tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Sự thật đằng sau những cái bắt tay giữa Nga và Trung Quốc

  • Cập nhật : 07/09/2015

(Tin kinh te)

Khi được hỏi tại sao các thỏa thuận ràng buộc giữa công ty Nga và Trung Quốc bị đình trệ quá lâu, Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường Nga chỉ trả lời ngắn gọn: “Vì mọi người cẩn thận”.

Thành quả từ chuyến thăm cuối tuần qua của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Bắc Kinh là 5 thỏa thuận khung về hợp tác năng lượng.

Tuy nhiên nhìn lại lịch sử, hầu hết các thỏa thuận trên có thể sẽ không kết “trái ngọt”, Bloomberg nhận xét.

Hầu hết các thỏa thuận được khởi xướng trong chuyến thăm giữa Bắc Kinh và các công ty dầu khí nhà nước Nga là phi ràng buộc (non-binding).

“Số lượng thỏa thuận tăng theo cấp số nhân với tốc độ chóng mặt. Nhưng thực tế cho thấy cứ 10 thỏa thuận thì chỉ có nhiều nhất 1 đến 2 thỏa thuận đạt được hợp đồng cuối cùng”, ông Sergei Tsyplakov, giám đốc chi nhánh ngân hàng Sberbank tại Trung Quốc, cho biết.

Đóng băng thỏa thuận

Nga đang xoay trục về Trung Quốc – thị trường tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, để xoa dịu tác động từ lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu.

Nga cần vốn và thị trường mới để kéo nền kinh tế khỏi bờ vực khủng hoảng lần đầu tiên kể từ năm 2009. Ngược lại, Trung Quốc lại đang chần chừ trước những thương vụ mới trong bối cảnh ngành công nghiệp nước này đang bị quá tải công suất, hệ quả từ thị trường bất động sản xì hơi và chứng khoán bất ổn.

 

nga dang xoay truc ve trung quoc – thi truong tieu thu nang luong lon nhat the gioi, de xoa diu tac dong tu lenh trung phat cua my va chau au.

Nga đang xoay trục về Trung Quốc – thị trường tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, để xoa dịu tác động từ lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu.

Gazprom - công ty xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới – cho biết đã trì hoãn ký kết hợp đồng cung cấp khí cho Trung Quốc đến năm 2016. Theo đó, Nga sẽ dẫn nhiên liệu đến Trung Quốc từ các mỏ dầu ở Tây Siberia. Thương vụ trị giá 170 tỷ USD này được ông Putin khởi xướng 16 tháng trước, đáng lẽ sẽ biến Bắc Kinh trở thành khách hàng lớn nhất của Moscow.

Thay vào đó, Gazprom ký biên bản ghi nhớ với Trung Quốc về đường ống khác xuất phát từ khu vực viễn Đông tại Nga, một dự án có quy mô nhỏ hơn, lãnh đạo Gazprom cho hay.

Các thỏa thuận khung nhiều khi rơi vào tình trạng bị “đắp chiếu”. Thấm thoát đã một năm trôi qua kể từ khi công ty Rosneft của Nga ký biên bản chấp thuận với công ty Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (CNPC). Theo đó, hai công ty sẽ liên doanh phát triển Vankor - mỏ dầu lớn nhất của Nga từ thời Liên bang Xô Viết.

Trong khi các cuộc đàm phán vẫn kéo dài, ONGC Videsh – công ty con của nhà khai thác dầu khí lớn nhất Ấn Độ - đã nhanh chóng ký thỏa thuận mua lại 15% vốn cổ phần Rofneft trị giá khoảng 1,5 tỷ USD.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang trì hoãn ký kết thỏa thuận khung hợp tác đối với dự án Taas-Yuryah. Dự án tại miền Đông Siberia được CNPC và Rosneft ký kết vào tháng 10/2013.

Gần 2 năm sau, Rosneft bán 20% cổ phần cho công ty dầu khí đa quốc gia của Anh BP Plc. Sau đó tiếp tục chấp thuận bán 29% cổ phần cho công ty dầu khí tư nhân Trung Quốc là Skyland Petroleum. Trong khi đó, CNPC vẫn chưa “đả động” gì đến quyền mua 49% cổ phần từ Rosneft.

“Cẩn thận”

Mặc dù “án binh bất động”, Trung Quốc vẫn tung ra các lời hứa hẹn tích cực. Chủ tịch tập đoàn dầu khí Trung Quốc Sinopec, ông Vương Thiên Phú khẳng định công ty mình đang tìm kiếm các tài sản nước ngoài giá trị cao để thâu tóm.

thanh qua tu chuyen tham cuoi tuan qua cua tong thong nga vladimir putin toi bac kinh la 5 thoa thuan khung ve hop tac nang luong.

Thành quả từ chuyến thăm cuối tuần qua của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Bắc Kinh là 5 thỏa thuận khung về hợp tác năng lượng.

Tại Bắc Kinh, Sinopec và Rosneft đã thống nhất về một dự án liên doanh tiềm năng, nhắm tới phát triển hai mỏ dầu tại Đông Siberia. Nếu kế hoạch được xúc tiến, Sinopec sẽ được quyền mua tới 49% cổ phần dự án.

Novatek - nhà sản xuất khí đốt lớn thứ nhì của Nga - cũng đồng ý bán 9,9% cổ phần dự án khí hóa lỏng Yamal cho Quỹ Con đường tơ lụa của chính phủ Trung Quốc. Nếu thương vụ thành công, cổ phần của Bắc Kinh trong dự án khí hóa lỏng đầu tiên của Nga sẽ tăng lên gần 7%, so với mức 20% của CNPC.

Khi được hỏi tại sao các thỏa thuận ràng buộc giữa công ty Nga và Trung Quốc bị đình trệ quá lâu, Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường Nga Sergei Donskoi chỉ trả lời ngắn gọn: “Vì mọi người cẩn thận”.

 

Theo LỀ PHƯƠNG

BizLIVE

Trở về

Bài cùng chuyên mục