Theo Christopher Whalen, sau Brexit thì nguy cơ lớn là một sự suy giảm trong hoạt động kinh tế thực sẽ tác động tiêu cực tới doanh thu và hoạt động của ngành NH toàn cầu.

Nếu có ai đó hỏi về hậu quả của việc Anh rời Liên minh Châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, hãy cho họ một con số: Các ngân hàng lớn nhất tại Anh và Mỹ đã bị Brexit “cuốn đi” khoảng 165 tỷ USD.
Để ra con số này, các nhà kinh tế học tại trường New York University sử dụng phương pháp tính toán thông qua một loại bài kiểm tra áp lực đối với các tổ chức tài chính lớn nhất thế giới. Họ nghiên cứu thị trường chứng khoán để xem những nhà đầu tư nghĩ gì về giá trị và độ rủi ro của các tài sản ngân hàng. Sau đó, dựa trên những thông tin thu thập được, các nhà kinh tế dự báo những điều một cuộc khủng hoảng trầm trọng có thể gây ra với các ngân hàng và số vốn chủ sở hữu các ngân hàng cần bổ sung để tránh những tác động tiêu cực.
Ngay cả trước khi 51,8% số phiếu tại Anh ủng hộ Brexit, mô hình trên đã cho thấy sự mong manh của các ngân hàng. Theo tính toán, tại Anh, Mỹ, Đức, Pháp và Italy, các ngân hàng lớn nhất tại các quốc gia này đang thiếu hụt 998 tỷ USD vốn chủ sở hữu.
Ngày 28/6, tức 5 ngày sau khi cuộc trưng cầu dân ý tại Anh diễn ra, con số này tăng lên 1.163 tỷ USD, tăng 165 tỷ USD so với số liệu ngày 31/5. Cụ thể như sau:
Số vốn chủ sở hữu các ngân hàng cần bổ sung để tránh khủng hoảng trước Brexit (màu ghi) và sau Brexit (màu xanh)
Để có cái nhìn đầy đủ hơn về những gánh nặng tiềm tàng mà những người nộp thuế có thể gánh chịu khi các chỉnh phủ đưa ra các gói cứu trợ, bảng dưới đây sẽ cho thấy số tiền 165 tỷ USD tương ứng với bao nhiêu % GDP bị “bay hơi” tại các quốc gia.
Số vốn chủ sở hữu tính theo GDP các ngân hàng cần bổ sung để tránh khủng hoảng trước Brexit (màu ghi) và sau Brexit (màu xanh)
Tại sao phải bi quan như vậy? Vì đối với các ngân hàng của Anh, khi các nhà dự báo cho rằng tăng trưởng kinh tế nước này sẽ suy giảm bởi những bất ổn sẽ gia tăng và những khó khăn khác liên quan đến Brexit thì điều đó đồng nghĩa với việc các cơ hội kiếm lời sẽ ít đi và các khoản nợ sẽ khó được thanh toán.
Còn đối với những ngân hàng của Pháp và Italy, sự bi quan phản ánh những lo ngại về tốc độ tăng trưởng của khu vực châu Âu và rủi ro EU tan rã khi các quốc gia khác cũng có thể theo bước Anh.
Với Mỹ thì hậu quả kinh tế của Brexit đối với các ngân hàng sẽ phức tạp hơn bởi điều này chỉ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định cắt giảm lãi suất thì lợi nhuận của các ngân hàng tại đây mới bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng FED sẽ phản ứng với Brexit bằng cách không tăng lãi suất cho tới tháng cuộc họp tháng 12 chứ không cắt giảm lãi suất trong mọi trường hợp.
Sau cuộc trưng cầu dân ý tại Anh, các thị trường đã sụt giảm khủng khiếp trong 2 ngày giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên, các thị trường toàn cầu đã phục hồi trở lại từ ngày 28/6 và kết quả là các ngân hàng tại Mỹ đã vượt qua cuộc kiểm tra sức ép gần nhất do các nhà kinh tế tại Đại học New York tổ chức. Nhờ đó, có thể con số thâm hụt vốn cần thiết của các ngân hàng sẽ giảm đi.
Có một điều rõ ràng rằng: Brexit không tốt chút nào cho các ngân hàng.
Theo Thạch Thảo
(Theo Người Đồng Hành)
Theo Christopher Whalen, sau Brexit thì nguy cơ lớn là một sự suy giảm trong hoạt động kinh tế thực sẽ tác động tiêu cực tới doanh thu và hoạt động của ngành NH toàn cầu.
Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB cho biết trong biên bản cuộc họp 2/6, cuộc họp đã tổ chức trước cuộc trưng cầu dân ý của Anh, cuộc bầu cử rời khỏi EU của Anh có thể có tác động tiêu cực đáng kể đối với khu vực eurozone, làm giảm triển vọng tăng trưởng vốn đã đang đối mặt với những khó khăn.
Sự giảm giá của đồng bảng Anh không phải là điều nhiều người nghĩ tới khi họ đi bỏ phiếu, cũng như nhiều người chắc cũng không ý thức được những lời hứa hay đe dọa từ cả hai phía có thể chỉ là rỗng tuếch...
Nước này đã làm đúng khi mở van tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng sau khủng hoảng tài chính. Nhưng họ đã sai khi không đóng nó lại.
Trải qua 240 năm kể từ ngày độc lập đầu tiên, nước Mỹ đã chứng tỏ sự đi lên đầy kinh ngạc.
Sự bùng nổ của dầu đá phiến đã đưa ngành công nghiệp năng lượng của Mỹ lên tầm cao mới
Gánh nặng nợ khổng lồ của các doanh nghiệp Mỹ có thể sẽ đưa nước này bước vào một cuộc suy thoái tiếp theo.
Cuối tháng Sáu vừa qua, đã diễn ra hai hội nghị quan trọng là Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Thái Bình Dương và Hội nghị thượng đỉnh Bắc Mỹ. Kết quả tích cực mà hai hội nghị đạt được cho thấy các nước trong khu vực đang gạt qua một bên những bất đồng để thúc đẩy sự hòa hợp về chính trị, gắn kết về kinh tế và ổn định khu vực.
Cảng ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) đang cố gắng để quản lý một số lượng lớn kỉ lục các tàu thuyền đến đây để cung cấp dầu thô cho các nhà máy lọc dầu tư nhân được gọi là "teapots" nằm rải rác quanh vùng.
Những nhà đầu tư vào vàng từ đầu năm đã thắng lớn, bám theo sau là nhà đầu tư vào dầu và đồng yen Nhật.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự