Nga khởi kiện Ukraine, đòi nợ 3 tỷ USD
Đạn lạc, pháo nổ khiến gần 400 người bị thương ở Philippines
Hơn 60 tàu chiến, tàu ngầm Nga đón năm mới ngoài biển
Mỹ bắt nghi can âm mưu tấn công New York đêm giao thừa
Kim Jong-un sẵn sàng chiến tranh nếu bị khiêu khích
Công nghệ hạt nhân Triều Tiên mạnh đến đâu
- Cập nhật : 22/09/2015
(The gioi)
Triều Tiên sở hữu bom nguyên tử nhưng không nắm trong tay các điều kiện cần thiết để khai hỏa chúng bằng tên lửa, theo các chuyên gia.
Lò phản ứng cung cấp plutonium cho chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ảnh: Science Photo Library
Vào các năm 2006, 2009 và 2013, Bình Nhưỡng tuyên bố thực hiện thành công các vụ thử hạt nhân. Giới phân tích cho rằng hai vụ thử đầu tiên sử dụng chất plutonium làm vật liệu phân hạch. Bình Nhưỡng có đủ lượng plutonium cho ít nhất 6 bom nguyên tử. Nhưng việc nước này sử dụng plutonium hay uranium cho cuộc thử nghiệm năm 2013 đến nay chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, năng lực hạt nhân Triều Tiên hiện vẫn là ẩn số lớn, theoBBC.Chương trình hạt nhân tiến triển đến đâu?
Xe quân sự chở theo tên lửa trong cuộc diễu hành ở thủ đô Bình Nhưỡng hồi tháng 10/2010, nhân dịp kỷ niệm 65 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên. Ảnh: KCNA
Khu phức hợp Yongbyon được cho là cơ sở hạt nhân chính của Triều Tiên. Bình Nhưỡng từng nhiều lần cam kết ngừng các hoạt động tại đây hay thậm chí phá hủy tháp làm mát như một phần của bản thỏa thuận giải giáp vũ khí đổi viện trợ. Nhưng vào tháng 3/2013, khi Triều Tiên tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần ba và sau đó bị Mỹ và Liên Hợp Quốc áp thêm lệnh trừng phạt, Bình Nhưỡng khẳng định sẽ tái khởi động tất cả các cơ sở tại Yongbyon.
Washington chưa bao giờ tin rằng Bình Nhưỡng hoàn toàn ngừng mọi hoạt động liên quan đến hạt nhân. Mối hoài nghi này càng dâng cao khi Triều Tiên năm 2010 thông báo với nhà khoa học Mỹ Siegfried Hecker về một nhà máy làm giàu uranium của nước này ở Yongbyon. Chuyến đi tới Triều Tiên của ông Hecker cách đây 5 năm đến giờ vẫn là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất về khu tổ hợp hạt nhân của Triều Tiên.
Hồi tháng 4, theo một viện chính sách Mỹ, trong các bức ảnh vệ tinh chụp được từ đầu năm xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy lò phản ứng ở Yongbyon đã hoạt động trở lại.
Hôm qua, hãng thông tấn KCNA dẫn lời giám đốc Viện Năng lượng Nguyên tử Triều Tiên cho biết "tất cả cơ sở hạt nhân ở Yongbyon, bao gồm nhà máy làm giàu uranium và lò phản ứng 5 megawatt được sắp xếp lại, thay đổi hoặc tái điểu chỉnh và chúng bắt đầu hoạt động bình thường".
Cả Mỹ và Hàn Quốc đều nhận định Triều Tiên vẫn còn những khu vực chưa biết đến khác có liên quan đến chương trình làm giàu uranium.
Theo chuyên gia, nếu Bình Nhương tiến hành thử nghiệm các thiết bị sử dụng uranium thì công tác giám sát hoạt động của chúng sẽ gặp rất nhiều khó khăn so với trước đây. Lý do là bởi quá trình làm giàu plutonium thường diễn ra tại các cơ sở lớn, dễ bị phát hiện. Trong khi đó, việc làm giàu uranium chỉ cần dùng đến các máy ly tâm nhỏ hơn. Ngoài ra, Triều Tiên hiện có trữ lượng quặng uranium khá dồi dào.Cộng động quốc tế hành động như thế nào?
Nhiều vòng đàm phán đã diễn ra giữa Triều Tiên, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc để thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân. Tuy nhiên, đến nay tất cả các nỗ lực đều không thành công.
Tháng 9/2005, sau hơn hai năm đàm phán, Triều Tiên đồng ý với một bản thỏa thuận mang tính bước ngoặt, từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lấy viện trợ kinh tế cùng các nhượng bộ chính trị khác. Dù vậy, việc thực thi thỏa thuận trên gặp nhiều khó khăn và bị trì hoãn từ tháng 4/2009.
Đầu năm 2012, Triều Tiên bất ngờ thông báo ngừng các hoạt động hạt nhân, đồng thời ban lệnh cấm thử tên lửa nếu Mỹ viện trợ lương thực. Nhưng đến tháng 4 năm đó, Bình Nhưỡng đi ngược lại những gì mình tuyên bố khi tiến hành một vụ phóng thử tên lửa mới.
Liên Hợp Quốc thậm chí còn gia tăng trừng phạt sau vụ thử nghiệm bom nguyên tử của Triều Tiên vào năm 2013.
Năng lực hạt nhân gia tăng?
Triều Tiên đưa ra rất nhiều tuyên bố chắc chắn về năng lực hạt nhân của mình sau vụ thử bom nguyên tử năm 2013, theo BBC.
Đầu tiên, họ khẳng định "thu nhỏ" thành công đầu đạn hạt nhân đủ để lắp vào tên lửa. Tháng 4 năm nay, Bình Nhưỡng lặp lại tuyên bố trên nhưng các quan chức Mỹ vẫn tỏ ra nghi ngờ. Giới chuyên gia thì cho rằng rất khó có thể đánh giá khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên tiến triển đến mức độ nào.
Bình Nhưỡng cũng nói bom nguyên tử trong cuộc thử nghiệm năm 2013 có đương lượng nổ lớn hơn gấp nhiều lần năm 2006 và 2009.
Một số nhà phân tích đánh giá rất có thể trong cuộc thử nghiệm "cao cấp" này Triều Tiên đã sử dụng uranium làm giàu ở mức độ cao thay thế cho plutonium. Dù cả hai nguy hiểm ngang nhau nhưng bom uranium đòi hỏi bước đột phá lớn về công nghệ bởi quá trình tinh luyện quặng uranium tự nhiên thành nguyên liệu phù hợp dùng để chế tạo bom cực kỳ khó khăn.