Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại bang Cleveland – bà Loretta Mester – đã một lần nữa cho rằng kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại Anh về việc đi hay ở tại Liên minh Châu Âu (EU) đã khiến triển vọng kinh tế toàn cầu trở nên bất ổn hơn.
Hòn đảo 23 triệu dân này sẽ thiệt hại nhiều nhất nếu Mỹ - Trung đối đầu
- Cập nhật : 25/02/2017
(Tai chinh)
Các công ty phụ thuộc vào Đài Loan vẫn đang xem xét tái định vị một số hoạt động trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhằm chiếm cảm tình từ chính quyền mới, Terry Gou, người sáng lập Foxconn, đã nói rằng công ty mình có thể hợp tác với Apple và đầu tư 7 tỉ USD vào Mỹ.
Theo CNBC, ít nhất có một nơi sẽ bị thiệt hại lớn nếu Tổng thống Donald Trump khơi mào một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, đó là Đài Loan (Trung Quốc). Hòn đảo này hiện có một nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với cả Mỹ và Trung Quốc lên đến hàng tỷ USD. Nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra, từ thung lũng Silicon đến Đài Bắc và Bắc Kinh đều sẽ bị ảnh hưởng.
Nguy cơ một "cuộc chiến" như thế xảy ra là có thật. Nhiều tháng nay, vị Tổng thống tỷ phú đã chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc, cáo buộc quốc gia này thao túng tiền tệ và “cướp” việc của người Mỹ. Đáng lo hơn, đã có quan ngại cho rằng Tổng thống Trump sẽ phá vỡ “chính sách một Trung Quốc” mà quốc gia này cố gắng duy trì trong thời gian qua. May thay, vấn đề đó đã được giải quyết hồi tuần trước khi ông Trump đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình và cam kết tôn trọng điều đó.
Căng thẳng giữa chính quyền ông Trump và Trung Quốc đã lắng xuống. Tuy nhiên, các công ty phụ thuộc vào Đài Loan vẫn đang xem xét tái định vị một số hoạt động trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Một trong số đó là gã khổng lồ Foxconn, nhà cung cấp quan trọng của Apple, góp phần làm nên những chiếc iPhone và hiện thuê khoảng 1 triệu nhân công tại đây.
Nhằm chiếm cảm tình từ chính quyền mới, Terry Gou, người sáng lập Foxconn, đã nói rằng công ty mình có thể hợp tác với Apple và đầu tư 7 tỉ USD vào Mỹ, và đề nghị đặt nhà máy ở Pennsylvania, nơi đã góp phần giúp ông Trump chiến thắng.
Nối tiếp điều này, Chủ tịch công ty lắp ráp iPhone có trụ sở ở Đài Loan, Pegatron, nói rằng công ty ông đã chuẩn bị để mở rộng các hoạt động ở Mỹ lên 3 đến 5 lần, nếu cần thiết. Còn Quanta Computer, nhà sản xuất dòng máy tính notebook lớn nhất thế giới và cũng là nhà cung cấp máy chủ cho Dell và Hewlett Packard, cho biết họ sẽ tăng quy mô hoạt động lắp ráp máy chủ của mình ở Mỹ lên gấp đôi, bằng cách mở rộng thêm các nhà máy đã có sẵn ở Tennessee và California.
Ngành công nghiệp dệt may và da giày đã bắt đầu chuyển hoạt động sang các nơi khác ở châu Á như Việt Nam, Bangladesh và ấn Độ. Gã khổng lồ Eclat Textile, nhà cung cấp cho Nike và Under Armor, cũng đang cân nhắc chuyển các nhà máy vào Mỹ. Everest Textile cũng đang làm tương tự. Công ty này đã mua một nhà máy ở bang North Carolina và dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng 3.
Dù nổi tiếng về khả năng nhạy bén trong sản xuất kĩ thuật cao và chuyên môn quản lý, nhưng Đài Loan phụ thuộc nhiều vào ngoại thương. Theo Bộ Kinh tế Đài Loan, năm ngoái xuất khẩu đã chiếm hơn 62% trong tổng 550 tỉ USD GDP.
Trong đó, Trung Quốc đại lục là đối tác thương mại lớn nhất, chiếm 26% lượng xuất khẩu hồi năm ngoái, với tổng trị giá 74 tỉ USD. Còn Mỹ, đối tác thương mại lớn thứ 3 sau Trung Quốc và Hong Kong, chiếm 12%.
Nhiều năm qua, Mỹ bị thâm hụt thương mại với Đài Loan. Theo dữ liệu kiểm kê của Mỹ, năm 2016, Đài Loan xuất siêu 13 tỉ USD sang Mỹ.
Các tập đoàn lớn của Mỹ như Microsoft, DuPont, 3M và IBM đã mở rộng phân xưởng, nghiên cứu và phát triển, cũng như đầu tư ở đây. Công ty sản xuất kiếng cao cấp Corning đã đầu tư hàng tỉ USD để xây hai nhà máy lớn nhất thế giới ở Đài Loan.
Vùng đất đang trong thời kỳ chuyển giao
“Một cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ làm tổn thương Đài Loan rất nhiều vì các ngành tiêu dùng thiên về công nghệ của Đài Loan hiện có mối liên hệ chặt chẽ với các ngành này ở Trung Quốc, như là một phần của chuỗi giá trị toàn cầu”, Steve Tsang, giám đốc của viện SOAS China thuộc đại học London, phân tích.
Đài Loan ít có khả năng chịu được một “cú đấm” như thế, vì kinh tế này đang giữa giai đoạn chuyển giao khó khăn. Tỉ lệ tăng trưởng hiện rất ì ạch, chỉ khoảng 1%/năm, trong khi xuất khẩu đã giảm mạnh, mất đến 13% so với mức đỉnh 320 tỉ USD hồi năm 2014.
Đài Loan từng hi vọng sẽ có được một cú hích từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại giữa 12 quốc gia châu Á Thái Bình Dương, đại diện cho 40% kinh tế toàn cầu, do chính quyền Obama khởi xướng. Nhưng rồi ông Trump đã "giết chết" TPP ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức vì cho rằng đó là một thương vụ tồi tệ cho nước Mỹ.