tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Trung Quốc có thể đối mặt với đại khủng hoảng

  • Cập nhật : 07/06/2016
nam 1929, ngay thu ba den toi ap toi pho wall khi cac nha dau tu ban thao hon 16 trieu co phieu tren san giao dich chung khoan new york chi trong mot ngay. anh: reuters

Năm 1929, ngày thứ Ba đen tối ập tới phố Wall khi các nhà đầu tư bán tháo hơn 16 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán New York chỉ trong một ngày. Ảnh: Reuters

Trong một mùa hè bình thường, thị trường chứng khoán Trung Quốc thâm hụt tới 30% - một sự mất giá tương đương với toàn bộ sản lượng kinh tế của Anh vào năm ngoái - sau khi đà tăng khiến giá cổ phiếu vọt lên gấp đôi trong vòng một năm trở thành tin sốt dẻo trên khắp thế giới.

Theo Telegraph, giới truyền thông quốc tế cũng rất quan tâm đến hàng loạt nỗ lực can thiệp của chính phủ nhằm ngăn chặn bất ổn. Tuy nhiên, vở kịch đàm phán nợ của Hy Lạp cùng với màn diễn đi hay ở lại Liên minh châu Âu của họ đã khiến sự chú ý vào tình trạng của Trung Quốc giảm đi – dù 940 công ty, tương đương với hơn 1/3 tổng số, hiện tại đã ngừng giao dịch trên 2 chỉ số chính của nền kinh thế lớn thứ 2 thế giới.

Kinh tế Trung Quốc hiện tại tương đồng một cách kỳ lạ với Đại khủng hoảng 1929. Sau hơn một thập kỷ tăng trưởng phi mã, tạo ra lượng của cải khổng lồ, cả hai nền kinh tế (Trung Quốc hiện tại và Mỹ vào năm 1929) đều trải qua giai đoạn gần như tương tự. 

Vào ngày 29/10/1929, “ngày thứ Ba đen tối” đã ập xuống phố Wall, khi các nhà đầu tư bán tháo 16.410.030 cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán New York chỉ trong một ngày. Hàng tỷ USD bốc hơi khiến hàng nghìn nhà đầu tư kiệt quệ. Các báo cáo cập nhật giá cổ phiếu bị đình trệ nhiều giờ do máy móc khi đó chưa thể xử lý nổi khối lượng giao dịch lớn như vậy. Sau ngày thứ Ba đen tối, Mỹ và các nước còn lại trong thế giới công nghiệp rơi vào vòng xoáy Đại suy thoái.


Tăng trưởng tín dụng nhanh chóng góp phần không nhỏ trong sự bùng nổ kinh tế. Thậm chí sự bùng nổ tín dụng của Trung Quốc còn vượt xa Mỹ trong giai đoạn đầu thế kỷ 20. Vay tiền, hay đầu tư lợi nhuận, đóng vai trò quan trọng trong sự bùng phát đầu cơ của 2 quốc gia này.

Bong bóng thị trường chứng khoán Trung Quốc chỉ là điều kỳ lạ diễn ra trong thời gian một năm, trong khi quá trình dẫn đến sự sụp đổ của phố Wall vào năm 1929 diễn ra lâu và bền vững hơn. 

Giá cổ phiếu tại Mỹ vẫn hợp lý cho tới cuối năm 1929. Tình trạng thất thoát niềm tin xảy ra sau khi thị trường chứng khoán tăng gần 50%. Điều tương tự cũng đến với chỉ số Shanghai Composite. Bên cạnh đó, giống với những năm 1920 tại Mỹ, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc song hành với bong bóng bất động sản mang tính đầu cơ.

Nền kinh tế vĩ mô của hai quốc gia giống nhau một cách bất ngờ. Tại Trung Quốc, lao động nông thôn di cư đến thành phố với số lượng lớn cùng hy vọng tìm thấy một cuộc sống sung túc hơn trong các lĩnh vực công nghiệp đang phát triển nhanh chóng. Trong khi đó, tại Mỹ vào những năm 1920, hầu hết các lĩnh vực - từ thép đến ô tô và các công nghệ mới của đài phát thanh và hàng tiêu dùng - đều phát triển rầm rộ, thúc đẩy các hộ gia đình đầu tư và chạy theo lợi nhuận.

trung quoc thuong xu ly mot loai bong bong nay bang cach tao ra mot loai bong bong khac. anh:telegraph

Trung Quốc thường xử lý một loại bong bóng này bằng cách tạo ra một loại bong bóng khác. Ảnh:Telegraph

 

Tương tự trong hoạt động công nghiệp, công cuộc phát triển của Trung Quốc diễn ra trong vài thập niên ngắn ngủi, ngắn hơn bất cứ quốc gia nào được ghi nhận trong lịch sử trước đó. Thặng dư trong công nghiệp khiến thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng phải vật lộn để thích ứng.

