tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 04-04-2016

  • Cập nhật : 04/04/2016

Nhật - Ấn bắt tay kiềm chế Trung Quốc

tau chien nhat trong mot lan dieu binh vao cuoi nam 2015 - anh: deccanchronicle

Tàu chiến Nhật trong một lần diễu binh vào cuối năm 2015 - Ảnh: deccanchronicle

Sự hung hăng và liên tục tăng cường lực lượng quân sự của Trung Quốc khiến Nhật Bản và Ấn Độ phải thắt chặt quan hệ.
Cách đây chưa lâu, Nhật hoàng Akihito có chuyến viếng thăm Ấn Độ như một dấu ấn cho kịch bản cân bằng lực lượng đang thay đổi nhanh ở châu Á. Theo truyền thống, Nhật hoàng đến thăm quốc gia nào thì đều thể hiện chỉ dấu quan trọng trong quan hệ song phương.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thời gian qua nỗ lực thắt chặt quan hệ với Ấn Độ. Ông đã nhấn mạnh rằng: “Đây sẽ là quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới”. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã trở thành động lực khiến Tokyo và New Delhi bức thiết phải xích lại gần nhau để tạo nên thế cân bằng sức mạnh.
Mối đe dọa từ Trung Quốc
Sau gần 3 thập niên phát triển nhanh chóng đã giúp Trung Quốc trỗi dậy và trở thành thách thức lớn cho các nước khác, nhất là khi nước này gia tăng vũ trang.
Về không quân, Trung Quốc ngày nay có 913 chiến đấu cơ thế hệ 4 trong khi Ấn Độ chỉ có 222 chiếc và Nhật có khoảng 277 chiếc cùng hạng.
Chính vì thế, quan hệ đối tác chiến lược New Delhi - Tokyo được kỳ vọng đối phó với sự gia tăng sức mạnh từ Bắc Kinh, vốn gần đây đã công bố thành lập Vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông. Tình hình càng trở nên căng thẳng hơn khi Trung Quốc dự định đến năm 2020 sẽ có 1.300 chiến đấu cơ thế hệ 4 và nhiều khả năng họ sẽ đưa chiến đấu cơ thế hệ 5 vào hoạt động. Trong khi đó, số lượng chiến đấu cơ của không quân Ấn Độ đang giảm dần bởi phải loại bỏ dòng Mig-21 già nua, còn kế hoạch trang bị chiến đấu cơ đời mới vẫn rất xa vời.
Bên cạnh không quân, hải quân Trung Quốc cũng được mở rộng liên tục. Nhằm “phong tỏa” sự ảnh hưởng của Mỹ trong các tranh chấp với Đài Loan và Nhật, Trung Quốc đang tăng cường năng lực hải quân ở các chuỗi đảo ở Thái Bình Dương. Bắc Kinh hiện có 65 tàu ngầm (trong đó có 9 chiếc dùng năng lượng hạt nhân), 31 tàu khu trục, 61 tàu hộ tống cùng hàng trăm tàu tên lửa và tàu đổ bộ.
Để hoàn thành việc “thống nhất” Đài Loan, Bắc Kinh đang tập trung sức mạnh cho 2 sư đoàn thủy quân lục chiến và 1 sư đoàn lính dù. Trung Quốc cũng đã có tàu sân bay đầu tiên và dự kiến có tối thiểu 3 chiếc tàu sân bay vào năm 2030. Nước này còn tăng cường hiện diện quân sự ra đến Ấn Độ Dương khi được Pakistan cho phép đặt một căn cứ hải quân. Căn cứ hải quân Trung Quốc ở Pakistan đe dọa nghiêm trọng đến Ấn Độ, nhất là đối với việc vận chuyển dầu khí của Ấn Độ từ Iran và Trung Đông.
