tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 09-09-2015

  • Cập nhật : 09/09/2015

Tàu chiến Trung Quốc xuất hiện gần quần đảo của Ấn Độ

Hải quân Ấn Độ đã quyết định triển khai thêm các tàu gần quần đảo Andaman tại Vịnh Bengal sau khi phát hiện các tàu chiến Trung Quốc tiến hành hoạt động do thám trong khu vực, trang mạng Đa Chiều cho biết.

mot tau tuan tra cua an do tai thanh pho port blair (anh: wantchinatimes)

Một tàu tuần tra của Ấn Độ tại thành phố Port Blair (Ảnh: Wantchinatimes)

Một nguồn tin từ Trung tâm chỉ huy Andaman và Nicobar của các lực lượng vũ trang Ấn Độ, đặt tại thành phố Port Blair trên quần đảo Andaman và Nicobar, cho hay các tàu chiến Trung Quốc đã bị phát hiện trong khu vực 2 lần.

Theo mạng Đa Chiều, Trung tâm chỉ huy Andaman và Nicobar có thể trở thành mục tiêu chính của quân đội Trung Quốc nếu Trung-Ấn xảy ra xung đột.

Hiện thời, quân đội Ấn Độ đang tập trung vào việc bảo vệ biên giới phía bắc với Trung Quốc, khiến quần đảo Andaman có nguy cơ trở thành mục tiêu trong một cuộc tấn công tiềm tàng của Trung Quốc.

Một nguồn tin cho biết, Ấn Độ chỉ có thể bảo vệ Trung tâm chỉ huy Andaman và Nicobar bằng các tàu tuần tra hoặc tàu đổ bộ. Nếu nhông có các tên lửa phù hợp để chống lại các tàu và máy bay của đối phương, các lực lượng Ấn Độ sẽ rất khó để bảo vệ quần đảo này.

New Delhi có kế hoạch triển khai thêm các tàu chiến và có thể là cả máy bay tới khu vực, theo nguồn tin trên.

Phó Đô đốc Pradeep Kumar Chatterjee, người đứng đầu Trung tâm chỉ huy Andaman và Nicobar, tin tưởng rằng sự phòng thủ của Ấn Độ đối với quần đảo Andaman sẽ không thể bị phá vỡ trong vòng 5 năm tới. Các cảng mới cũng đang được xây dựng và không quân Ấn Độ nhiều khả năng sẽ được triển khai tới khu vực để bảo vệ sân sau của nước này.


Rupiah Indonesia yếu nhất 17 năm

Nội tệ của Indonesia hôm nay đã xuống 14.280 rupiah đổi một USD, thấp nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1998.Đồng rupiah đã chịu sức ép giảm thời gian gần đây, khi tăng trưởng tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á chậm lại, và tâm lý ngại rủi ro đang ghìm giá tài sản tại đây. Hôm qua, tỷ giá này là 1.245 rupiah một USD, Reuters cho biết.Hoạt động kinh tế ì ạch, lo ngại cải tổ chững lại cũng có nghĩa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào đây không tăng nhanh như Chính phủ kỳ vọng. FDI vào Indonesia hiện chỉ chiếm 2,1% GDP, thấp hơn nhiều quốc gia như Malaysia hay Thái Lan, với tỷ lệ trên 3%, theo Moody's Investors Service.
rupiah indonesia ngay cang yeu di so voi usd. anh: strait times

Rupiah Indonesia ngày càng yếu đi so với USD. Ảnh: Strait Times

"Ngoài hỗ trợ tăng trưởng và cán cân thanh toán, FDI có thể mang lại nhiều lọi ích, như chuyển giao công nghệ hay tăng cường năng suất lao động, giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng của Indonesia", Moody’s nhận xét.

Đồng rupiah yếu thời gian gần đây đã buộc ngân hàng trung ương nước này can thiệp. Dự trữ ngoại hối của Indonesia hiện chỉ còn 105,35 tỷ USD cuối tháng 8, so với hơn 107 tỷ USD tháng 7, tương đương 7,1 tháng nhập khẩu.

Nhà đầu tư đang tăng bán rupiah do lo ngại nước này lâm vào khủng hoảng nợ. Đà giảm suốt 9 tuần qua cũng là dài nhất từ tháng 9/2004. Đây là tin chẳng mấy vui vẻ với Chính phủ, ngân hàng và các công ty nước này, khi khoản nợ nước ngoài đang lên kỷ lục 304 tỷ USD, gần gấp 3 dự trữ ngoại hối.

Dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng vẫn còn quá sớm để khẳng định Indonesia đang gặp khủng hoảng. Đồng rupiah giảm cũng sẽ giúp hàng hóa xuất khẩu nước này rẻ hơn và hỗ trợ kinh tế trong dài hạn, Hal Hill – Giáo sự tại Đại hoc Quốc gia Australia nhận xét. "Indonesia chưa để xảy ra bong bóng giá tài sản – dấu hiệu đầu tiên của một cuộc khủng hoảng", ông nói.


