặt chẽ” với các cơ quan tình báo và quân sự nước này.
Ông bị bắt ngày 3-11 vừa qua, hai tháng sau khi bị cho là mất tích tại một hội nghị quốc gia ở thủ đô Tehran, Iran.
Ông được nhìn thấy lần cuối khi rời khỏi khách sạn và lên taxi đáp máy bay đến Beirut vào ngày 18-9. Tuy nhiên ông đã không có mặt trên chuyến bay này và bặt vô âm tín kể từ đó.
Truyền hình quốc gia Iran cho biết ông Zakka có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan tình báo và quân sự Mỹ, thậm chí họ còn có một bức ảnh chụp ông trong bộ quân phục nước này. Hãng tin khẳng định ông đã bị giới chức Iran bắt giữ vì tội gián điệp.
Nizar Zakka là công dân Lebanon nhưng sinh sống tại thủ đô Washington. Hiện vẫn chưa rõ ông có thật sự phục vụ cho quân đội Mỹ hay không, tuy nhiên Học viện Quân sự Riverside ở Gainesvill, Georgia từng liệt kê ông trong danh sách cựu sinh viên trên trang web của trường.
Theo nguồn tin này, ông Zakka tốt nghiệp học viện vào năm 1985, sau đó lấy bằng cử nhân và thạc sĩ khoa học máy tính của Đại học Texas và đến Washington làm việc.
Vụ bắt giữ ông Zakka diễn ra trong bối cảnh phe bảo thủ ở Iran vẫn phản đối chính sách hòa dịu với Mỹ sau khi đạt được thỏa thuận hạt nhân, đồng thời kiên quyết chống lại ảnh hưởng nước ngoài tại quốc gia Hồi giáo này.