Trung Quốc đang tìm cách mở rộng Sáng kiến “Một Vành đai, một Con đường” (BRI) để bao gồm Afghanistan, khiến các nhà phân tích tự hỏi liệu Bắc Kinh đang cố gắng đẩy mạnh vai trò của Trung Quốc ở Trung Đông, và tự đặt mình vào tâm điểm cuộc chiến chống khủng bố quốc tế hay không.
Ukraine sa vòng tay Trung Quốc
- Cập nhật : 05/07/2018
Trung Quốc đang mạnh mẽ đầu tư vào Ukraine mà không quan tâm nhiều tới tình hình chính trị hay các cuộc xung đột tại phía đông Donbass. Lý do cho việc này là Trung Quốc đang mạnh mẽ xây dựng một cửa ngõ để bước chân vào châu Âu cũng như bồi đắp những khía cạnh về hàng hải cho chính sách "vành đai - con đường" của mình, nhà phân tích Jack Laurenson cho biết trên TheDiplomat.
Tại Ukraine, Trung Quốc không gây áp lực về việc tái cơ cấu chính trị hay pháp luật, cũng không hứng thú với việc đưa ra ý kiến về những vấn đề như Crimea hay cuộc xung đột đang sôi sục tại đông Donbass. Mà hiện tại, Bắc Kinh đang gấp rút theo đuổi một lịch trình tập trung vào vấn đề kinh doanh.Với sự kiện Euromaidan xảy ra năm 2014, Nga sáp nhập Crimea và bắt đầu cuộc xung đột với các nhóm ly khai tại Donetsk và Luhansk, một cách logic thì Ukraine đã trở thành một đồng minh mới của châu Âu và bắc Mỹ. Theo nhiều mong đợi, mối quan hệ đối tác này đã được phát triển và củng cố. Nhưng hiện tại Trung Quốc đang xông xáo cạnh tranh với các đối tác phương Tây của Ukraine để có một địa vị vững mạnh trong một mặt trận quan trọng là kinh tế.
Trong khi đầu tư và trợ giúp của châu Âu và Mỹ phải có giá của nó, Trung Quốc và các công ty của nước này có một lượng tiền khổng lồ và phần lớn họ đều muốn chi tiêu nó mà không kèm theo các điều kiện rõ ràng, dứt khoát. Thỏa thuận thương mại tự do và miễn thị thực mà chế độ Ukraine ký với liên minh châu Âu là đối tác thương mại song phương lớn nhất của Ukraine với 35 tỷ USD mỗi năm và tăng lên 27% theo từng năm. Canada cũng có thỏa thuận thương mại tự do với Ukraine trong khi thương mại với Mỹ thì vẫn đều đặn.
Nhưng lần này những người bạn phương Tây của Ukraine có thể trở thành những nhà chỉ trích lớn nhất của Kiev. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã có thông điệp tới Ukraine rằng Kiev sẽ không được hỗ trợ gì trừ phi đất nước này đồng ý có một tòa án chống tham nhũng vững mạnh. Cùng thời điểm, liên minh châu Âu đang giữ lại 600 triệu Euro khoản tiền hỗ trợ tài chính công vì họ thất vọng với tốc độ tái cơ cấu luật pháp tại Ukraine.
Những nhà đầu tư tương lai nước ngoài ở những nước phương Tây coi tham nhũng và chính trị bất ổn là những trở ngại lớn nhất để họ mang công việc kinh doanh tới Ukraine. Nhưng trái ngược lại với điều này, Trung Quốc đang bước tới với hàng tỷ USD đầu tư và những khoản vay lãi suất thấp, đồng thời đòi hỏi rất ít trừ một lối tiếp cận đất nước này mà theo họ là chiến lược mang tính sống còn.
Trung Quốc chi tiêu lớn vào một Ukraine mới
Rất nhiều bên không muốn hay không có khả năng cạnh tranh với sức mạnh chi tiêu của Bắc Kinh tại Ukraine. Trong thị trường kinh tế tự do còn non nớt này, các công ty Trung Quốc cạnh tranh với những đối thủ châu Âu những gói thầu cho những dự án cơ sở hạ tầng lớn. Với khả năng về ngân sách và có thể hoàn thành những dự án lớn trước thời hạn có nghĩa là họ sẽ thắng được những hợp đồng lớn một cách thường xuyên.