Chia sẻ khí tài
Đó là điều mà New Delhi và Tokyo cần hợp tác để giải quyết khẩn cấp, bởi 77% lượng dầu khí và 85% hàng hóa của Nhật được vận chuyển qua Ấn Độ Dương. Tuyến hàng hải này đóng vai trò sống còn. Vì thế, hải quân Ấn - Nhật cần đẩy mạnh hợp tác khi Tokyo có sức mạnh đáng kể trên biển. Nhật đang thực hiện chương trình đóng tàu chiến lớn nhất của nước này kể từ Thế chiến 2 đến nay.
Hiện tại, Tokyo đang có 26 tàu ngầm và cũng đã biên chế tàu sân bay chở máy bay trực thăng lớp DH22 có độ choán nước lên đến 27.000 tấn. Nước này cũng đầu tư đáng kể cho hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, bao gồm cả việc phát triển lực lượng tàu khu trục trang bị hệ thống phòng thủ Aegis.
Tương tự, New Delhi cũng tích cực hiện đại hóa lực lượng hải quân. Ấn Độ đã thuê tàu ngầm hạt nhân lớp Akula từ Nga. Tàu sân bay Vikramaditya đã đi vào hoạt động và dự án tàu sân bay do chính New Delhi phát triển cũng sẵn sàng.
Trong thập niên tới, hải quân Ấn Độ sẽ bổ sung tối thiểu 7 tàu hộ tống tàng hình cùng 6 tàu ngầm hiện đại. New Delhi cũng dự định bổ sung 30 tàu chiến các loại khác cùng 150 chiến đấu cơ, máy bay trực thăng, máy bay trinh sát biển. Tất cả những nỗ lực đó nhằm đảm bảo khả năng ứng phó cho nước này trước những thế lực quân sự đang tăng lên trên Ấn Độ Dương.
Hải quân Ấn Độ đang đạt được bước tiến ấn tượng trong việc tự chủ khí tài thay vì phải mua từ bên ngoài, nhằm đảm bảo năng lực giữ vững ổn định ở Ấn Độ Dương - nơi hải quân Trung Quốc đang không ngừng mở rộng hoạt động. Ấn - Trung cũng tồn tại không ít khác biệt.
Vì thế, Ấn - Nhật cần tăng cường hợp tác. Tokyo có thể sẽ bán dòng thủy phi cơ đổ bộ US-2 cho New Delhi là một chỉ dấu tích cực cho quan hệ song phương. Hai nước cũng có thể hợp tác sản xuất chiến đấu cơ thế hệ 5 và tàu ngầm. Trong trường hợp xấu nhất khi xung đột với Bắc Kinh, tối thiểu Tokyo và New Delhi có thể phối hợp “chia lửa” để lực lượng Trung Quốc phải phân tán cả về không quân, hải quân và lục quân.
Ngoài ra, một số nước ở Đông Nam Á cũng có thể hợp tác cùng Ấn Độ và Nhật để tạo thế cân bằng quân sự trước mối đe dọa Trung Quốc. Nếu VN - Ấn Độ - Nhật Bản tạo dựng một hợp tác đa phương mạnh mẽ sẽ giúp ích cho hòa bình, ổn định trong khu vực. Ấn Độ có thể cung cấp chiến đấu cơ đa nhiệm HAL, máy bay trực thăng Dhruv và tên lửa hành trình Brahmos cho đối tác để cùng nhau hiện đại hóa quân đội.

