Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới và tiếp tục chi ra hàng chục tỷ USD mua dầu dự trữ trong khi nhu cầu trong nước suy giảm.
Hàn Quốc - "Phong vũ biểu" của mạng lưới thương mại toàn cầu
- Cập nhật : 18/09/2015
(The gioi)
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Hàn Quốc thấp nhất kể từ năm 2009 chính là một dấu hiệu cho thấy lực cầu của toàn thế giới đang gặp trục trặc.
Hồi đầu tháng, các số liệu thương mại mới nhất của Hàn Quốc đã làm chấn động cả những dự báo kinh tế tồi tệ nhất. Theo Bộ thương mại, công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này giảm mạnh nhất trong 6 năm với mức giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 40 tỷ USD. Trước đó con số dự báo chỉ ở mức hơn 6%.
Lâu nay Hàn Quốc vẫn được coi là "phong vũ biểu" thể hiện sức khỏe của mạng lưới thương mại toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu chiếm gần một nửa GDP của Hàn Quốc – và một phần tư chúng chuyển sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia này. Hàn Quốc cũng đang phải đấu tranh với sự tăng giá đồng tiền của họ, đồng won, chống lại đồng yên Nhật trong thị trường xuất khẩu chủ đạo và hiện tại động thái phá giá nhân dân tệ của Trung Quốc đã có tác dụng.
Con số tạm tính chỉ ra rằng lượng ô tô xuất khẩu giảm mạnh trong tháng 8, mất khoảng hơn 30%. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu điện thoại thông minh tăng, các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc đang ngày càng cạnh tranh từng thị phần toàn cầu với nhà sản xuất điện thoại hàng đầu của Hàn Quốc là Samsung. Đồng nhân dân tệ yếu đi cũng khiến người mua sắm Trung Quốc hay tới Hàn Quốc trong kỳ nghỉ giảm bớt. Nỗ lực hồi phục thị trường sau dịch MERS của Hàn Quốc giờ đây lại bị một "cú đánh" khác.
Giá dầu toàn cầu thấp cũng là nguyên nhân gây nên các số liệu ảm đạm này. Các sản phẩm dầu là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Hàn Quốc, và giá dầu đã giảm hơn 40% từ tháng 8 năm ngoái. Bộ thương mại hôm nay đề cập đến vấn đề méo mó này để giảm nhẹ những quan ngại rằng xuất khẩu giảm có thể tiên liệu sự yếu kém nghiêm trọng trong nền kinh tế nội địa. Họ nói trong tháng 8 tổng kim ngạch xuất khẩu thực tế tăng 3,8% so với năm ngoái.
Bộ này cũng cho rằng các nhà sản xuất địa phương đáng lẽ phải có nhiều lợi nhuận hơn với giá nhập nguyên liệu thô thấp hơn. Chỉ tháng trước, bộ trưởng tài chính, Choi Kyung-hwan, cho biết đồng nhân dân tệ yếu có thể có lợi: nếu kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tăng, đồng nghĩa với việc cầu về hàng hóa trung gian tăng, như linh kiện điện tử, mặt hàng chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, những người quan sát thị trường lại kém lạc quan hơn. Frederic Neumann của ngân hàng HSBC nhận định sự sụt giảm này “tương đối nghiêm trọng”, ít nhất là bởi Hàn Quốc từ lâu đã là “đầu sỏ” đáng tin cậy cho thương mại toàn cầu. Sản xuất của Hàn Quốc thuộc tốp đầu của chuỗi sản xuất, ông nói: một phần lớn kim ngạch xuất khẩu của họ thực sự đi sâu vào các thành phẩm khác, như điện thoại thông minh Trung Quốc hay máy tính xách tay Mỹ. Nhưng nếu cầu ở đó chậm lại, đương nhiên cầu về chip và màn hình cũng giảm, cũng đồng nghĩa với dữ liệu kinh tế vĩ mô Hàn Quốc luôn đón những thay đổi sớm nhất trong chu kỳ công nghiệp toàn cầu. Không chỉ sự sụt giảm ở Trung Quốc là nguồn suy giảm xuất khẩu duy nhất, xuất khẩu của Hàn Quốc đến khu vực đồng euro cũng giảm 21 %, gấp hơn 2 lần kim ngạch xuất khẩu giảm sang Trung Quốc.
Các số liệu gần đây chỉ ra rằng trong quý II nền kinh tế tăng trưởng yếu ớt 0,3% so với quý trước. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2009. Chính phủ đã cắt chỉ tiêu tăng trưởng từ 3,8% xuống còn 3,1% kể từ tháng 1. Về phần mình, Ngân hàng TW Hàn Quốc cũng giảm lãi suất chủ chốt, giảm xuống một mức thấp kỷ lục 1,5%. Hơn bao giờ hết các nhà phân tích kỳ vọng ngân hàng trung ương Hàn Quốc sẽ phải hành động mạnh hơn nữa.