Theo thông tin từ chính phủ Trung Quốc đưa ra vào sáng nay, tốc độ tăng trưởng GDP quý III không thay đổi so với quý trước, bằng mức dự kiến của thị trường và nằm trong khoảng mục tiêu từ 6,5 đến 7% của chính phủ.
“Thế giới sẽ tiếp tục thừa dầu trong năm 2016”
- Cập nhật : 16/08/2015
(The gioi)
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), phải đến quý 4/2016 thì tồn kho dầu của thế giới mới ngừng tăng...
Theo số liệu của IEA, trong quý 2 năm nay, mức sản lượng dầu dư thừa toàn cầu lên tới 3 triệu thùng/ngày, mức cao nhất trong 17 năm.
Lượng dầu tồn kho ở mức kỷ lục của thế giới sẽ tiếp tục tăng thêm, bất chấp nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu năm 2015 tăng mạnh nhất trong 5 năm và nguồn cung dầu của các nước ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) sẽ giảm lần đầu tiên kể từ năm 2008 vào năm tới - EIA dự báo trong báo cáo hàng tháng vừa ra.
Theo tổ chức này, phải đến quý 4/2016 thì tồn kho dầu của thế giới mới ngừng tăng. Thậm chí, điều này sẽ xảy ra muộn hơn nếu lệnh trừng phạt đối với ngành dầu lửa của Iran được dỡ bỏ sau thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran với các cường quốc hồi tháng trước.
“Tiến trình tái cân bằng đã bắt đầu, nhưng tiến trình này có thể sẽ phải mất nhiều thời gian mới hoàn tất, bởi tình trạng dư thừa nguồn cung có thể sẽ kéo dài tới hết năm 2016, đồng nghĩa với lượng dầu tồn kho toàn cầu sẽ tăng cao hơn”, IEA - tổ chức tư vấn có trụ sở ở Paris, Pháp và 29 quốc gia thành viên - nhận xét.
Giá dầu đã giảm xuống sát mức 40 USD/thùng tại thị trường New York, mức thấp nhất trong 6 năm, khi các thành viên OPEC tăng mạnh sản lượng để bảo vệ thị phần, sản lượng dầu của Mỹ chưa chịu giảm, trong khi nền kinh tế Trung Quốc có nhiều dấu hiệu bất ổn. Thỏa thuận hạt nhân của Iran đạt được hôm 14/7 cũng gây sức ép cho giá dầu, bởi thỏa thuận này sẽ mở đường cho gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran, trong đó có lệnh trừng phạt đối với ngành dầu lửa nước này.
Theo IEA, nguồn cung dầu toàn cầu sẽ dư thừa trung bình 1,4 triệu thùng mỗi ngày trong 6 tháng cuối năm nay, gây căng thẳng đối với các kho chứa dầu. Phải đến năm 2016 thì mức dư thừa mới giảm xuống còn khoảng 850.000 thùng/ngày, IEA dự báo.
Cũng theo số liệu của IEA, trong quý 2 năm nay, mức sản lượng dầu dư thừa toàn cầu lên tới 3 triệu thùng/ngày, mức cao nhất trong 17 năm.
Báo cáo của IEA cho biết, OPEC giữ sản lượng khai thác dầu ở mức 31,79 triệu thùng/ngày trong tháng 7 vừa qua, gần mức cao nhất trong 3 năm. Sản lượng dầu của Iraq tăng lên đã bù đắp cho sự giảm nhẹ trong sản lượng dầu của Saudi Arabia.
Nhu cầu dầu toàn cầu năm 2015 sẽ tăng trưởng với tốc độ cao hơn gấp đôi so với năm ngoái do mức giá thấp thúc đẩy tiêu thụ dầu ở nhiều nền kinh tế trong đó có Mỹ. Mức tiêu thụ dầu toàn cầu năm nay được IEA dự báo tăng 1,6 triệu thùng/ngày, lên mức trung bình 94,2 triệu thùng/ngày.
Báo cáo của IEA cũng nâng dự báo tiêu thụ dầu toàn cầu năm 2016. Theo IEA, mức tiêu thụ dầu của thế giới năm tới sẽ tăng thêm 1,4 triệu thùng/ngày, cao hơn 400.000 thùng/ngày so với dự báo đưa ra vào tháng 7, lên mức 95,6 triệu thùng/ngày.
“Xu hướng đang nổi lên cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa giá dầu giảm sâu, nhu cầu tiêu thụ dầu tăng mạnh hơn, và các điều kiện kinh tế hồi phục”, báo cáo của IEA có đoạn viết.
Theo báo cáo, nguồn cung dầu của các nước ngoài OPEC như Mỹ, Canada, Brazil và Nga sẽ giảm 200.000 thùng/ngày trong năm 2016, còn 57,9 triệu thùng/ngày. Trong đó, mức giảm sản lượng dầu mạnh nhất được IEA dự báo sẽ thuộc về Mỹ.
(Theo Thời báo kinh tế Việt Nam)