Những năm gần đây, Nga được cho là đang nỗ lực xoay trục sang châu Á với chính sách tăng cường hợp tác mọi mặt với Trung Quốc. Tuy nhiên, đến nay, chính sách này dường như chưa mang lại lợi ích cho Nga.
Thêm tín hiệu châu Âu phân rã như kịch bản dự báo
- Cập nhật : 24/10/2017
Hai vùng của Ý đã đòi bỏ phiếu trưng cầu dân ý đòi thêm quyền tự trị sau quyết tâm của Catalonia ở Tây Ban Nha.
Thông tấn TASS ngày 22/10 thông tin, cư dân 2 vùng Bắc Ý là Veneto và Lombardy đã bắt đầu bỏ phiếu trưng cầu dân ý nhằm đòi thêm quyền tự trị.
Kết quả sơ bộ của cuộc trưng cầu dân ý có kết quả áp đảo nghiêng về phía 2 vùng giàu có bậc nhất miền Bắc Ytaly.
90% trong số hàng triệu người dân ở 2 vùng này đã bỏ phiếu "Đồng ý" về việc trao thêm quyền tự trị cho vùng này.
Hai vùng Lombardy và Veneto (trong đó có cả thành phố Milan) do Đảng Liên đoàn phương Bắc (LN) điều hành, đã từng công khai ý định ly khai, chiếm 1/3 nền kinh tế của cả Italy.
Theo tờ La Stampa , trong cuộc bỏ phiếu ở Veneto, 59,7% số cử tri đã tham gia và 98% trong số đó đã bỏ phiếu chọn tự chủ, 2% chống lại điều đó.
Còn kết quả tại vùng Lombardy láng giềng cho thấy 95% dân số cũng ủng hộ quyết định độc lập của vùng này.
Đảng LN muốn sử dụng kết quả cuộc trưng cầu dân ý không ràng buộc với chính quyền trung ương này nhằm tạo lợi thế đàm phán về một sự sắp xếp tài chính tốt hơn, theo đó khiến Rome cho phép 2 vùng này sẽ được giữ lại nhiều thuế hơn.
Cuộc trưng cầu dân ý tại 2 khu vực trên sẽ là một cú đánh nữa vào các Chính phủ ở châu Âu.
Việc hai khu vực ở Italy tiến hành trưng cầu ý dân là do ảnh hưởng của sự kiện Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) diễn ra khi cuộc khủng hoảng chính trị tại Tây Ban Nha sau kết quả của cuộc trưng cầu dân ý độc lập.
Đáng chú ý hơn nữa khi một cuộc bỏ phiếu đòi quyền tự trị tương tự cũng đang được chính quyền Liguria và Emilia Romagna cân nhắc tiến hành ngay sau đó.
Thời điểm như vậy không khỏi khiến giới quan sát liên tưởng tới một hiệu ứng lan truyền từ phong trào đòi độc lập của Catalonia khiến chúng lan ra khắp châu Âu.
Catalonia thắng thua chưa rõ nhưng đang bất ổn
Thống đốc Catalonia đang rơi vào bế tắc trước việc sẽ nên thẳng thắn tuyên bố về việc bắt giữ nhà đối lập Catalan hay không.
Chính phủ Trump ương Tây Ban Nha được cho là đã ra mệnh lệnh nghiêm khắc đối với chính quyền Catalonia trong nỗ lực chia sẻ quyền lực trong thành viên của một nước thuộc EU.
Trước tin chính phủ Tây Ban Nha định bắt lãnh đạo Catalan Carles Puigdemont vì tội "xúi giục nổi loạn", người dân Catalan tuyên bố sẽ lập "lá chắn sống" bảo vệ lãnh đạo của mình.
Hôm 21/10, khoảng nửa triệu người đã xuống đường ở Barcelona để biểu tình phản đối quyết định trên.
Những người biểu tình với số lượng vào khoảng 450.000 người cho biết, quan điểm của họ là không muốn độc lập, giương cao lá cờ của Catalonia và họ làm thế bởi phản ứng của chính quyền trung ương trong việc bắt giữ các nhà lãnh đạo là tồi tệ nhất.
Tổng chưởng lý Tây Ban Nha José Manuel Maza khẳng định rằng một "đơn kiện chống lại cuộc nổi loạn" của lãnh đạo xứ Catalan Carles Puigdemont và những lãnh đạo phong trào ly khai khác đang được chuẩn bị.
Nếu bị kết tội "xúi giục nổi loạn", ông Puigdemont và những cộng sự của ông có nguy cơ bị kết án tù lên tới 30 năm.
Trong bài phát biểu ngày 21/10, Thống đốc Catalonia đã không đưa ra một câu trả lời rõ ràng mà chỉ khẳng định sẽ không lùi bước trước chính quyền trung ương, đang tìm cách phế truất ông, cùng toàn bộ chính quyền và giành quyền kiểm soát khu vực.
Theo ông Puigdemont, một phản ứng khẩn cấp có thể sẽ được đưa ra tại cuộc họp cơ quan lập pháp Catalonia.
Những biện pháp chưa từng có nhằm chấm dứt nỗ lực giành độc lập của các nhà lãnh đạo Catalonia dự kiến sẽ được đưa ra theo Điều 155 của Hiến pháp Tây Ban Nha và sẽ được trình lên Thượng viện Tây Ban Nha để phê duyệt. Đây sẽ là lần đầu tiên trong 4 thập kỷ, chính quyền Tây Ban Nha sử dụng Hiến pháp để giải tán chính quyền khu vực và kêu gọi tổ chức bầu cử sớm.
Theo Thủ tướng Rajoy, Tây Ban Nha không có sự lựa chọn nào khác bởi chính quyền khu vực tự trị Catalonia đã hành động một cách "đơn phương, đi ngược lại luật pháp và tìm kiếm sự đối đầu" khi tổ chức cuộc trưng cầu ý dân về độc lập cho khu vực tự trị này.
Ngọc Dương
Theo Baodatviet.vn