Từ Bắc Kinh, đô đốc Mỹ tuyên bố tiếp tục tuần tra Biển Đông
Mỹ cân nhắc tuần tra Biển Đông ít nhất mỗi quý 2 lần
Thái Lan sẽ ra quyết định cuối cùng về tham gia TPP vào tháng 12
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản sắp thăm Việt Nam
Venezuela sắp hết tiền
Tin thế giới đọc nhanh sáng 27-06-2016
- Cập nhật : 27/06/2016
Hơn 2,5 triệu người Anh đòi tổ chức trưng cầu dân ý lần 2
Theo Reuters, một lời kêu gọi bỏ phiếu lại của người dân Anh về vấn đề đi hay ở lại EU đã nhận được hơn 2,5 triệu chữ ký.
Trang đăng ký thỉnh nguyên thư của Nghị viện Anh đã có lúc bị "sập" do lượng người truy cập để đăng ký tên vào đơn thỉnh cầu tăng đột biến.
Đơn ghi rõ: "Chúng tôi đã ký yêu cầu chính phủ thực thi điều luật quy định nếu kết quả cuộc trưng cầu nhận được dưới 60% số người ủng hộ và tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu dưới 75% thì sẽ phải tiến hành cuộc trưng cầu lần thứ hai".
Cụ thể, trong cuộc trưng cầu vừa diễn ra hôm 23-6 tại Anh, tỉ lệ cử tri Anh tham gia bỏ phiếu là 72,2% và phe Brexit chỉ giành chiến thắng sít sao với 51,9% ủng hộ.
Theo trang web trên, tính đến hôm 25-6 đã có khoảng 1.040.000 người ký vào thỉnh nguyện thư cầu trên, cao gấp hơn 10 lần so với quy định cần ít nhất 100.000 chữ ký đề đề xuất được đưa ra thảo luận tại Nghị viện Anh.
Ủy ban kiến nghị thuộc Nghị viện Anh, nơi đang xem xét liệu có trình đề xuất này lên Hạ viện hay không, dự kiến sẽ họp và thảo luận về vấn đề này vào ngày 28-6.
Mặc dù vậy, theo chuyên gia John Curtice, một nhà khoa học chính trị thuộc ĐH Strathclyde (Anh), đơn kiến nghị trên dù đạt được 2,6 triệu chữ ký cũng không thể tạo ra một cuộc xáo trộn chính trị lớn trong tương lai, huống chi có thể dẫn đến một cuộc trưng cầu dân ý khác, theo Sputnik.
“Mọi người ký đơn kiến nghị này trong thời điểm hiện nay là không tốt, lẽ ra họ nên làm điều này trước đó” - Curtice nói.
Trong khi đó, sáu nước thành viên sáng lập Liên minh châu Âu muốn Anh nhanh chóng bắt đầu quá trình ra khỏi nhóm sau khi cử tri Anh chọn Brexit.Các ngoại trưởng của Đức, Pháp, Ý và ba quốc gia khác đưa ra tuyên bố này tại cuộc họp được tổ chức gấp ở Berlin ngày 25-6.
Thủ tướng Đức Merkel: EU không cần phải cáu kỉnh với Anh
Theo Reuters, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rõ bà sẽ không thúc ép Thủ tướng Anh Daivd Cameron, sau khi ông nói rằng Anh sẽ chưa xúc tiến thủ tục đàm phán rời khỏi EU cho đến ít nhất là tháng 10.
"Thật lòng mà nói thì việc này không nên tốn quá nhiều thời gian, đó là sự thật, nhưng tôi sẽ không hối thúc để việc này phải diễn ra trong khoảng thời gian ngắn", bà Merkel nói.
"Các cuộc đàm phán cần diễn ra trong không khí tốt, lịch sự và chuyên nghiệp", bà nói. "Anh sẽ vẫn là một đối tác thân thiết mà chúng ta có liên kết về kinh tế".
"Không có lý do gì để cáu kỉnh trong các cuộc đàm phán. Chúng ta phải tuân theo các quy tắc", thủ tướng Đức nói thêm, theo AFP.
Ý kiến của bà Merkel trái ngược với lời kêu gọi của các ngoại trưởng Đức, Pháp, Italy, Hà Lan, Bỉ và Luxembourg - những người hôm qua hối thúc Anh phải tiến hành thủ tục rời khỏi liên minh càng nhanh càng tốt, sau khi người Anh chọn rời khỏi EU trong cuộc trưng cần dân ý hôm 23/6.
Thực tế, cuộc trưng cầu dân ý của Anh không phải là một thông báo pháp lý. Theo quy định trong hiệp ước của EU, nước muốn rời khỏi liên minh phải thông báo chính thức đến Hội đồng châu Âu, sau đó, hai bên sẽ đàm phán về thỏa thuận cho cuộc chia tay trong hai năm. Thời hạn này có thể kéo dài nếu Hội đồng châu Âu chấp thuận. Người Anh hiện mới chỉ chọn rời EU chứ chính phủ Anh chưa chính thức thông báo với EU để bắt đầu thủ tục.
Các quan chức EU cho biết sẽ không có vấn đề gì nếu mất vài tháng nữa Anh mới bắt đầu thủ tục rời EU, tuy nhiên việc chờ đợi cho đến cuối năm có thể ảnh hưởng đến vòng đàm phán tiếp theo về ngân sách EU và vận động bầu cử châu Âu.
