Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 15/8 cảnh báo rằng "núi nợ" của Trung Quốc đang trong tình trạng nguy hiểm, làm gia tăng nguy cơ đối với đà tăng trưởng kinh tế của nước này. Theo IMF, Bắc Kinh cần đẩy nhanh các chương trình cải cách.
Kinh tế Trung Quốc có dấu hiêu chững lại trong nửa sau 2017
- Cập nhật : 14/08/2017
"Kinh tế Trung Quốc đang chậm lại như đã kỳ vọng. Tăng trưởng nhập khẩu và bán lẻ đang ở mức thấp nhất trong nhiều tháng liền”.
"Kinh tế Trung Quốc đang chậm lại như đã kỳ vọng. Tăng trưởng nhập khẩu và bán lẻ đang ở mức thấp nhất trong nhiều tháng liền”.Nguồn ảnh: Reuters
Các số liệu mới đây cho thấy những biện pháp kìm cương thị trường bất động sản, tình trạng cho vay quá mức và dư thừa sản lượng công nghiệp đã bắt đầu "ngấm" vào nền kinh tế Trung Quốc:
- Sản lượng công nghiệp tháng 7/2017 tăng 6,4% so với cùng kì năm trước – thấp hơn mức dự báo 7,4% và mức 7,6% của tháng 6
- Doanh số bán lẻ tháng 7 tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái - thấp hơn mức dự báo 10,8% và mức 11% trong tháng 6.
- Đầu tư vào tài sản cố định ở khu vực thành thị tháng 7 tăng 7,3% so với cùng kìỳ năm ngoái, thấp hơn mức dự báo là 8,6%
Bức tranh tổng thể
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với một số trở ngại trong năm nay khi tác động của việc cắt giảm nợ công và sản lượng công nghiệp đã bắt đầu ngấm vào nền kinh tế, và thể hiện trên số liệu thống kê. Với triển vọng về việc hạ nhiệt thị trường bất động sản và sự không chắc chắn về triển vọng thương mại, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể không thắt chặt quá mạnh để duy trì tăng trưởng, đặc biệt là năm nay sẽ diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 19 rất quan trọng.
Cả 3 chỉ số chính yếu của nền kinh tế Trung Quốc là tăng trưởng bán lẻ (màu trắng), sản lượng công nghiệp (màu xanh) và đầu tư tài sản cố định (màu hồng) đều nằm dưới mức dự báo. Ảnh: Bloomberg
Quan điểm của các nhà kinh tế học
Ông Tao Dong, chuyên gia tư vấn cao cấp của ngân hàng Credit Suisse Group AG tại Hồng Kông, cho biết: "Nền kinh tế Trung Quốc đã đạt đỉnh điểm trong quý đầu tiên. Tôi không kỳ vọng tăng trưởng sẽ giảm mạnh trong ngắn hạn vì Trung Quốc đang trong một năm nhạy cảm về mặt chính trị. Sự ổn định là điều quan trọng nhất".
Callum Henderson, giám đốc điều hành của khu vực Châu Á Thái Bình Dương thuộc tập đoàn Eurasia Group ở Singapore cho biết: "Kinh tế Trung Quốc đang chậm lại như đã kỳ vọng. Tăng trưởng nhập khẩu và bán lẻ đang ở mức thấp nhất trong nhiều tháng liền”.
Julian Evans-Pritchard, một nhà kinh tế học tại Capital Economics ở Singapore, viết: "Nhu cầu trong và ngoài Trung Quốc dường như đang giảm xuống. Một vài lĩnh vực như thép vẫn vượt ra ngoài quy luật này. Nhưng có thể trong vài tháng tới, những khu vực này sẽ không còn duy trì được tăng trưởng khi chính sách thắt chặt trong cơ sở hạ tầng và đầu tư bất động sản sẽ tiếp tục diễn ra trong những tháng tới".
Ông Ding Shuang, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Standard Chartered ở Hồng Kông cho biết, việc cả ba chỉ số chính yếu đều suy giảm so với những con số ấn tượng trong tháng 6 là "tín hiệu ban đầu về việc kinh tế Trung Quốc sẽ chậm lại trong nửa sau của năm, và có thể báo hiệu những thay đổi nhỏ về mặt chính sách, đặc biệt là trong chính sách tiền tệ".
Tại Bloomberg Intelligence, Tom Orlik và Fielding Chen cho biết những biểu hiện suy thoái trong nửa sau 2017 có thể khiến Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) khó thắt chặt chính sách tiền tệ thêm nữa. 2 người này nhận định: "Chủ tịch Tập Cận Bình coi sự ổn định tài chính và giảm đòn bẩy là những mục tiêu quan trọng. Trong tình hình hiện tại, Trung Quốc có thể sẽ đưa ra những chính sách mang tính tập trung cụ thể thay vì theo đuổi một chính sách thắt chặt tiền tệ tổng thể".
Mạnh Đức
Theo Nhicaudautu.vn