Những cảnh báo về sự suy giảm xuất hiện, tương tự với sự kiện 1929 - giá hàng hoá lao dốc và một khoảng thời gian gián đoạn ảo trong tăng trưởng toàn cầu. 

Đương nhiên, Trung Quốc hiện tại và Mỹ năm 1929 cũng có nhiều điểm khác biệt. Đặc biệt là việc quốc gia đông dân nhất thế giới vẫn là một nền kinh tế kế hoạch và tập trung, không tuân thủ những quy tắc kinh tế thông thường.

Ngay cả khi thị trường tiếp tục suy sụp, tác động của nó vẫn không thể tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 - 2008 tại Mỹ, dù chỉ số Shanghai Composite giảm 2/3. Tuy nhiên, sau hành động kích thích tài chính và tiền tệ lớn, nền kinh tế này hầu như hẫng nhịp.

Không sợ hãi, chính quyền Trung Quốc cố gắng đặt tất cả dưới sự kiểm soát. Tuy nhiên, những nỗ lực này đạt hiệu quả rất thấp, thậm chí phản tác dụng.

Rất ít dấu hiệu cho thấy tầng lớp kỹ trị của Trung Quốc có thể kiểm soát mọi thứ. Những "hàng rào ngăn lửa" mà họ đặt ra vào cuối tuần qua nhằm giảm thiểu sự hoảng loạn không có nhiều khác biệt so với những gì đã áp dụng trong cuộc Đại khủng hoảng 1929. Tuy nhiên, lần này, thứ hứa hẹn sẽ dập tắt "ngọn lửa" là tiền công chứ không phải tiền tư.

Bất chấp những nỗ lực, hiện tại, mọi chuyện vẫn chưa đâu vào đâu. "Ngọn lửa" vẫn âm ỉ và sẵn sàng bùng cháy một lần nữa.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đối phó với loại vấn đề này bằng cách tạo ra một vấn đề khác. Đầu tiên là vàng, tiếp đến là nhà ở. Và khi biện pháp hãm tăng trưởng nóng khiến thị trường bất động sản và xây dựng chững lại, giới đầu tư chuyển hướng, tạo thêm dòng tiền vào thị trường chứng khoán. Giới chức vui vẻ với việc chịu đựng việc thị trường tăng trưởng, hy vọng nó có thể khuyến khích việc chuyển từ nợ sang tài chính cổ phần. Tuy nhiên, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán chỉ khiến nợ tăng lên.

Liệu dấu hiệu ấy có phát triển thành một cuộc đại khủng hoảng kinh tế hay không phụ thuộc vào phần còn lại của phản ứng. Các nhà hoạch định chính sách đã học được vài điều kể từ năm 1929: hiện tại, chúng ta biết rằng thiệt hại thực sự nằm trong những cuộc khủng hoảng tài chính không được tạo ra bởi chính sự sụp đổ của nó mà bởi sự sụp đổ của lĩnh vực ngân hàng. Những gì diễn ra đối với thị trường chứng khoán chỉ là một tín hiệu của tình trạng thu hẹp tín dụng. Dù vậy, Trung Quốc có nhiều biện pháp để xử lý các ngân hàng và đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng trong bóng tối.

Hiện tại, mô hình tăng trưởng của nền kinh tế dựa vào xuất khẩu dường như đã đạt đến giới hạn, ít nhất là đối với Trung Quốc. Chủ tịch nước này, ông Tập Cận Bình cố gắng đặt hy vọng vào nhu cầu tiêu dùng trong nước để thúc đẩy tăng trưởng. Ông tuyên bố sẽ tiếp tục những cải cách đối với thị trường tự do của người tiền nhiệm nhằm đạt mục tiêu này.

Tuy nhiên, thật không may khi quá trình chuyển đổi này diễn ra một cách khó khăn. Một phần của vấn đề với các thị trường tự do là thứ mà theo định nghĩa sẽ không thể kiểm soát.


Theo Zing News

Trở về

Bài cùng chuyên mục