Cựu phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc bị nghi nhận 12 triệu USD
Mỹ tiêu diệt chuyên gia rocket của IS
Ngoại trưởng Trung Quốc: Đã bớt căng thẳng với Mỹ về vấn đề Biển Đông
Lộ chứng từ thuế “khủng” gia đình chủ tịch TQ Tập Cận Bình
Triều Tiên tố bị Mỹ bao vây theo kiểu của phát xít Đức
Tin thế giới đọc nhanh 03-04-2016
- Cập nhật : 03/04/2016
Mỹ sắp mở cuộc tuần tra thứ ba gần các đảo tranh chấp ở Biển Đông
Hình ảnh do máy bay trinh sát Mỹ P-8A chụp được ngày 21/05/2015 cho thấy nhiều tàu hút cát của Trung Quốc hoạt động trong khu vực đá Vành Khăn. Ảnh REUTERS/U.S. Navy/Handout via Reuters/Files
Đưa ra “mối đe dọa Nga” chỉ là cái cớ để NATO triển khai vũ khí sát nách Nga
Tổng thống Obama muốn giảm vũ khí hạt nhân của Mỹ
Hôm 1-4, Tổng thống Barack Obama tuyên bố ông muốn cắt giảm hơn nữa khi vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (thứ hai bên trái) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ hai bên phải) nhất trí thực thi triệt để nghị quyết trừng phạt CHDCND Triều Tiên - Ảnh: AFP
Hãng tin AFP dẫn lời tổng thống Obama cho biết ông đã có những mối quan ngại về các nỗ lực hiện đại hóa những vũ khí gây chết người nhất của Mỹ.
“Ưu tiên của tôi là sẽ giảm hơn nữa khu vũ khí hạt nhân của Mỹ”- ông Obama trả lời báo chí khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh an an ninh hạt nhân diễn ra ở Washington.
Ông Obama nhấn mạnh, Mỹ đã có kho dự trữ hạt nhân cho nên phải đảm bảo các kho này an toàn và đáng tin cậy.
Tổng thống Mỹ cho rằng việc hiện đaị hóa vũ khí hiện nay chủ yếu là làm cho các loại tên lửa của Mỹ an toàn hơn. Ông mong muốn có thể bàn bạc với những cường quốc hạt nhân như Nga nhằm giảm các kho chứa đầu đạn hạt nhân trên toàn cầu.
Với cam kết không gia tăng vũ khí hạt nhân, Tổng thống Obama đã từng được trao giải Nobel hòa bình trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống của mình.
Cũng trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân, lãnh đạo hai nước Mỹ - Trung đã nhất trí thực thi triệt để các biện pháp trừng phạt CHDCND Triều Tiên.
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Obama và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí “thu hẹp những bất đồng” giữa hai nước để giải quyết vấn đề của Bình Nhưỡng.
Lãnh đạo hai nước cam kết tăng cường hợp tác giải quyết mối đe dọa từ việc CHDCND Triều Tiên theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân và hệ thống tên lửa đạn đạo.
"Hai bên cũng khẳng định tiến tới việc giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và thực thi triệt để nghị quyết 2270 của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc về việc trừng phạt CHDCND Triều Tiên”- Nhà Trắng tuyên bố.
Hồi tháng 1-2016, Bình Nhưỡng đã kích hoạt một thiết bị hạt nhân và phóng tên lửa tầm xa chỉ một tháng sau đó. Hành vi này khiến Mỹ, Trung Quốc và các nước đối tác ở Liên Hiệp Quốc phải áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với nước này.
Tuy nhiên, bất chấp những phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, Bình Nhưỡng hôm 31-3 lại tiếp tục phóng thêm một tên lửa tầm ngắn đất đối không ở ngoài khơi bờ đông Sondok của nước này.
Trung Quốc đặt kho vũ khí hạt nhân trong 'tình trạng báo động'
Trong quá khứ, chiến lược răn đe hạt nhân của Trung Quốc thường dựa vào sự kiên nhẫn, với trọng tâm là trả đũa dài hạn thay vì ngay lập tức.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Tập C ận Bình, chính sách này sắp sửa thay đổi. Các lãnh đạo quân đội Trung Quốc mong muốn kho dự trữ hạt nhân quốc gia này luôn trong trạng thái sẵn sàng, có thể khởi động ngay khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của cuộc tấn công.
“Khi cần thiết và trong điều kiện đã xác nhận kẻ thù hướng tên lửa hạt nhân về phía chúng ta, trước khi đầu đạn hạt nhân của chúng đạt đến mục tiêu và phát nổ, Bắc Kinh có thể nhanh chóng khởi động tên lửa hạt nhân tấn công trả đũa” –một chiến lược gia quân sự cho biết, theo Defense One.
Việc đặt kho vũ khí hạt nhân ở mức báo động của 2 cường quốc làm gia tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân. (Ảnh minh họa)
Bằng cách giữ kho vũ khí hạt nhân ở tình trạng cảnh giác, Trung Quốc hy vọng điều này sẽ ngăn Hoa Kỳ phát động tấn công trước.