Cần đối sách mới trước hành động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông

Hoạt động quân sự hóa ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc đòi hỏi các bên phải nhanh chóng đưa ra các đối sách mới và hiệu quả hơn.

">

Đó là ý kiến của hầu hết các học giả trẻ Việt Nam và các chuyên gia quốc tế tham gia Hội thảo Biển Đông với chủ đề “Sự quân sự hóa trên Biển Đông và những tác động đối với hòa bình và an ninh khu vực”, do Hội Thanh niên – sinh viên Việt Nam tại Mỹ tổ chức vào tối 2.4 và rạng sáng 3.4 (theo giờ Việt Nam).
Cách tiếp cận hiện nay không hiệu quả
Những động thái gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông đã trở thành chủ đề được các học giả hết sức quan tâm, từ việc không ngừng mở rộng việc lấn chiếm và cải tạo đất, biến các thực thể thành đảo nhân tạo cho đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai các thiết bị quân sự. Những hoạt động này thể hiện rõ sự quân sự hóa của Trung Quốc.
Tại hội thảo, ông Gregory B. Poling, Giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á, thành viên Ban Chủ tịch Sumitro – Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) đã khái quát tình hình bồi đắp trái phép của Trung Quốc tại: Châu Viên, Chữ Thập, Vành Khăn, Su Bi, Giaven, Tư Nghĩa và Gạc Ma. Các số liệu mà ông Poling cung cấp cho thấy Bắc Kinh đã mở rộng rất nhanh và quy mô ngày càng lớn.
Khi so sánh những đường băng và những hình ảnh chụp vệ tinh các cơ sở đã được xây dựng trên Biển Đông, chuyên gia Mỹ cho rằng đường băng Trung Quốc xây dựng phi pháp trên Chữ Thập với chiều dài 3.000 mét, đủ để phục vụ cho các máy bay quân sự, trong đó có máy bay ném bom. Điều này thật sự gây lo ngại cho an ninh khu vực.
Ông Poling nhận định: “Chúng ta sẽ sớm nhìn thấy thêm nhiều hành động quân sự hóa từ phía Trung Quốc; không chỉ quân đội mà cả máy bay, tàu thuyền và ra đa quân sự. Và sớm hay muộn chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với viễn cảnh Trung Quốc áp đảo về quân sự ở Biển Đông”.
my da tien hanh tuan tra ap sat cac dao nhan tao ma trung quoc xay dung trai phep o bien dong, dong thai duoc cho la nham thach thuc yeu sach chu quyen cua trung quoc - anh: reuters

Mỹ đã tiến hành tuần tra áp sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông, động thái được cho là nhằm thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Chuyên gia quân sự Harry Kazianis, Tổng biên tập trang tin của chuyên san The National Interest cũng chỉ ra rằng Trung Quốc đang đẩy nhanh các hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông, trong đó đề cập tới tính toán lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Trước những động thái không có dấu hiệu dừng lại của Trung Quốc, các học giả và chuyên gia đều cho rằng cách tiếp cận hiện nay của các nước, đặc biệt là Mỹ không hiệu quả.
Học giả trẻ Ngô Di Lân, nghiên cứu sinh tại Đại học Brandeis lý giải, cách tiếp cận hiện nay không những không khiến Trung Quốc dừng hoạt động cải tạo đất mà còn thể hiện sự quân sự hóa với quy mô chưa từ trước đến nay trên Biển Đông. Ngô Di Lân chia sẻ với Thanh Niên rằng, chính bởi cách tiếp cận thiếu hiệu quả nên dẫn đến việc Trung Quốc  vẫn tiếp tục giữ lập trường cứng rắn ở Biển Đông và vẫn tiếp tục chiến lược bành trướng của mình.
Cần đối sách mới
Đã đến lúc Mỹ và các bên liên quan cần những cách tiếp cận mới, những hướng đi mới để có những giải pháp mang lại sự hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
Chuyên gia Harry Kazianis đề xuất chiến lược gồm 6 điểm nhằm dừng hẳn các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, với vai trò quan trọng của Mỹ. Điểm đầu tiên trong chiến lược mà ông Kazianis đề xuất là kích thích “chiến tranh pháp lý” với nội dung làm mọi cách để đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế.
Thứ hai là nêu rõ “cuộc chiến xấu hổ”. Với điểm này, các nước khi bị Trung Quốc ức hiếp, cần đưa lên truyền thông xã hội. Như vậy những hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ được cả thế giới biết đến. Lúc này dư luận thế giới sẽ chiến thắng và khiến Trung Quốc phải xấu hổ.
Điểm thứ ba trong chiến lược này là chuyển hướng khả năng “chống tiếp cận và chống thâm nhập khu vực”(A2/AD) chống lại Trung Quốc. Cụ thể, các nước lớn nên bán vũ khí cho các nước trong khu vực như Việt Nam, Philippines...
Tiếp theo, theo ông Kazianis, các nước có thể dùng đối sách “hòa bình xanh”, nghĩa là khiến Trung Quốc phải "xấu hổ" vì những hành động gây hủy hoại môi trường biển một cách nghiêm trọng. Một bước nữa trong chiến lược ông Kazianis đề xuất là các nước không cần tôn trọng các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.
Và cuối cùng, chuyên gia Mỹ cho rằng Washington nên xem lại quan hệ kinh tế với Bắc Kinh bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc vốn bắt nguồn từ kinh tế. Do đó, mối quan hệ kinh tế thương mại Mỹ - Trung có thể tạo ra giải pháp để chống lại lợi ích quốc gia của Trung Quốc.
Ông Kazianis nhận định, Trung Quốc thậm chí có thể thâu tóm Biển Đông trong một vài năm nữa nên Mỹ và các nước cần phải hành động ngay bây giờ.
hoc gia tre ngo di lan, nghien cuu sinh dai hoc brandeis (my) - anh: facebook nhan vat

