Nhà phân tích Christopher Len từ Viện Nghiên cứu Năng lượng, thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho rằng, khai thác dầu và khí đốt gần các quần đảo tranh chấp trên Biển Đông là một canh bạc nhiều rủi ro cho các công ty năng lượng quốc tế...
11 dấu hiệu cho thấy kinh tế thế giới sẽ suy thoái vào cuối 2015
- Cập nhật : 02/09/2015
(Tai chinh)
Mọi chuyện xảy ra như được sắp đặt một cách hoàn hảo cho một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế lớn có thể bắt đầu vào mùa thu và mùa đông 2015.
Thậm chí có thể gây sụp đổ tương quan quan hệ giữa các đồng tiền đó với đồng Đô La Mỹ. Bên cạnh đó, giá dầu thô giảm kỉ lục trong vòng 6 năm trở lại đây, thị trường Chứng Khoán thế giới đang trong cơn hỗn loạn toàn cục. Đó thực sự là những dấu hiệu đáng lo ngại cho nền kinh tế thế giới.
Liệu có hay không một cuộc khủng hoảng kinh tế mới!?
Với những gì đã và đang diễn ra trong vòng 1 năm qua đối với tình hình kinh tế thế giới, có thể nói rằng kinh tế thế giới sẽ còn rối loạn hơn nữa trong thời gian tới. Sau đây là những dấu hiệu cho thấy rằng một khủng hoảng tài chính toàn cầu có khả năng xảy ra nhiều hơn sau khi các sự kiện diễn ra liên tiếp trong vài ngày qua.
1. Sự điều chỉnh giảm mạnh của đồng Nhân dân tệ so với đồng đô la Mỹ diễn ra đầu tháng 8 là một tin sốc đối với toàn bộ phần còn lại của Thế Giới. Động thái này làm cho giá trị của đồng đô la Mỹ tăng cao hơn. Nó như một đòn giáng mạnh vào phố Wall. Các định chế tài chính đang lo sợ một cuộc chiến tranh tiền tệ mới xảy ra cùng với sự tăng trưởng chậm từ nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc.
2. Chúng ta đã biết chính sách đồng tiền yếu đã và đang được sử dụng cho rất nhiều đồng tiền. Mục đích chính là giúp nền kinh tế đó tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cụ thể bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu. Đó cũng chính là lí do vì sao Trung Quốc quyết định phá giá đồng Nhân dân tệ. Nhìn lại tháng 7, xuất khẩu Trung Quốc giảm 8,3%; cùng thời điểm đó, thương mại toàn cầu giảm với tốc độ chưa từng có kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008.
3. Ngay sau khi Trung Quốc phá giá đồng tiền của mình, hàng loạt các nền kinh tế lớn nhỏ khác cũng tham gia vào cuộc đua phá giá đồng tiền để nhằm duy trì tính cạnh tranh lẫn nhau. Ngay cả Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cũng tham gia vào cuộc đua này và liên tiếp điều chỉnh tỉ giá, đồng thời nới rộng biện độ dao động lên thay vì mức trần 1% cũ, nhằm mở đường cho lần điểu chỉnh giảm mới nếu cần thiết.
4. Tại ngày 15 tháng 8 vừa qua, lần đầu tiên biên độ dao động 50 ngày của chỉ số Down đã bằng cả biên độ dao động của cả 200 ngày trong vòng 4 năm trở lại đây. Có thể thấy đây là một dấu hiệu rất nguy hiểm báo hiệu tiềm tàng cho một cái chết trước mắt. Dưới góc độ kĩ thuật, tất cả các dấu hiệu kĩ thuật phổ biến nhất mà các nhà đầu tư trên thế giới sử dụng để đánh giá cho thấy rằng nền kinh tế thế giới đang thiếu tính bền vững hơn bao giờ hết. Và nguy cơ khủng hoảng toàn cầu là hiện hữu và hoàn toàn có cơ sở.