Thêm vào đó, vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể được vận chuyển qua đường hàng không, tương tự như tên lửa của Mỹ. Điều này loại bỏ khả năng Mỹ phá hủy hết các kho dự trữ hạt nhân của Trung Quốc trước khi Bắc Kinh kịp có cơ hội trả đũa.
Tuy nhiên, có nhiều người chỉ trích cho rằng chính sách này làm tăng nguy cơ khởi động chiến tranh hạt nhân. Chiến lược gia Trung Quốc chỉ ra rằng Hoa Kỳ giữ 450 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở mức báo động cao.
Thứ năm (31-3), Richard Fisher, thành viên cấp cao Trung tâm Đánh giá và Chiến lược Quốc tế ở Washington, cho biết ông dự đoán Bắc Kinh sẽ sớm hoàn thành việc phát triển tên lửa đạn đạo với tầm bắn khoảng 14.500 km.
Chủ tịch Tập Cận Bình hiện đang ở Washington DC tham dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh Hạt nhân cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama và các lãnh đạo đến từ 50 quốc gia khác.
“Qua hội nghị, nếu cả hai quốc gia này đều nhìn thấy sự điên rồ trong việc đặt kho hạt nhân ở mức báo động cao, đây sẽ là một bước ngoặt lịch sử trong nỗ lực giảm bớt nguy cơ chiến tranh” – tờ Defense One viết.
Hội nghị thượng đỉnh diễn ra giữa lúc căng thẳng dâng cao giữa Washington và Bắc Kinh. Hải quân Mỹ đã tiến hành một số cuộc tuần tra gần dự án cải tạo đất của Trung Quốc ở vùng biển Đông mà Bắc Kinh ngang nhiên cho là thuộc chủ quyền TQ. Mỹ đã tuyên bố những hòn đảo nhân tạo này vi phạm các hiệp định lãnh hải quốc tế.
Đáp lại, Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc có mọi quyền xây dựng trong phạm vi lãnh thổ của mình và những hòn đảo sẽ được sử dụng chủ yếu cho mục đích nhân đạo.
Báo Anh nói Triều Tiên dọa giáng 'bão hạt nhân' vào Trung Quốc
Lee Young Hwa, giáo sư tại đại học Kansai, Nhật Bản, là người đã cung cấp bản sao bức thư cho Daily NK, trang mạng chuyên đưa tin về Triều Tiên. Ông này nói đây là tài liệu do Trung ương đảng Lao động Triều Tiên lưu hành, tuy nhiên tính xác thực của bức thư chưa thể kiểm chứng được.
Bức thư đề ngày 10/3 này đưa ra học thuyết mới về biện pháp đối phó với Trung Quốc, đồng minh lâu năm của Triều Tiên. Lee giải thích, tài liệu của Triều Tiên công khai chỉ trích và dọa giáng "bão hạt nhân" xuống Trung Quốc do "làm đồng minh với Mỹ".
Tài liệu này gọi Trung Quốc là "phản bội" và kêu gọi "tất cả người lao động Triều Tiên tham gia nghiền nát sức ép từ Trung Quốc với sức mạnh từ bão hạt nhân".
Bên cạnh đó, tài liệu chưa được kiểm chứng này cũng có nội dung chỉ trích Trung Quốc "hăng hái tham gia trừng phạt Triều Tiên" do lo sợ vai trò thống trị ở Đông Á bị ảnh hưởng.
Hôm 28/3, Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Lee Su-yong tuyên bố nước này sẵn sàng tấn công hạt nhân phủ đầu trong bối cảnh "Mỹ cuồng loạn tìm cách gây ra chiến tranh hạt nhân".
Trong Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân toàn cầu đang diễn ra ở Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố hai nước đã sẵn sàng cho một bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân.
"Mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi hiện nay là Triều Tiên đang theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân, đe dọa an ninh, ổn định khu vực", ông Obama nhấn mạnh.
Tổng thống Mỹ cho biết, ông và nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn thấy các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc áp đặt cho Triều Tiên được "thực thi đầy đủ" .
Trong khi đó, ông Tập cho biết Trung Quốc và Mỹ "có trách nhiệm làm việc cùng nhau" để giải quyết vấn đề hạt nhân. Ông Tập cũng nói Bắc Kinh đã sẵn sàng thực thi đầy đủ lệnh trừng phạt sau các vụ thử bom nhiệt hạch, phóng tên lửa thời gian qua của Bình Nhưỡng.
Ngoài cuộc gặp riêng với phái đoàn Trung Quốc, Tổng thống Obama cũng làm việc với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye nhằm "thống nhất nỗ lực ngăn chặn và bảo vệ khỏi mối đe dọa hạt nhân đến từ Triều Tiên".
Vài tiếng sau các tuyên bố của Mỹ, quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên phóng một tên lửa đất đối không từ bờ biển phía đông.
Seoul ban đầu cho rằng Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, nhưng sau khi radar xem xét kỹ quỹ đạo phóng, Hàn Quốc xác định đây là tên lửa đất đối không. Tên lửa bay khoảng 100 km trước khi rơi xuống biển.