Học giả trẻ Ngô Di Lân, nghiên cứu sinh Đại học Brandeis (Mỹ) - Ảnh: Facebook nhân vật

Trong khi đó, học giả trẻ Ngô Di Lân lại đề xuất một hướng khác: "Sanctioning to deter: A new approach in the South China Sea is needed" (Trừng phạt để răn đe: cần một cách tiếp cận mới ở Biển Đông). Đây là nhan đề một bài viết mà Ngô Di Lân và Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế) thực hiện.
Theo Ngô Di Lân, trong vấn đề Biển Đông, hiện nay cần một chiến lược mới, gọi là "Phản ứng linh hoạt" (Flexible response). Chiến lược này có 4 đặc điểm chính gồm: tức thời (immediate), độc lập (discrete),  chọn lọc (targeted) và cân đối (proportionate). Mục tiêu chính của chiến lược này là gia tăng chi phí cho mọi hành động của Trung Quốc nhằm gây căng thẳng hay phức tạp hóa tranh chấp ở Biển Đông, từ đó thay đổi tính toán chiến lược của Bắc Kinh trong khu vực.
Với hướng tiếp cận này, học giả trẻ Ngô Di Lân cho rằng các hành động gây căng thẳng của Trung Quốc sẽ phải trả giá tức thời và đây sẽ là những thông điệp rất rõ ràng và kiên quyết gửi tới Trung Quốc. Đồng thời, chiến lược này sẽ tạo pháp lý cho những phản ứng mạnh hơn đối với Trung Quốc. Chiến lược học giả trẻ này đề xuất có thể tiến hành đơn phương hoặc đa phương.(TN)

Tàu ngầm, tàu khu trục Nhật Bản ghé cảng Subic thăm Philippines

Ngày 3.4, hai tàu khu trục và một tàu ngầm Nhật Bản cập cảng Subic (Philippines), gần bãi cạn Scarborough bị Trung Quốc chiếm từ tay Philippines trên Biển Đông.
Tàu ngầm Oyashio cùng hai tàu khu trục JS Ariake và JS Setogiri cập cảng Subic (từng là nơi đặt căn cứ hải quân Mỹ trước đây), cách bãi cạn Scarborough chỉ khoảng 200 km. Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough từ tay Philippines hồi năm 2012, theo AFP.  Tàu khu trục JS Ariake còn chở theo trực thăng chống ngầm.
“Chuyến thăm này nhằm xúc tiến hòa bình và ổn định khu vực, tăng cường hợp tác hàng hải giữa hải quân hai nước”, người phát ngôn Lued Lincuna của Hải quân Philippines cho hay.
Ba tàu chiến Nhật Bản cập cảng Philippines ngay trước thềm cuộc tập trận giữa Mỹ và Philippines, theo AFP.
Trước đó, AFP ngày 16.3 dẫn lời một người phát ngôn không nêu tên của hải quân Nhật Bản cho biết tàu ngầm và hai tàu khu trục sẽ tham gia một cuộc tập trận chung với Philippines từ ngày 19-27.4. Sau đó, cũng trong tháng 4, 2 tàu khu trục Nhật sẽ lần đầu tiên đến thăm Vịnh Cam Ranh, Việt Nam.
tau ngam oyashio cung khu truc ham js ariake tai cang subic, philippines ngay 3.4.2016 - anh: afp