Trong khi Bắc Kinh cam kết đầu tư ít nhất 7 tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn của Ukraine, các công ty Trung Quốc đã bắt đầu có những bước tiến. Tại phía đông nam Biển Đen, công ty kỹ thuật cảng Trung Quốc đã hoàn thành công tác nạo vét trị giá 40 triệu USD để những tàu lớn cho thể vào cảng Yuzhny. Dự đoán, những cảng quan trọng tại Odessa, Chornomorsk và Izmail cũng sẽ nhận được sự quan tâm tương tự của Trung Quốc.
Ông Volodymyr Omelyan - bộ trưởng xây dựng Ukraine mong Trung Quốc sẽ có nhiều dự án khác tại nước mình.
Bộ trưởng xây dựng Ukraine ông Volodymry Omelya đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn gần đây: "Chúng tôi mong Trung Quốc sẽ làm nhiều dự án khác... Họ đang rất quan tâm tới Ukraine". Còn đại sứ Trung Quốc tại Ukraine ông Đỗ Vĩ đã phát biểu trong một cuộc họp với các quan chức cấp cao tại Kiev vào năm ngoái rằng: "Tôi hy vọng rằng các công ty Trung Quốc khác sẽ đi theo hình mẫu này và bước chân vào thị trường Ukraine".
Và đi theo các dự án đã thực hiện từ Biển Đen tới Kiev, các công ty Trung Quốc đang đặt cược vào những tuyên bố của mình và dựng những lá cờ của họ tại đây. Một công ty Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng một đường cao tốc bằng xi măng ở ven biển chịu được những loại xe siêu tải. Một công ty khác đang đầu tư vào các tháp trữ hạt mới và các thang cảng để giúp vận chuyển nhanh hơn cùng như những dự án xây dựng một đường vành đai quanh Kiev.
Cũng tại thủ đô của Ukraine, Tập đoàn xây dựng Pacific Construction Group đã ký một hợp đồng 2 tỷ USD với thị trưởng Kiev Vitaliy Klitschko để xây dựng tuyến tào điện ngầm thứ 4 - một ngân hàng Trung Quốc sẽ cho vay 85% khoản tiền thực hiện dự án.
Cựu vđv boxing chuyên nghiệp, thị trưởng Kiev Vitaliy Klitschko đã ký một hợp đồng trị giá 2 tỷ USD để xây dựng đường tàu điện ngầm.
Bên cạnh cơ sở hạ tầng, Trung Quốc cũng đang mua nhiều cổ phiếu hơn của Ukraine. Cuối năm nay, Tập đoàn xây dựng công trình Trung Quốc sẽ khởi động quá trình bỏ vốn thế chấp do nhà nước đảm bảo với một khoản vay 500 triệu USD - nghĩa là một công ty Trung Quốc sẽ có cổ phần trong quyền sở hữu của Ukraine. Các công ty khác đang nhắm đến lĩnh vực năng lượng của đất nước này, một doanh nghiệp dự định xây dựng một nhà máy điện gió công suất 500MW - lớn nhất tại đông Âu.
Một vài nhà quan sát cho rằng ảnh hưởng và lợi ích đang phát triển tại Ukraine không đồng hành cùng với những tham vọng của Kiev trong việc sáp nhập với liên minh châu Âu và cuối cùng là thành viên của NATO. Nhưng trong những cấp lãnh đạo của Kiev, câu trả lời cho băn khoăn này rất rõ ràng: Ukraine cần tiền và Trung Quốc muốn chi trả.
Theo thủ tướng Ukraine Volodymyr Groysman thì Trung Quốc là đối tác chiến lược và là chiến lược ưu tiên của Kiev.
