Trong vị thế bị các đại cường liên tục chèn ép, Kiev sẵn sàng "chơi bẩn" để không bị thiệt hại hơn nữa, ngược lại còn thành ngư ông đắc lợi...
Tham vọng thâu tóm thương mại điện tử của Nga
- Cập nhật : 19/10/2017
Chống chọi với trừng phạt kinh tế, thương mại điện tử dường như là cách cứu cánh dễ dàng nhất mà Moscow có thể đi.
Thông tấn TASS của nga hôm 18/10 thông tin, Nga đang có tiềm năng chiếm tới 10% thị trường thương mại điện tử toàn cầu vào năm 2025.
Thông tin từ Bộ Công thương Nga cho biết, thương mại điện tử đang trở thành "con sốt", chiếm tới 20% tổng giá trị thương mại của cả nước.
Thương mại điện tử không kéo theo đầu tư cơ sở, càng khiến nó được trở thành một xu hướng tiêu dùng hấp dẫn.
Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga đã chuẩn bị một dự thảo chiến lược phát triển ngành thương mại trực tuyến cho đến năm 2025.
Ở đó, thị phần thương mại điện tử trực tuyến của Nga sẽ chiếm tới 10% của toàn cầu.
Trong năm nay, Nga sẽ còn tăng lượng xuất khẩu thông qua các kênh thương mại lên tới 5%. Cho tới 2025, sẽ có ít nhất khoảng 70% các cửa hàng bán lẻ ở Nga sử dụng các kênh bán hàng Internet vào năm 2025.
Hiệp Hội các công ty thương mại của Nga (AITC) trước đó thông tin, thị trường thương mại điện tử của Nga đã tăng lên đến 498 tỷ rúp trong 6 tháng đầu năm nay, tăng 22% so với năm ngoái.
AITC dự kiến thị phần của thương mại điện tử sẽ vượt quá 1,1 nghìn tỷ rúp (19,1 tỷ USD) vào cuối năm nay.
Phân khúc thương mại qua biên giới tăng 36% trong nửa đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm trước lên tới 178 tỷ rúp (3 tỷ USD).
Không chỉ có thể mạnh vượt trội về thương mại điện tử, Nga còn đã ấp ủ về một kế hoạch sử dụng đồng tiền ảo bitcoin dưới sự kiểm soát của Nhà nước và có thể nắm trong tay quyền được lựa chọn hơn trong kiểm soát tài chính.
Thực tế là Chính phủ Nga đã khá cởi mở về triển vọng phát triển tiền ảo riêng.
Vào tháng 6, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Olga Skorobogatova tuyên bố tại diễn đàn SPIEF 2017 rằng các lãnh đạo nhà nước đang đi đến mục tiêu tạo ra tiền ảo riêng.
Tiền ảo của Nga được cho là sẽ sử dụng công nghệ blockchain để phân quyền kiểm soát và nâng cao lòng tin nhưng mọi người không thể “đào” nó giống như bitcoin mà thay vào đó chính quyền sẽ phát hành và theo dõi nó như tiền thông thường.
Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức tuyên bố rằng Nga sẽ phát hành "CryptoRuble" (nôm na là tiền Rúp mã hóa).
Theo đó, đồng tiền kỹ thuật số sắp phát hành tới sẽ không thể được khai thác, kiểm soát và duy trì bởi chính quyền.
CryptoRuble có thể được đổi thành rúp Nga bất cứ lúc nào, đặc biệt nếu chủ sở hữu không thể giải thích rõ rằng nguồn gốc của những đồng CyptoRuble đến từ đâu, thì người giữ CryptoRuble sẽ bị tính thuế 13%.
Một khoản thuế tương tự sẽ được áp dụng cho bất kỳ khoản lợi nhuận có được từ sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Bộ trưởng Bộ truyền thông Nga Nikolay Nikiforov nói: "Tôi tự tin tuyên bố rằng lý do chúng tôi ra mắt CryptoRuble rất đơn giản: Nếu chúng tôi không làm vậy, thì các nước láng giềng của chúng tôi ở châu Á và châu Âu sẽ làm một việc tương tự như thế sau 2 tháng".
Điều này là có lý bởi hiện tại, việc quản lý tiền ảo của Trung Quốc đang bị lũng đoạn khi có hiện tượng bán đi đồng Nhân Dân Tệ để mua về tiền ảo đang sốt hiện nay là đồng Bitcoin của giới đầu cơ.
Chắc chắn nước Nga không muốn lặp lại kịch bản này. Các quan chức chính phủ Nga cũng cho biết đã kêu gọi để thắt chặt mọi hoạt động liên quan đến giao dịch ảo trên internet hiện nay.
Hai bước đi mang tính chất ngược nhau giữa tuyên bố sử dụng đồng tiền Rúp mã hóa, và lệnh cấm tất cả giao dịch tiền ảo hay Bitcoin đang khiến Nga trở thành một âm mưu khó đoán.
Hiện bitcoin vẫn đang trong đà tăng mạnh tới mức giá 5.000 USD thay vì trồi sụt xuống 3.000 USD vào tuần trước.
Điều này khiến giới quan sát chú ý, ông Putin đang mâu thuẫn hay có ẩn ý khác để đưa nền kinh tế Nga không có thêm một lần nào nữa bị ảnh hưởng bởi trừng phạt từ các nước bên ngoài?
Đông Phong
Theo Baodatviet.vn