Tàu ngầm Oyashio cùng khu trục hạm JS Ariake tại cảng Subic, Philippines ngày 3.4.2016 - Ảnh: AFP

Giữa lúc Trung Quốc ngày càng hung hăng trên Biển Đông, Philippines phải “nhờ cậy” các đồng minh như Nhật Bản và Mỹ để nâng cấp quân đội nước này. Vào tháng 2.2016, Nhật Bản đã chấp thuận cung cấp Philippines thiết bị quân sự, bao gồm radar và máy bay trinh sát săn ngầm.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino II cho biết Manila sẽ thuê năm máy bay huấn luyện TC-90 của Nhật Bản để “giúp hải quân tuần tra lãnh thổ của chúng tôi” trên Biển Đông. Trung Quốc khi đó cáo buộc Tokyo can dự vào vấn đề Biển Đông.
Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa trọng tài thường trực (PCA, trụ sở tại The Hague, Hà Lan), phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc nuốt trọn gần cả Biển Đông. Manila đã đề nghị PCA phán quyết những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh là bất hợp pháp và kỳ vọng tòa sẽ đưa ra phán quyết trong năm 2016.
Trong khi đó, Nhật Bản có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Mỹ sẽ tiếp tục áp sát đảo nhân tạo phi pháp

Hải quân Mỹ sẽ sớm tiến hành chuyến tuần tra áp sát đảo nhân tạo do Trung Quốc xây phi pháp trên Biển Đông.
Kế hoạch trên do một nguồn thạo tin tiết lộ với Reuters hôm 2.4. Theo đó, trong tháng 4, hải quân Mỹ sẽ điều một tàu chiến hoạt động trong phạm vi 12 hải lý xung quanh một đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông. Tuy nhiên, nguồn tin không nói rõ thời gian, loại tàu và địa điểm cụ thể.
Theo Reuters, nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C.Stennis đang hoạt động ở Biển Đông nhưng nguồn tin dự đoán chuyến tuần tra sắp tới sẽ do một tàu chiến nhỏ hơn thực hiện. Trong khi đó, giới chuyên gia dự đoán động thái sắp tới của Mỹ sẽ diễn ra gần đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của VN nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp thành đảo nhân tạo.
Nếu kế hoạch trên được thực thi, đây sẽ là lần thứ ba hải quân Mỹ cho tàu tuần tra gần các thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông trong mấy tháng gần đây. Lần đầu tiên là khu trục hạm USS Lassen áp sát đá Xu Bi ngày 27.10.2015 và tiếp theo là khu trục hạm USS Curtis Wilbur đến gần đảo Tri Tôn nằm trong quần đảo Hoàng Sa ngày 30.1.2016.
Điều đáng lưu ý là kế hoạch mới được tiết lộ chỉ vài ngày sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo hải quân Mỹ “hãy cẩn thận” khi vào Biển Đông và Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố trong cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 31.3 là Bắc Kinh “không chấp nhận bất kỳ hành động mạo danh duy trì tự do lưu thông để vi phạm chủ quyền và làm tổn hại lợi ích an ninh của nước này”.
Mối nguy hiển hiện
Những diễn biến trên phù hợp với nhận định của giới chuyên gia rằng tình hình Biển Đông có thể sẽ “biến động lớn” trong năm nay, chủ yếu xuất phát từ những hành động ồ ạt quân sự hóa Biển Đông, nhiều khả năng hướng tới lập vùng nhận diện phòng không phi pháp, của Trung Quốc. Nước này vừa ngang nhiên đưa tên lửa chống hạm YJ-62 tới đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, theo chân hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 và chiến đấu cơ J-11. Cũng thuộc Hoàng Sa, trên đảo Quang Hòa, Trung Quốc đang xây một căn cứ dành cho trực thăng chống ngầm.
Ở Trường Sa, Bắc Kinh gần hoàn tất bồi đắp phi pháp 7 bãi đá, gồm Vành Khăn, Xu Bi, Châu Viên, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Chữ Thập và Gaven. Trên đá Chữ Thập đã hiện diện đường băng dài 3 km đủ cho mọi loại chiến đấu cơ hoạt động và Trung Quốc đã ngang ngược cho thử máy bay dân sự tại đây. Hai đường băng tương tự đang được xây dựng tại Vành Khăn và Xu Bi. Ngoài ra, dựa vào hình ảnh chụp từ vệ tinh, giới chuyên gia cảnh báo Trung Quốc có thể đang xây một trạm radar dùng cho mục đích quân sự với tầm hoạt động 300 km trên đá Châu Viên và các trạm 50 km trên Gaven, Tư Nghĩa và Gạc Ma. Trên 4 bãi đá này còn đang mọc lên nhiều cơ sở quân sự phi pháp như hải đăng, bãi đáp trực thăng, boong-ke, bến cảng, ụ súng...
Tất cả những hành động nói trên đều vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa, đe dọa tự do hàng hải, hàng không, hòa bình và ổn định của khu vực, dẫn đến phản đối mạnh mẽ từ VN và dư luận quốc tế. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có ý đồ đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền phi lý của mình bằng cách thiết lập “hiện diện cố hữu” qua các công trình dân sự phi pháp như trường học, nhà tù, trung tâm mua sắm, hệ thống xử lý nước thải ở Phú Lâm, hệ thống hứng nước mưa, nhà kính trồng rau ở đá Chữ Thập…