Một trong những cố vấn kinh tế hàng đầu của thủ tướng Volodymyr Groysman nói: "Chúng tôi không trực tiếp nhắm tới Trung Quốc cho những khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài... Chúng tôi ưu tiên cho Đức, Pháp và Anh quốc. Nhưng nếu Trung Quốc muốn tới đây và nâng cấp cảng cùng đường sắt cho chúng tôi đồng thời xây dựng những con đường, tại sao chúng tôi phải ngăn cản họ?"
Tại thời điểm này, quyền lợi của Trung Quốc phù hợp với những mục tiêu xây dựng đất nước của Ukraine và những nhà chính trị tại đây đang làm mọi điều họ có thể để nâng cao sự gắn kết song phương với người khổng lồ châu Á. Theo thủ tướng Groysman, Trung Quốc là "đối tác chiến lược" và "chiến lược ưu tiên" cho Ukraine. Trong cuộc họp với cựu phó thủ tướng Trung Quốc Mã Khải ông đã phát biểu: "Chúng tôi đang sẵn sàng khuyến khích và hợp tác sâu rộng hơn".
Cửa ngõ của Trung Quốc vào châu Âu
Câu hỏi tại sao Trung Quốc lại rất hứng thú và đầu tư mạnh vào một đất nước cách Bắc Kinh tới 6.500km rất dễ trả lời. Sử gia Bohdan Nahaylo nói: "Việc Trung Quốc có lợi ích đang gia tăng tại Ukraine đáng lưu ý. Đất nước này có nguồn tài nguyên, công nhân kỹ thuật cao với giá thành thấp và về mặt địa lý rất chiến lược".
Con đường vào Biển Đen, Biển Azov và sông Danube đã gây chú ý cho Bắc Kinh khi họ chuẩn bị khía cạnh hải hành cho chính sách "Vành đai - Con đường" để dễ dàng vận chuyển các sản phẩm của Trung Quốc đi toàn thế giới.
Vị trí của Ukraine là một hành lang vận chuyển liên kết giữa đông và tây với 170.000 đường và 22.000km có liên kết với đường sắt - mặc dù cần sửa chữa rất nhiều nhưng nó đại diện cho cơ hội giảm đi phần lớn thời gian vận chuyển của hàng nghìn tỷ USD sản phẩm Trung Quốc thẳng tới phương Tây. Thỏa thuận thương mại tự do mới với liên minh châu Âu khiến đây là hành lang vận chuyển hoàn hảo và logic tới một thị trường tiêu dùng giàu có nhất thế giới.
Tham vọng "vành đai - con đường" của Trung Quốc: màu đỏ - đường hàng hải; màu xanh: đường bộ.
Nhưng Trung Quốc cũng cần tiếp cận tới những trang trại của thế giới và theo các chuyên gia thì lĩnh vực nông nghiệp phát triển của Ukraine sẽ nhanh chóng có thể nuôi sống 800 triệu người. Năm nay, Ukraine đã vượt qua Mỹ và trở thành nhà cung cấp ngô lớn nhất cho Trung Quốc với giá trị thương mại song phương vượt qua 7.6 tỷ USD.
Trong khi những bước tiến mạnh mẽ của Bắc Kinh tại Ukraine rất đáng chú ý, bức tranh rộng hơn là một Trung Quốc đẩy sâu mạnh vào trong lòng châu Âu, đầu tư mạnh vào mọi nước từ Bulgaria cho tới Na Uy. Trong 10 năm qua, các chuyên gia nói rằng những công ty Trung Quốc đã đầu tư ít nhất 318 tỷ USD vào châu Âu, cho thấy Bắc Kinh không ngừng có những bước tiến trên lục địa già.
Trong khi một số chính trị gia châu Âu đang dựng cờ đỏ và các nhà lãnh đạo như Angela Merkel và Emmanuel Macron đang nói rằng châu Âu cần một chiến lược chung để đối phó với vấn đề này thì với Ukraine đó là câu hỏi về tính thiết yếu của nền kinh tế.
Nếu dòng tiền của Trung Quốc tiếp tục lưu chuyển, các nhà chính trị và quản lý dự án tại Ukraine sẽ vui vẻ tìm ra một con đường để chi tiêu nó.
Tiệp Nguyễn
theo Viettimes.vn