5. Giá dầu giảm kỉ lục trong vòng 6 năm trở lại đây. Năm 2014, khi giá dầu bắt đầu giảm, nhiều chuyên gia cho rằng đó là một dấu hiệu tốt cho nền kinh tế Mỹ cũng như thế giới nói chung, nhưng xem ra họ đã lầm.
Tại thời điểm này, giá dầu đã giảm đến mức ác mộng cho nền kinh tế thế giới nếu nó vẫn giữ nguyên mức giá này lâu thêm nữa. Đó chính là điều mà Ông Vua Trái Phiếu Jeff Gundlach cảnh báo nền kinh tế thế giới từ tháng 12 năm 2014 nếu giá dầu thô xuống tới mức 40$/thùng:
“Tôi hi vọng rằng giá dầu thô sẽ không xuống tới mức 40$/thùng, bởi vì khi đó sẽ có những điều kinh khủng xảy ra với nền kinh tế thế giới. Không những vậy, nó còn có thể gây ra những hậu quả to lớn về địa chính trị. Thật kinh khủng.”
6. OPEC không hề có dấu hiệu giảm khai thác dầu do nhu cầu từ Trung Quốc vẫn không giảm. Động thái này có thể đẩy giá dầu xuống thấp hơn nữa và đi đến đỉnh điểm kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008.
7. Giá hàng hoá đang ở thời kì giảm kỉ lục và nó đang xảy ra tương tự một cách kì lạ với những gì xảy ra trước cuộc khủng hoảng 2008. Ngay cả vào ngày 11 tháng 8 vừa qua, giá một số mặt hàng bị giảm xuống mức kỉ lục nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.
8. Cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ không những không giảm mà còn có dấu hiệu leo thang. Trái phiếu chính phủ Brazil cũng bị giáng xuống hạng thấp hơn với cảnh báo nguy hiểm.
9. Tại cuộc khủng hoảng 2008, tỉ giá đồng đô la Mỹ so với nhiều đồng tiền của các nước mới nổi tăng mạnh, và những gì xảy ra hiện tại toàn toàn tương đồng. Thị trường Chứng Khoán của các nước mới nổi chạm đáy trong vòng 4 năm trở lại đây do có sự hệ luỵ từ sự tụt dốc không phanh của thị trường Chứng Khoán Trung Quốc.
10. Ngay tại Mỹ, tỉ lệ hàng tồn kho bán buôn đã đạt tới mức kỉ lục kể từ cuộc suy thoái kinh tế 2008. Điều đó có nghĩa là một lượng hàng hoá lớn đang nằm trong khác kho chứa mong chờ sẽ được bán ra cho một nền kinh tế đang giảm tốc độ phát triển một cách nhanh chóng. Nói tóm lại, chỉ số tiêu dùng Mỹ đã giảm ở mức kỉ lục và chạm đáy trong nhiều năm trở lại đây.
11. Niềm tin nơi người tiêu dùng đang sụt giảm một cách trầm trọng. Tại Mỹ, số người bi quan rằng nền kinh tế đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn cao hơn 50% so với số người tin rằng nền kinh tế ngày càng trở nên tốt hơn. Tại Trung Quốc thì xảy ra một cuộc tháo chạy của cải, tiền tệ lớn sang các nước châu Âu hoặc châu Mỹ.
Mọi chuyện xảy ra như được sắp đặt một cách hoàn hảo cho một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế lớn có thể bắt đầu vào mùa thu và mùa đông 2015.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là một cuộc khủng hoảng kinh tế mới chắc chắn sẽ xảy ra như đề cập bên trên. Nó cần bị tác động bởi một cú hích mạnh nào khác để kéo theo sự sụp đổ dây chuyền.
Trên hết, mọi thứ diễn ra trong vòng 10 năm trở lại đây cho thấy nền kinh tế thế giới đang ngày càng thiếu tính bền vững và nguy cơ xảy ra những cuộc khủng hoảng kinh tế thường xuyên hơn là hoàn toàn có cơ sở.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)