Hỏa hoạn lớn tại trụ sở Bộ Quốc phòng Nga

Một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại tòa nhà Bộ Quốc phòng Nga ở trung tâm thủ đô Moskva ngày 3/4, tạo nên cột khói lớn trong thành phố.

linh cuu hoa tai hien truong. anh: sputnik

Lính cứu hỏa tại hiện trường. Ảnh: Sputnik

Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng, không có người thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn, trong khi hãng tin Nga TASS dẫn thông tin từ cơ quan bảo vệ pháp luật thành phố Moskva, cho biết có 2 người bị thương. Khoảng 50 người đã được sơ tán khỏi tòa nhà văn phòng. Ngọn lửa bắt đầu bùng phát từ tầng 3 của tòa nhà 5 tầng, sau đó lan ra các tầng phía trên và diện tích đám cháy đã lan đến 3.500 m2 do gió lớn và đây là tòa nhà cũ được xây từ cuối thế kỷ 18. 

Theo hãng tin TASS, 253 nhân viên cứu hộ thuộc Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cùng 72 thiết bị đã được triển khai tham gia dập lửa. Những hình ảnh phát đi từ hiện trường cho thấy các nhân viên cứu hộ đang phải chật vật để kiểm soát đám cháy. Một số lính cứu hỏa thậm chí còn phải leo thang để tiếp cận với những tầng cao của tòa nhà, đưa vòi rồng vào dập lửa. Toàn bộ giao thông xung quanh khu vực trụ sở Bộ Quốc phòng đã bị phong tỏa. Tổng Tham mưu trưởng Các Lực lượng vũ trang Nga, Đại tướng Valery Gerasimov cũng đã tới khu vực xảy ra hỏa hoạn.

Phát biểu với hãng thông tấn Interfax, Thiếu tướng Igor Konashenkov, có mặt tại hiện trường cho biết về cơ bản đám cháy đã được kiểm soát, song lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực dập hoàn toàn một số điểm lửa vẫn đang âm ỉ tại tòa nhà. Hãng Interfax dẫn một nguồn tin khác cho hay nguyên nhân có thể do đường dây điện quanh tòa nhà quá cũ nát gây chập cháy.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục