tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Việt Nam gia nhập TPP là cú hích lớn cho nền kinh tế Thái Lan?

  • Cập nhật : 17/10/2015

(Thuong mai)

Theo kế hoạch Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được hoàn tất vào cuối năm nay, theo đó các hoạt động xúc tiến kinh doanh trong khu vực đã được một số nước triển khai từ rất sớm và bài bản.

60 doanh nghiep viet nam-thai lan ket noi kinh doanh, tai thai lan. (anh: pv/vietnam+)

60 doanh nghiệp Việt Nam-Thái Lan kết nối kinh doanh, tại Thái Lan. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Trong đó, cộng doanh nhân Thái Lan đã thể hiện sự năng động bằng các động thái kết nối doanh nghiệp với nhóm các nước trong khu vực và Việt Nam được ghi nhận như một điểm đến đầy tiềm năng. 

Từ đầu năm đến nay, nhiều đoàn doanh nghiệp Thái Lan đã tới Việt Nam để tìm hiểu thị trường và cơ hội kinh doanh. (Trong tháng Một, hơn 40 công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đến Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhiều chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư; Tháng Ba, hơn 70 doanh nghiệp của Thái Lan cũng tham gia xúc tiến đầu tư tại Quảng Trị; Riêng trong tháng Mười này, 400 doanh nhân Thái Lan và Việt Nam đã gặp nhau trong một Diễn đàn kết nối doanh nghiệp hai nước tại Việt Nam đồng thời 60 doanh nhân khác thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa hai nước cũng đã gặp gỡ và tham gia xúc thương mại tại Thái Lan….)

Ông Jerdpong Nakasuwan, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Kusa Corporation - Thái Lan (Trung tâm thương mại quốc tế) đánh giá, Việt Nam là một thị trường rất hấp dẫn để đầu tư, vì văn hoá, con người cũng ​gần tương tự Thái Lan.

ong jerdpong nakasuwan, nha sang lap va giam doc dieu hanh kusa corporation-thai lan. (anh: pv/vietnam+)

Ông Jerdpong Nakasuwan, nhà sáng lập và giám đốc điều hành Kusa Corporation-Thái Lan. (Ảnh: PV/Vietnam+)

“Tôi thấy người Việt rất tuyệt, thân thiện và dễ hòa nhập. Tôi rất ngạc nhiên khi được làm việc cùng với các bạn Việt Nam là người Việt nói tiếng Anh tốt hơn người Thái. Tôi thấy nhiều nhà đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp đang dần chuyển các nhà máy từ Thái sang Việt Nam vì họ so sánh các lợi thế thuận lợi hơn từ phía các bạn. Kusa Corporation là công ty thương mại quốc tế, do đó chúng tôi cũng rất muốn hợp tác với các đối tác tại Việt Nam để cùng đầu tư kinh doanh.”

Ông Jerdpong Nakasuwan cũng cho hay, các sản phẩm của Kusa đã được phân phối ở Việt Nam một thời gian. Theo ông Việt Nam là một thị trường tốt cho sản phẩm của Thái Lan vì thị hiếu và thói quen tiêu dùng của người Việt cũng giống người Thái.

Trong một buổi nói chuyện với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Thái Lan hồi đầu tháng Chín, nghị sỹ, giáo sư, tiến sỹ Somjai Phagaphasvivast (Thái Lan) đã có phần phân tích đầy thuyết phục, khi ông này cho rằng doanh nhân Thái cần tận dụng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC – Dự kiến sẽ được khởi động vào cuối năm nay) như một cầu nối vươn ra thị trường rộng lớn với quy mô lên trên 3.300 triệu dân (thông qua các hiệp định thương mại đa phương như TPP, ASEAN + 3 và ASEAN 6…).

Không chỉ dừng lại ở “lý thuyết”, cộng đồng doanh nhân Thái Lan (đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa) đã thực sự cho thấy sự nhanh nhạy khi sớm bắt tay khởi động hàng hoạt các sự kiện kết nối kinh doanh hướng vào thị trường ASEAN, trong đó Việt Nam được xem cửa ngõ vươn ra các thị trường rộng lớn hơn.

Tại, diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp Việt Nam-Thái Lan hướng tới cộng đồng kinh tế ASEAN” hồi tháng Mười, ông Sanan Angubolkul, Chủ tịch Công ty Srithai Superware PLC, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Thái Lan-Việt Nam cũng không ngần ngại chỉ ra rằng, việc Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tạo ra một cú hích cho nền kinh tế đồng thời mở ra một cơ hội các nhà đầu tư nước ngoài.

ong jaresak songwutwichai (g-tech group) va ba le thi phuong (cong ty dau tu thuong mai va du lich anh thu) ky ket hop dong dau tu, tai thai lan. (anh: pv/vietnam+

Ông Jaresak Songwutwichai (G-Tech Group) và bà Lê Thị Phương (Công ty Đầu tư Thương Mại và Du lịch Anh Thư) ký kết hợp đồng đầu tư, tại Thái Lan. (Ảnh: PV/Vietnam+

 
Một doanh nhân người Thái khác, ông Jaresak Songwutwichai đến từ Tập đoàn G-Tech - Thái Lan (hoạt động kinh doanh về vật liệu xây dựng với quy mô sản phẩm trên 1.000 chủng loại, doanh thu hàng năm trên 30 triệu USD, xếp vào loại các công ty vừa tại Thái Lan) cho biết, kinh tế Thái Lan đang chững lại và chiến lược kinh doanh của Tập đoàn tới đây sẽ kết nối ra ASEAN, trong đó Việt Nam là thị trường trọng điểm được nhắm tới.

“Việt Nam là một thị trường lớn, chúng tôi hiện đang xây dựng kế hoạch kinh doanh với các đối tác Việt Nam và hứa hẹn sẽ triển khai trong thời gian gần đây. Ban đầu, chúng tôi sẽ tiến hành các hoạt động xuất nhập-khẩu giữa hai nước và tôi tin tưởng Tập đoàn sẽ có kết quả kinh doanh tốt hơn với việc mở rộng đầu tư vào Việt Nam,” ông Angubolkul nói./.

(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục