Vào một buổi chiều mùa đông tại làng Mi, tỉnh Quảng Đông, một cậu bé 4 tuổi trong bộ đồ siêu nhân với gò má phúng phính đang xem tivi. Cạnh đó, ông nội của cậu ngủ gà gật sau bữa trưa muộn.
Trung Quốc khiến thế giới chao đảo
- Cập nhật : 18/08/2015
(Tai chinh)
Trung Quốc phá giá nhân dân tệ, Google thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh... là những sự kiện nổi bật nhất trên thị trường tài chính quốc tế trong tuần qua.
1. Trung Quốc phá giá nhân dân tệ
Ngày 11/8, NHTW Trung Quốc (PBOC) bất ngờ tuyên bố phá giá đồng nhân dân tệ 1,9%. Theo cách tính tỷ giá tham chiếu mới, tỷ giá CNY/USD sẽ được tính toán dựa trên giá đóng cửa ngày hôm trước, cung cầu trên thị trường ngoại tệ và biến động của các đồng tiền lớn.
Hai ngày liên tiếp sau đó, tỷ giá tham chiếu lần lượt giảm tiếp 1,6% và 1,1%. PBOC phải tung ra các biện pháp can thiệp thông qua các ngân hàng đại lý. Chỉ đến ngày 14/8, đồng nhân dân tệ mới có thể phục hồi trở lại với mức tăng 0,05% của tỷ giá tham chiếu.
Tuy nhiên nhân dân tệ vẫn có tuần giảm giá mạnh nhất trong 2 thập kỷ.
IMF hoan nghênh quyết định thả lỏng quản lý của PBOC, cho rằng đây là một bước tiến lớn đến một đồng nhân dân tệ linh hoạt hơn. Nhiều người cũng cho rằng Trung Quốc phá giá nhân dân tệ nhằm thuyết phục IMF đưa đồng tiền này vào rổ tiền tệ dự trữ, một bước trong quá trình quốc tế hóa nhân dân tệ.
Tuy Trung Quốc nói rằng đây chỉ là bước điều chỉnh phù hợp với diễn biến thị trường, động thái phá giá đã tác động rất lớn đến thị trường tiền tệ quốc tế. Phiên 11/8, các đồng tiền châu Á chao đảo và sau đó có hai ngày sụt giảm tệ hại nhất trong 17 năm. Các nhà đầu tư tài chính đồng loạt bán mạnh cổ phiếu trên thị trường tài chính châu Á.
Thị trường chỉ thực sự phục hồi sau khi Trung Quốc tái khẳng định nước này sẽ không can dự vào một "cuộc chiến tiền tệ". Nhiều người lo ngại không chỉ châu Á mà toàn thế giới đang bước vào một cuộc chiến sẽ đem lại hậu quả thảm khốc cho kinh tế thế giới.
3. Diễn biến của TTCK Mỹ
Dù cũng sụt giảm mạnh trong phiên 11/8 với tác động từ chính sách của Trung Quốc, chứng khoán Mỹ đã hồi phục sau đó và kết thúc tuần với mức tăng 0,7% cho chỉ số S&P 500.
Với tác động từ Trung Quốc, các cổ phiếu của những công ty sẽ ảnh hưởng nhiều từ thị trường Trung Quốc đã sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, sau khi thị trường bình tĩnh trở lại, sự chú ý của nhà đầu tư lại hướng sang các số liệu kinh tế báo hiệu thể trạng của kinh tế Mỹ và từ đó đoán biết về thời điểm Fed sẽ nâng lãi suất. Các con số về doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp tốt hơn một chút so với dự báo.
4. Google thay đổi mô hình kinh doanh
Google Inc. – công ty sở hữu cỗ máy tìm kiếm lớn nhất thế giới – đang tiến hành tái cấu trúc để chuyển thành một công ty mẹ (holding company).
Alphabet Inc. sẽ là cái tên mới của Google. Trong khi đó, Google Inc., cùng với YouTube, mảng quản lý hệ điều hành Android và các sản phẩm chạy trên website sẽ là những phần quan trọng của “đế chế” mới. Ngoài ra trong Alphabet sẽ có Calico, Google Ventures, Google Capital, Google X và một số công ty con khác.
5. Vụ nổ kinh hoàng ở Thiên Tân, Trung Quốc
Đêm 12/8, đã có hai vụ nổ liên tiếp thổi tung một góc khu công nghiệp cảng ở phía Đông thành phố Thiên Tân, Trung Quốc. Hàng chục người thiệt mạng và con số bị thương cũng lên đến hàng trăm người.
Là nơi có rất nhiều tàu thuyền neo đậu và nhiều nhà kho, cảng này được coi là cửa ngõ phía Bắc của Trung Quốc phục vụ xuất khẩu hàng hóa cũng như nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng vào Trung Quốc. Đây là trung tâm của một trong những đặc khu kinh tế lớn nhất Trung Quốc mới mở cửa từ tháng 4 năm nay với mục đích gắn chặt hoạt động sản xuất công nghiệp của miền Bắc với hoạt động thương mại và đầu tư nước ngoài.
Rất nhiều container, ô tô và hàng hóa ở gần khu vực nổ đã bị phá hủy. Cùng với một loạt các nhà sản xuất Trung Quốc, các tập đoàn lớn của phương Tây như Airbus, Deere hay Wal-Mart đều có nhà máy hoặc trung tâm phân phối ở đây.