Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 17, diễn ra vào thứ sáu (11-9), được giới quan sát quốc tế đánh giá là quan trọng nhất với đảo quốc sư tử trong 50 năm qua.

Giới phân tích dự đoán chuyến thăm Mỹ sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ít có khả năng mang lại kết quả đột phá.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp ông Tập Cận Bình tại Phòng Bầu dục năm 2012. Ông Tập khi đó là phó chủ tịch Trung Quốc. Ảnh: AP.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Mỹ bằng các hoạt động quần chúng ở thành phố Seattle, bang Washington, vào ngày 22/9. Ông Tập sau đó tới thủ đô Washington DC và kết thúc hành trình bằng một bài phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, thành phố New York, ngày 28/9, South China Morning Post dẫn một người hiểu chuyến đi và một học giả Trung Quốc cho biết.
Tại Seattle, ông Tập sẽ tiếp xúc với cộng đồng doanh nghiệp và dự hội nghị bàn tròn giám đốc điều hành (CEO) do cựu bộ trưởng tài chính Mỹ Henry Paulson chủ trì. Seattle, cửa ngõ công nghệ, là nơi có nhiều tập đoàn thành công nổi tiếng như Microsoft và Amazon.
Ông Tập dự kiến tìm cách trấn an khách mời về quyết tâm thúc đẩy cải cách kinh tế của Trung Quốc, Jin Canrong, giáo sư tại Đại học Renmin, Bắc Kinh và là một cố vấn chính phủ, nói.
Tại Washington, ông Tập sẽ hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama, thảo luận các vấn đề cản trở quan hệ song phương, từ hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông đến tấn công mạng. Giới phân tích cho rằng cuộc hội đàm ít cơ hội có kết quả đột phá dù hai bên đều tìm cách nêu những lĩnh vực có thể hợp tác.
Lãnh đạo hai nước năm ngoái gây bất ngờ khi thông báo đạt được thỏa thuận đột phá về biến đổi khí hậu sau một hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực hai nước còn bất đồng nên có thể sẽ không đạt được đột phá tương tự trong năm nay, giáo sư Jacques deLisle, đứng đầu phòng Nghiên cứu Đông Á, Đại học Pennsylvania, nhận định.
"Thông thường, một vấn đề được bàn đến sẽ xuất hiện vào thời gian gần lúc hội nghị thượng đỉnh diễn ra nhưng lần này không như vậy", deLisle nói, mô tả chuyến thăm của ông Tập "dài lạ thường".
Tình hình chính trị ở Washington không thuận lợi, buộc Bắc Kinh phải chuyển hầu hết sự kiện công chúng ông Tập tham gia về Seattle, ông Jin cho biết. Trung Quốc trở thành đối tượng công kích của các ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa. Thống đốc bang Winconsin Scott Walker tháng trước kêu gọi Tổng thống Obama hủy chuyến thăm của ông Tập sau khi thị trường chứng khoán Mỹ suy giảm do lo ngại kinh tế Trung Quốc suy thoái.
Hawaii từng được chọn làm trạm dừng chân trong chuyến thăm nhưng bị loại bỏ do đây là nơi đặt trụ sở Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, có ảnh hưởng đến chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông, theo Jin. Thành phố Detroit, bang Michigan, cũng bị loại bỏ khỏi lịch trình vì vấn đề an ninh.
Như Tâm (theo SCMP, Vnexpress)
Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 17, diễn ra vào thứ sáu (11-9), được giới quan sát quốc tế đánh giá là quan trọng nhất với đảo quốc sư tử trong 50 năm qua.
Mỹ - Nhật bắt tay giám sát tàu ngầm Trung Quốc
Lầu Năm Góc lo ngại Nga phát triển tàu ngầm không người lái
Cựu tổng thống Guatemala bị tạm giam 3 tháng
Moldova cắt hoạt động ngoại giao với Nga
Tàu chiến Mỹ, Nhật tới Philippines
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp có chuyến thăm chính thức tới Mỹ từ ngày 22-9 nhưng ông sẽ không được ghé Hawaii dù Bắc Kinh đề xuất điểm dừng chân này.
Indonesia, quốc gia giàu tài nguyên và là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, đang rục rịch quay lại Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Tổng số thành viên OPEC sắp tới có thể lên đến con số 13.
Tên cầm đầu vụ đánh bom Bangkok là người Trung Quốc
Nga điều tàu ngầm lớn nhất thế giới với 200 đầu đạn hạt nhân tới Syria
Ukraine cho phép Tòa án hình sự quốc tế thăm dò tội ác chiến tranh
Bạo động bùng phát ở biên giới nhiều nước EU
“Trùm” diệt virút McAfee tranh cử tổng thống Mỹ
Trong khi các quốc gia Liên minh châu Âu đang tìm các giải pháp cho cuộc khủng hoảng người di cư, nhiều ý kiến tỏ ra không hài lòng trước thực tế không có một quốc gia Vùng Vịnh nào đồng ý nhận người di cư.
Sự hiện diện liên tục và một thái độ duy trì cam kết của Mỹ trong khu vực nhiều tranh chấp ở Biển Đông là điều cần thiết, và bên cạnh vấn đề kinh tế, hợp tác, Washington cũng không được bỏ rơi sức mạnh quân sự cốt lõi, một chuyên gia chiến lược quốc tế viết trên National Interest.
Tàu chiến Trung Quốc xuất hiện gần quần đảo của Ấn Độ
Rupiah Indonesia yếu nhất 17 năm
Triều Tiên bị cáo buộc nối lại xây dựng cơ sở hạt nhân
Bloomberg: Lệnh trừng phạt Iran sẽ được dỡ bỏ vào năm 2016
Trung Quốc triển khai tàu hải cảnh lớn nhất thế giới
Những diễn biến liên tục từ tình hình kinh tế - chính trị - an ninh quốc phòng của Trung Quốc đặt ra nhiều câu hỏi về việc gì đang diễn ra thật sự tại nước này.
Thật không khó để hiểu tại sao vào thời điểm hiện tại tác chiến điện tử (EW) lại là lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều quốc gia.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự