Theo PGS.TS Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, ĐH Quốc gia Singapore, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nỗ lực hóa rồng của Singapore trong năm thập kỷ phát triển vừa qua là dựa trên 7 bí quyết.
5 năm tiếp theo, Trung Quốc sẽ cải cách kinh tế như thế nào?
- Cập nhật : 21/10/2017
Những người ủng hộ chủ tịch Tập cho biết chiến dịch chống tham nhũng của ông nhận được sự đồng thuận từ người dân, giúp ông tích luỹ vốn chính trị quan trọng.
Trong chuyến đi đầu tiên với tư cách tân tổng bí thư Đảng Cộng sản, ông Tập Cận Bình đã tới phía nam thành phố Thâm Quyến vào tháng 12/2012 và đặt một vòng hoa tại tượng đồng của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình.
Sự tôn kính của Tập Cận Bình dành cho Đặng Tiểu Bình, người từng thử nghiệm cuộc cải cách kinh tế lịch sử tại Thâm Quyến, có thể là dấu hiệu cho thấy ông sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách cải cách của Đặng Tiểu Bình. Ông cho biết: “Đảng Cộng sản phải đi theo con đường cải cách đúng đắn và theo hướng mở cửa. Chúng ta phải vững vàng trên con đường đưa đất nước và con người phát triển thịnh vượng.”
Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì đại hội đảng khai mạc vào ngày 18/10 vừa qua, đánh dấu khởi đầu cho nhiệm kỳ thứ hai của ông. Câu hỏi đặt ra hiện nay là 5 năm tiếp theo ông sẽ lãnh đạo đất nước Trung Quốc theo hướng nào?
Những người ủng hộ chủ tịch Tập cho biết chiến dịch chống tham nhũng của ông nhận được sự đồng thuận từ người dân, giúp ông tích luỹ vốn chính trị quan trọng. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, xung quanh Tập Cận Bình có nhiều người từ thời tiền nhiệm. Sau đại hội, với nhóm nhân viên mới, có lẽ ông sẽ bắt đầu giải quyết những thách thức kinh tế và tài chính khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, Tập Cận Bình cũng ám chỉ rằng ông sẽ mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử hiện đại của Trung Quốc. Một thời kỳ khác hoàn toàn những thời kỳ trước đây của Đặng Tiểu Bình hay Mao Trạch Đông. Theo giáo sư Lý Hy Quang tại Đại học Thanh Hoa, một người ngưỡng mộ Tập Cận Bình, “[Chủ tịch] Mao đánh tan ngoại xâm và [chủ tịch] Đặng giải quyết nạn đói. [Chủ tịch] Tập cho biết phải tự tin vào hệ thống [chính trị và kinh tế] của chúng ta… đó là một đột phá.”
Là một dấu hiệu cho thấy quyết tâm cải cách của Tập Cận Bình, ông đã thay đổi nhân sư cho nhiều vị trí quan trọng trong đội ngũ quản lý cổ phiếu và ngân hàng Trung Quốc cũng như Uỷ ban Phát triển và Cải cách Quốc gia. Một vài người từng làm việc với chủ tịch trong quá khứ. Nhiều người khác là người bảo trợ của Chu Dung Cơ, cựu thủ tướng từng tham gia đàm phán về việc gia nhập WTO của Trung Quốc vào năm 2001 và giám sát cuộc cải tổ các doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng.
Một quan chức chính phủ cấp cao nhận định ông Tập Cận Bình cần phải rất thận trọng trước khi giải quyết các cải cách có thể khiến nền kinh tế mất ổn định.
Sự thận trọng được thể hiện ở chỗ ông đã ngưng hoặc đảo ngược một loạt các cải cách tài chính và kinh tế ngay khi chúng rơi vào tình trạng trì trệ. Lần gần đây nhất Trung Quốc cải cách kinh tế mạnh mẽ đến vậy là dưới thời Đặng Tiểu Bình. Tuy nhiên, trái ngược với cuộc cải cách đầy rủi ro nhưng thành công của Đặng Tiểu Bình, từ năm 2013, ông Tập Cận Bình đã đảo ngược nhiều quyết định tự do hoá tài chính khi dấu hiệu bất ổn đầu tiên xuất hiện. đặc biệt là sau khi thị trường sụp đổ vào năm 2015 và đồng nhân dân tệ trượt giá. Gần đây, chính quyền của ông đã ngăn chặn làn sóng đầu tư trực tiếp ồ ạt ra nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân lớn.
Trong bản đánh giá Trung Quốc gần nhất, Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã xem xét ghi chép của chính quyền Tập Cận Bình về 14 thách thức liên quan tới giảm nợ doanh nghiệp và rủi ro tài chính, nới lỏng kiểm soát ngoại tệ và cải cách doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc. IMF kết luận: nước này mới chỉ hoàn thành tiến độ của “một vài” hoặc “rất ít” trong 12 trên 14 lĩnh vực trên.
Một quan chức Trung Quốc đã nói: “Chúng ta đã rút ra bài học từ những điểm tham chiếu của chính mình. Trung Quốc hoạt động tốt nhất dưới một chính quyền trung ương vững mạnh, một lãnh đạo mạnh mẽ và một hệ tư tưởng thống nhất. Khi đó đất nước sẽ thịnh vượng.”
Ông Tập đã thực hiện một “học thuyết niềm tin” về sự tự hào đối với nền kinh tế chính trị độc đáo của Trung Quốc. Khởi đầu khác thường của nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ Donald Trump và sự rạn nứt tại châu Âu sau khi Anh quyết định rời EU đã cho người Trung Quốc một niềm tin chưa từng có đối với hệ thống chính trị và hình mẫu phát triển kinh tế của quốc gia.
Quỳnh Mai
Theo Thời đại/FT