Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, thị trường 1,3 tỷ dân, chiêu bài "đánh vào kinh tế" thường được Trung Quốc sử dụng với các quốc gia láng giềng.
Thế giới đang tiến đến không tiền mặt
- Cập nhật : 27/04/2017
Hơn một phần ba người Mỹ và châu Âu cho biết sẵn sàng bỏ tiền mặt để chuyển sang các dạng thanh toán điện tử nếu có thể.
Hãng nghiên cứu thị trường Ipsos vừa thực hiện khảo sát cho ngân hàng ING (Hà Lan) tại Mỹ, Australia và 13 nước châu Âu. Theo đó, khoảng 34% người được hỏi tại châu Âu và 38% tại Mỹ cho biết sẵn sàng không dùng tiền mặt.Bên cạnh đó, 21% người tham gia tại châu Âu và 34% tại Mỹ cho biết hiếm khi dùng tiền mặt. Xu hướng này đang ngày càng rõ ràng. Tại châu Âu, hơn nửa người được hỏi cho biết đã giảm dùng tiền mặt trong 12 tháng qua và 78% có thể dùng ít hơn nữa trong 12 tháng tới.
Các hệ thống thanh toán bằng thẻ hay ví di động đã trở nên rất phổ biến, đến mức trở thành vấn đề chính trị tại nhiều quốc gia. Ví dụ, người Đức vốn rất chuộng tiền mặt. Họ lo ngại động thái năm ngoái của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - khai tử tờ 500 euro sẽ là bước khởi đầu của chuỗi hậu quả khó lường.
Đức là một trong những quốc gia sử dụng tiền mặt nhiều nhất thế giới. Khảo sát của ING chỉ ra khoảng 10% người dân nước này hiếm khi dùng tiền mặt, khá thấp so với các nước láng giềng như Ba Lan và Pháp (33% và 35%).
Dù vậy, nhìn chung, các nước có tỷ lệ dùng tiền mặt cao lại có khả năng bỏ tiền mặt nhiều nhất. Ví dụ, chỉ 19% người Italy cho biết hiếm khi dùng tiền mặt. Tuy nhiên, 41% người được hỏi trả lời sẵn sàng không dùng tiền mặt nếu có thể. Xu hướng tương tự cũng diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ, Romania, Séc hay Tây Ban Nha.
Hà Thu (theo Reuters, VNE)