Hôm 15/04, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã có một cử chỉ đầy tính biểu tượng: Ông cùng người đồng nhiệm Philippines đi thị sát hàng không mẫu hạm Mỹ đang hoạt động trên Biển Đông.
TPP và trật tự thế giới mới
- Cập nhật : 15/10/2015
(Thuong mai)
Việc đem một nhóm 12 nước gồm cả các nước phát triển và mới nổi chiếm gần 40% GDP thế giới lại gần nhau còn hàm chứa những ý nghĩa khác ngoài lợi ích kinh tế. TPP được coi là một bước ngoặt trong quan hệ quốc tế.
“Chúng ta không có thời gian để chơi trò chơi”, ông nói với Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman. “Chúng ta phải nhượng bộ hết mức có thể để loại bỏ những bất đồng. Nếu không, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được thỏa thuận”.
Thậm chí trong các cuộc họp có lúc vị Bộ trưởng Nhật Bản trở nên mất kiên nhẫn đến nỗi ông thẳng thừng hỏi Darci Vetter – trưởng đàm phán ngành nông nghiệp của Mỹ - rằng liệu bà có thực sự là người phát ngôn của ngành nông nghiệp nước Mỹ hay không.
Amari không phải là người nóng tính như vậy. Giọng điệu có phần khó nghe của ông đã khiến những người còn lại trên bàn đàm phán cảm thấy ngạc nhiên. Cuối cùng Froman nói rằng ông sẽ cố gắng hết sức có thể để đạt được một thỏa thuận trước khi các nhà đàm phán lên máy bay trở về nước.
Cuối cùng thi hôm 5/10 các nước đã đạt được thỏa thuận bao trùm nhiều lĩnh vực từ bảo hệ quyền sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử đến bảo vệ môi trường. Quan trọng hơn cả, thỏa thuận này hướng đến xóa bỏ 99,9% các loại thuế quan áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu. TPP được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh quá trình xóa bỏ luật lệ ở các thị trường mới nổi, giúp các doanh nghiệp làm ăn dễ dàng hơn.
TPP hứa hẹn sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, việc đem một nhóm 12 nước gồm cả các nước phát triển và mới nổi chiếm gần 40% GDP thế giới lại gần nhau còn hàm chứa những ý nghĩa khác ngoài lợi ích kinh tế. TPP được coi là một bước ngoặt trong quan hệ quốc tế.
Mỹ vẫn nổi tiếng là quốc gia khá “cứng đầu” trong các cuộc đàm phán thương mại. Froman đã hành động một cách quyết đoán, thể hiện Mỹ sẽ không phải là nước đưa ra nhượng bộ trước các nước khác. Đặc biệt là trong vòng đàm phán cuối, một số nước phàn nàn rằng Mỹ chỉ tập trung vào việc thúc đẩy xuất khẩu của chính họ thay vì theo đuổi sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người.
Tuy nhiên kể cả những nước có nền kinh tế nhỏ hơn cũng không hề mềm dẻo hơn Mỹ. Bất đồng trong thời gian bảo hộ độc quyền các sản phẩm thuốc sinh học giữa Australia và Mỹ là một trong những nút thắt cuối cùng của TPP, trong khi New Zealand cũng một mực yêu cầu Mỹ phải mở cửa thị trường bơ sữa hơn nữa. Mặc dù là đồng minh trung thành với Mỹ, Nhật Bản cũng không sớm nhượng bộ.
Các nhà đàm phán Mỹ và Australia đã bỏ ra trọn 2 ngày với cả những cuộc họp thâu đêm để loại bỏ những bất đồng. Thỏa thuận về thuốc sinh dược tạo nên hiệu ứng domino: một khi quân bài này đổ gục, TPP đã nằm trong tay các nhà đàm phán.
Tuy nhiên, tranh cãi chỉ là một trong vô số những thử thách mà các nhà đàm phán gặp phải. Đặc điểm của hệ thống lập pháp của nước Mỹ khiến sự linh hoạt của các cơ quan xúc tiến thương mại bị hạn chế.
Những gì diễn ra trong suốt 5 năm đàm phán TPP gần như đã lặp lại vòng tròn của vòng đàm phán Uruguay. Các cuộc đàm phán thương mại nối tiếp nhau từ tháng 9/1986 cho đến tháng 4/1994 đã đi vào lịch sử khi đánh dấu sự chuyển đổi từ Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) sang Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tại thời điểm đó, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Các đối tác thương mại của Mỹ đều phải dựa vào sức mạnh quân sự và thị trường khổng lồ ở Mỹ để tồn tại.
Trong khi đó, đối với TPP, các đối tác của Washington không dễ dàng nhượng bộ. Và, bên ngoài TPP, Trung Quốc đang thách thức Mỹ.
Vài ngày trước khi các nhà đàm phán đáp máy bay xuống Atlanta, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc. “Chúng ta biết rằng quá trình đi lên của loài người không phải lúc nào cũng là một đường thẳng”. Ông cảnh báo có những “con sóng” nguy hiểm có nguy cơ đẩy loài người vào một thế giới tăm tối và hỗn loạn hơn.
Có lẽ “con sóng” mà ông Obama nhắc đến là tình trạng căng thẳng trên Biển Đông. Mỹ đang nỗ lực thực hiện chiến lược xoay trục châu Á để tăng cường ảnh hưởng lên khu vực này đồng thời kiềm chế Trung Quốc. Bằng cách xác lập những quy tắc chung cho 12 nền kinh tế đa dạng, TPP tạo ra cơ hội rất lớn cho chiến lược xoay trục châu Á mà Mỹ đang thay đổi. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy Mỹ chuyển từ cách tiếp cận song phương sang đa phương, hướng đến mục tiêu là tự do hóa thương mại và duy trì sự ổn định của trật tự thế giới.