tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Liệu Nhật Bản có thể kìm hãm những động thái dại dột của Thổ Nhĩ Kỳ?

  • Cập nhật : 03/12/2015

(The gioi)

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố ông sẵn sàng hỗ trợ việc bình thường hóa quan hệ giữa Moscow và Ankara.

Sau vụ việc với cường kích Su-24 của Nga trên bầu trời Syria, thế giới lặng đi hồi hộp chờ đợi một cuộc xung đột quân sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.

Nhằm xoa dịu tình hình, tại Hội nghị khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Paris, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hội đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, đã tuyên bố ông sẵn sàng hỗ trợ việc bình thường hóa quan hệ giữa Moscow và Ankara.

thu tuong nhat ban shinzo abe (anh sputnik)

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Ảnh Sputnik)

Chuyên gia Andrei Ivanov, Viện Nghiên cứu Quốc tế MGIMO thuộc Bộ Ngoại giao Nga đã bình luận về điều này với đài Sputnik.

“Trước khi trả lời câu hỏi Tokyo có thể làm gì để giúp đỡ giải quyết cuộc khủng hoảng phát sinh trong quan hệ giữa Moscow và Ankara, thì cần chú ý là bản thân ông Erdogan đã không sử dụng Hội nghị thượng đỉnh ở Paris để có những bước tiến đầu tiên bình thường hóa quan hệ với Nga. Ông đã không xin lỗi về vụ bắn hạ máy bay Nga.

Chẳng những thế, ông Erdogan tiếp tục tuyên bố rằng, tất cả những gì mà Thổ Nhĩ Kỳ làm là đúng đắn bởi cường kích Nga, như bị cáo buộc, đã vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên cần nhắc là theo các dữ liệu giám sát khách quan của Nga, cường kích Su-24 đã không vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ và bị tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi trên bầu trời Syria.”

Kể cả nếu như Su-24 có tình cờ bay vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ thì hành động của không quân Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là quá mức thô bạo. Máy bay Nga không tạo nên bất kỳ mối đe dọa nào với Thổ Nhĩ Kỳ và thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các cơ sở của IS ở Syria. Với tư cách một thành viên NATO, là tổ chức cũng tham gia đấu tranh với IS, thì tối thiểu Thổ Nhĩ Kỳ không nên cản trở các hoạt động của không quân Nga.

Nhưng thay vào đó, tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã hèn hạ tấn công từ phía sau, vào lúc cường kích Su-24 quay trở về sân bay Syria. Rõ ràng đây là hành động nhằm trừng phạt Nga, bởi chiến dịch chống khủng bố của Nga ở Syria đang giáng đòn nặng nề vào lợi ích của một số nhóm chính khách ở Thổ Nhĩ Kỳ, những kẻ  tiếp tay cho các thế lực khủng bố.

Như Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố tại cuộc họp báo ở Paris ngày 30 tháng 11, đã nhiều năm Moskva liên tục lưu ý Ankara về việc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ được các lực lượng khủng bố quốc tế dùng làm cơ sở và hang ổ huấn luyện. Trong đó có các nhóm chiến binh phá hoại Nga ở Bắc Kavkaz.

Thậm chí vài năm gần đây, Ankara còn là một trong những nhà tài trợ chính cho chiến binh khủng bố từ khắp nơi đột nhập vào Syria chống ông Bashar al-Assad. Đã có không ít bằng chứng cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ trang bị vũ khí đạn dược cho những kẻ khủng bố ở Syria. Ankara cũng cho phép các đoàn xe của chiến binh IS vận tải dầu lậu đi vào lãnh thổ và dính líu tới hoạt động xuất khẩu dầu này.

Bằng các cuộc đánh bom nhằm vào cơ sở của IS, Nga đã đặt dấu chấm hết cho hoạt động kinh doanh béo bở của Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng thời, phá tan giấc mộng của ông Erdogan về hồi sinh đế chế Ottoman. Đó là lý do Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không muốn xin lỗi Nga vụ bắn rơi máy bay.

Nhưng đối với Nga, chỉ xin lỗi không thôi là chưa đủ. Điều LB Nga cần là ông Erdogan phải từ bỏ những ý tưởng đe dọa hòa bình và ổn định không những cho Trung Đông, mà cả lục địa Á-Âu. Dường như, châu Âu đã nhận ra mối đe dọa mà chính sách của ông Erdogan đang mang lại.

Dưới chiêu bài "dân tị nạn" Thổ Nhĩ Kỳ đẩy sang châu Âu hàng ngàn phần tử khủng bố được đào tạo và có kinh nghiệm chiến đấu. Chính vì vậy, Berlin và Paris ngày càng tích cực nói tới sự cần thiết hợp tác chặt chẽ với Moskva trong cuộc chiến chống những tay súng khủng bố ở Syria. Ngay cả Mỹ cũng lên tiếng đòi hỏi Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa biên giới với Syria, ngăn chặn sự trung chuyển người, vũ khí, ma túy, dầu thô, việc buôn bán nô lệ và nội tạng.

Đây cũng là câu trả lời về những gì mà Nhật Bản có thể hỗ trợ để bình thường hóa quan hệ Nga -Thổ Nhĩ Kỳ. Tiếp sau Đức, Pháp và Hoa Kỳ, Nhật Bản nên khẳng định rõ với ông Erdogan rằng, sự hợp tác với những kẻ khủng bố và nỗ lực thực hiện ước mơ điên cuồng về đế quốc Ottoman là điều không thể chấp nhận trong thế giới văn minh./.

(Theo Dân Trí)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục