Cho đến nay, người Nhật thực ra có nhiều lý do để lo lắng cho ngành nông nghiệp của họ bởi năng suất lao động thấp so với nhiều nước phát triển khác, tỷ lệ người bỏ nghề cao và đang được “bao bọc” quá kỹ bởi chính phủ.
Đức kiếm được 100 tỷ euro từ khủng hoảng nợ châu Âu
- Cập nhật : 15/08/2015
Qua đó, ngân sách công của Đức đã tiết kiệm được khoản lãi suất lớn và theo một cuộc nghiên cứu vừa được công bố, riêng từ năm 2010 đến nay, Đức đã kiếm được khoảng 100 tỷ euro.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế Leibniz (IWH), Đức đã hưởng lợi lớn từ cuộc khủng hoảng nợ ở Eurozone, đặc biệt là khủng hoảng tại Hy Lạp, theo đó từ năm 2010 đến nay, ngân sách công của nước này đã tiết kiệm được khoảng 100 tỷ euro, tương đương khoảng 3% GDP của nước này.
Báo cáo nhấn mạnh, do khủng hoảng, các nhà đầu tư muốn tìm kiếm sự an toàn cho nguồn tiền của họ và đã ưu tiên mua trái phiếu chính phủ của Đức vốn được các tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm đánh giá có mức rủi ro rất thấp.
Không chỉ Đức, các nước khác như Mỹ, Pháp hay Hà Lan cũng được hưởng lợi với trái phiếu chính phủ của mình, song ở mức nhỏ hơn.
Viện IWH cũng cho rằng khoản tín dụng mà Đức được hưởng lợi từ khủng hoảng đã vượt quá tổn thất khủng hoảng, ngay cả trong trường hợp Hy Lạp phá sản với toàn bộ món nợ của nước này.
Tuy nhiên, thực tế liệu khoản tín dụng mà Đức có được từ khủng hoảng có vượt quá tổn thất khủng hoảng hay không còn là điều gây tranh cãi.
Theo IWH, mỗi khi thị trường tài chính đón nhận những thông tin tiêu cực về Hy Lạp thì lãi suất trái phiếu Chính phủ Đức giảm xuống và khi có tin tích cực, lãi suất trái phiếu lại tăng lên.
IWH cũng cho rằng Đức chỉ có khả năng đạt được cân bằng ngân sách với khoản tiết kiệm lãi suất có được trong bối cảnh khủng hoảng nợ của Hy Lạp.