Các quan chức cho biết họ lo lắng rằng Thủ tướng Anh David Cameron, người đã tuyên bố từ chức, có thể bàn giao chính phủ cho một người nào đó có chiến lược kéo dài quá trình rời EU của đất nước.
Thống đốc Nga bị bắt vì nhận hối lộ ‘khủng’
BBC đưa tin vụ việc xảy ra vào hôm 24-6, Nikita Belykh - người phụ trách khu vực Kirov đã bị bắt quả tang tại một nhà hàng ở Moscow khi đang nhận khoản tiền hối lộ 400.000 euro (tương đương 444.500 USD).
Các nhà điều tra thuộc Ủy ban Điều tra Nga (SKR) đã đăng tải những hình ảnh ông Belykh ngồi trước chiếc bàn đầy tiền mặt hối lộ lên website của họ.
Theo các nhà điều tra, ông Belykh nhận tiền hối lộ qua trung gian. Tiền hối lộ được cho là để đổi lấy việc bảo kê các hoạt động đầu tư kinh doanh mờ ám tại khu vực mà Belykh quản lý.
Hiện tại tòa án quận Basman đang tiến hành khởi tố ông Belykh về tội danh tham nhũng. Có khả năng ông sẽ phải lãnh hình phạt 10 năm tù giam.
Vladimir Markin, phát ngôn viên SKR, cho hay không hề có bất cứ ý đồ chính trị nào trong việc bắt giữ ông Belykh. Liên quan đến thông tin này, phía ông ông Belykh chưa có bất cứ bình luận nào.
Ông Belykh là vị thống đốc thứ ba của Nga bị bắt vì liên quan đến hành vi tham nhũng trong hơn một năm qua. Ông Belykh, 41 tuổi, được bầu lại để giữ chức vụ thống đốc vùng Kirov năm 2014, sau khi được Tổng thống Vladimir Putin lần đầu bổ nhiệm vào năm 2009.
Nhiều người Scotland muốn độc lập sau khi Anh chọn rời EU
Theo AFP, cuộc khảo sát của Panelbase vào hôm nay cho thấy 52% số người Scotland được hỏi muốn ly khai với phần còn lại của nước Anh, trong khi 48% phản đối.
Người Scotland đã nói "không" với độc lập trong một cuộc trưng cầu dân ý năm 2014, với 55% số người chọn không ly khai khỏi Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (UK) trong khi 45% phản đối. UK là một quốc gia độc lập bao gồm 4 tiểu vùng là England, xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland.
Tuy nhiên, lãnh đạo Scotland Nicola Sturgeon cho biết rất có thể một cuộc trưng cầu về độc lập mới sẽ được tổ chức để ngăn Scotland bị kéo ra khỏi EU.
Trong cuộc trưng cầu lịch sử về việc đi hay ở EU hôm 23/6, 52% người Anh đã chọn rời khỏi liên minh trong khi 48% chọn ở lại. Tuy nhiên, tính riêng ở Scotland thì 62% đã chọn ở lại.
Sau một cuộc họp nội các khẩn vào hôm qua, bà Sturgeon nói rằng "khả năng tổ chức trưng cầu dân ý về việc ly khai khỏi UK, tách ra thành nước độc lập rõ ràng là một lựa chọn cần được bàn đến".
Panelbase đã phỏng vấn 620 người trưởng thành vào hôm 24 và 25/6, thu được kết quả là 52% nghĩ rằng Scotland có khả năng độc lập trong vòng 5-10 năm. Tỷ lệ này đã tăng 30% so với tháng 4.
Ruth Davidson, lãnh đạo đảng Bảo thủ ở Scotland, người phản đối độc lập, nhận xét đây không phải là thời điểm thích hợp để tổ chức thêm một cuộc bỏ phiếu. "Tôi không tin rằng một cuộc trưng cầu dân ý về khả năng độc lập thứ hai sẽ giúp chúng tôi có được sự ổn định hay lợi ích tốt nhất cho người dân Scotland", bà nói.
Tổng thống Ukraine dọa không kích để ‘răn đe’ Nga
Theo hãng tin RIA Novosti (Nga), thông tin trên cũng được công bố trên trang web chính thức của nhà lãnh đạo này.
"Theo đúng chức năng, sức mạnh hỏa lực và phạm vi chiến đấu, hàng không quân sự của chúng ta, cùng với các bộ phận khác của nền quốc phòng, cần phải là lực lượng đảm bảo ngăn chặn tham vọng hiếu chiến của Nga và có khả năng giáng đòn đích đáng vào bất kỳ kẻ xâm lược nào" - Tổng thống Ukraine tuyên bố.
Ông Petro cũng thông báo trong năm 2016, Ukraine sẽ phân bổ 2,5 tỉ hrivna (khoảng 100 triệu USD) cho việc hiện đại hóa lĩnh vực hàng không, một phần nhằm sửa chữa và nâng cấp các máy bay và trực thăng.
Trước đó, Tổng thống Ukraine nhiều lần nói về sức mạnh của quân đội Ukraine, mà theo ông là đủ sức giành lại 2/3 lãnh thổ Donbass.
Nguồn tin tại Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga cho rằng những tuyên bố như vậy chỉ nhằm khỏa lấp thực tế không thành công trong chính sách của ông Poroshenko.