Triều Tiên bị cáo buộc nối lại xây dựng cơ sở hạt nhân

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 7/9 cho biết Triều Tiên đang nối lại các hoạt động xây dựng và cải tạo cơ sở hạt nhân Yongbyon, một trong những tổ hợp nghiên cứu và phát triển hạt nhân lớn nhất tại nước này.

mot co so hat nhan tai trieu tien (anh: telegraph)

Một cơ sở hạt nhân tại Triều Tiên (Ảnh: Telegraph)

Báo cáo của Viện Khoa học và An ninh Quốc tế (ISIS) đưa ra các ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Bình Nhưỡng đang tái khởi động các hoạt động xây dựng tại cơ sở hạt nhân Yongbyon sau hơn 8 năm bị đóng cửa.

Phát biểu trong một cuộc họp kín với các nhà lãnh đạo của IAEA, Tổng Giám đốc Yukiya Amano cho biết: “Chúng tôi đã quan sát thấy Triều Tiên đang tiến hành các hoạt động xây dựng và cải tạo tại nhiều địa điểm bên trong khu vực cơ sở hạt nhân Yongbyon. Điều này phù hợp với tuyên bố của Bình Nhưỡng về việc tiếp tục phát triển hạt nhân.”

Ông Amano không chỉ rõ cụ thể các địa điểm đang được xây dựng bên trong cơ sở hạt nhân Yongbyon. Tuy nhiên, ông khẳng định IAEA sẽ tiếp tục theo dõi các hoạt động của Triều Tiên tại cơ sở này, chủ yếu thông qua các hình ảnh chụp được từ vệ tinh.

Theo báo cáo của ISIS, các lò phản ứng hạt nhân tại cơ sở Yongbyon có thể đã được tái khởi động và hoạt động ở công suất thấp hoặc hoạt động không liên tục. Ngoài ra, các máy ly tâm giúp làm giàu urani cũng được đưa vào vận hành. Và điều đáng lo ngại nhất là Triều Tiên có thể xây dựng thêm các cơ sở hạt nhân mới.

Triều Tiên được cho là đã tiến hành các vụ thử nghiệm hạt nhân vào năm 2006, 2009 và 2013. Bình Nhưỡng đã không cho phép IAEA thực hiện công tác thanh sát trực tiếp các cơ sở hạt nhân tại nước này, đồng thời hạn chế việc giám sát hoạt động phát triển hạt nhân từ nước ngoài.


Bloomberg: Lệnh trừng phạt Iran sẽ được dỡ bỏ vào năm 2016

Theo Sputnik, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn từ các nhà ngoại giaoPhương Tây cho biết các biện pháp trừng phạt về dầu mỏ và tài chính chống Iran có thể sẽ được dỡ bỏ trong quý 1 năm 2016.

Theo Bloomberg, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) sẽ kết thúc quá trình kiểm tra các cơ sở hạt nhân của Iran trong khoảng hai tháng đầu năm tới.

Những đánh giá tích cực về việc Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân sẽ mở đường cho việc dỡ bỏ trừng phạt.

Theo một nguồn thạo tin, quyết định cuối cùng về vấn đề Iran sẽ được thông qua không muộn hơn cuối tháng 3/2016.

Tháng Bảy vừa qua, Iran và Nhóm P5+1 (Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức) đã đi đến thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Tehran, theo đó hạn chế khả năng làm giàu urani của Iran. Đổi lại, các biện pháp trừng phạt Tehran sẽ được dần được loại bỏ.


Trung Quốc triển khai tàu hải cảnh lớn nhất thế giới

Trung Quốc triển khai tàu hải cảnh Haijing 2901 tới một quần đảo ngoài khơi tỉnh Chiết Giang, cách khu vực có tranh chấp với Nhật Bản chỉ 320 km.
tau haijing 2901. anh: want china times.

Tàu Haijing 2901. Ảnh: Want China Times.

Tàu Haijing 2901 được điều động tới quần đảo Chu Sơn, ngoài khơi tỉnh Chiết Giang, cách Senkaku/Điếu Ngư, quần đảo Trung Quốc và Nhật Bản đang có tranh chấp chủ quyền, chỉ 320 km, tờ Yomiuri Shimbun đưa tin.

Với mức giãn nước hơn 10.000 tấn, Haijing 2901 hiện là tàu hải cảnh lớn nhất thế giới, vượt qua cả các tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Tàu được trang bị pháo hạm H/P J-26 76 mm, hai tháp pháo 30 mm và hai súng máy phòng không. Thông tin trước đó cho biết Haijing 2901 có mức giãn nước gần 12.000 tấn và có vận tốc lên đến 25 hải lý/giờ (hơn 45 km/h).

Trung Quốc được cho là có ý định sử dụng tàu tuần duyên có khả năng tương tự tàu chiến để đe dọa tàu các nước khác mà không tạo ra chiến tranh hoặc vượt quá ranh giới ngoại giao.

Trung Quốc còn đang xây dựng một căn cứ tuần duyên ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, để có thể điều động nhiều tàu tuần tra hơn ra vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Chinanews hồi tháng 5 tiết lộ Trung Quốc sắp chế tạo xong một tàu hải cảnh khác cũng lớn như Haijing 2901 và có thể được biên chế cho Hạm đội Nam Hải, phụ trách tuần tra Biển Đông.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục