Tổ chức Thế vận hội đòi hỏi kinh phí rất lớn, thường xuyên vượt dự toán ban đầu, và Olympic 2016 cũng không ngoại lệ.
Ba mảnh của “Japanese Dream”: Bộ suit trong mơ
- Cập nhật : 03/08/2016
Chính sách kinh tế Abenomics của Thủ tướng Nhật Bản – ông Shinzo Abe – có thể không đạt được như kỳ vọng nhưng chắc chắc nó đã không thất bại. Và những kỳ vọng là cần thiết để chính sách này thực sự thành công.
Bản chất, Nhật Bản không phải là một quốc gia thích khoe mẽ. Những cơ hội để quốc gia này có thể phổng mũi với bạn bè quốc tế đã đi xuống cùng dân số đang ngày một già nua của họ. Và niềm tự hào kinh tế đã liên tục phải chịu áp lực từ tình trựng giảm phát, sự suy sụp trên nền tảng kinh tế vĩ mô. Khi đó, các công ty và người lao động cứ giảm dần những gì họ làm đi mỗi ngày.
Nhật Bản có thể rất hạnh phúc khi miêu tả quốc gia như một robot siêu cường. Trong bài phát biểu đầu năm nay, ông Abe đã ca ngợi bộ áo giáp robot trong mơ được tạo ra bởi Cyberdyne như một ví dụ điển hình cho sự tiến bộ công nghệ của Nhật Bản. Bộ khung của robot có thể tiếp thêm sức mạnh và sức chịu đựng để tăng khả năng cho các chi và tiết kiệm năng lượng cho người sử dụng. Đây cũng là một biểu tượng cho sự khéo léo của người Nhật trong việc khắc phục các hạn chế của con người. Vậy nên việc ông Abe bị thu hút bởi phát minh này là hoàn toàn dễ hiểu.
Kể từ khi trở lại vị trí Thủ tướng Nhật Bản vào năm 2012, ông Abe đã gắn liền nền kinh tế với bộ khung của do ông tạo ra. Được đặt tên là “Abenomics”, giấc mơ “mặc vest” cho nền kinh tế của ông gồm ba phần: nới lỏng tiền tệ, thực dụng tài chính và cải cách cơ cấu. Ông Abe tuyên bố rằng chính sách kinh này sẽ đẩy lùi tình trạng giảm phát, sữa lại tài chính công và phục hồi năng suất.
Theo thời gian, ông Abe đang cảm thấy tự hào hơn bởi sự kết hợp của nền kinh tế tăng trưởng tốt và lạm phát đã giúp GDP danh nghĩa của Nhật Bản tăng lên 600.000 tỷ Yên (tương đương 5.700 tỷ USD). Sự hồi sinh của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới cũng đồng nghĩa với việc an ninh quốc gia và vị thế toàn cầu của Nhật Bản được củng cố.
Tầm nhìn táo bạo của ông Abe vẫn chưa được hoàn tất. Lạm phát vẫn duy trì dưới mức mục tiêu. Nền kinh tế vẫn quá yếu để có thể chịu được việc tăng thuế tiêu thụ. Trong tuần trước, vị thủ tướng này đã hứa sẽ sốc lại lĩnh vực tài chính khu bơm vào thị trường 28.000 tỷ Yên mặc dù quy mô chi tiêu thực sự có thể không đạt được con số đó.
Động thái này của ông Abe có thể đã nhận được sự hậu thuẫn hơn nữa nếu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) không quyết định giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp vừa kết thúc ngày 29/7 vừa qua. Việc cải cách cơ cấu đang cải thiện một cách ngập ngừng. Khi chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào Thượng viện ngày 10/7, ông Abe và Đảng của mình đã tránh đề cập tới sự cần thiết của việc nới lỏng tiền tệ.
Rất nhiều nhà quan sát, đặc biệt là quốc tế, cho rằng chính sách Abenomics đã chết khi họ thấy ông Abe sử dụng sức mạnh tiền tệ và tài chính để mua sự ủng hộ chứ không phải để thúc đẩy sản xuất. Việc thắng cứ sẽ cho phép ông Abe sửa đổi các hiến pháp hòa bình do Mỹ thảo ra cách đây 70 năm. Vào mùa thu năm 2015, ông Abe đã thúc đẩy việc thông qua bộ luật cho phép quân đội, hay còn gọi là Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, tới trợ giúp cho các quốc gia đồng mình nếu họ bị tấn công – quyền đã bị hiến pháp nước này phủ nhận.
Không ai nghi ngờ sự chân thành của ông Abe khi ông cam kết sẽ phục hồi nền kinh tế đang đình trệ của Nhật Bản, ngay cả không ông Abe coi việc này như một điều kiện tiên quyết của một Nhật Bản vĩ đại. Nhưng động cơ thay đổi hiến pháp của ông lại vấp phải quá nhìn cái nhìn cay nghiệt. Việc coi thường chính sách Abenomics cũng đã phải trả những cái giá khá đắt. Nhớ lại thời điểm năm 2012, khi đó tình trạng giảm phát dường như không thể thoát được, đồng Yên tăng mạnh và chỉ số Nikkei 225 rơi xuống dưới 10.000 – hiện chỉ số này đang trên 16.000 điểm và đỉnh của chỉ số là gần 39.000 vào năm 1989.
So với những nỗ lực trong quá khứ để hồi sinh Nhật Bản, Abenomics đã đạt được những thành tựu đáng kể. Chính sách này đã giúp Nhật Bản vượt qua tình trạng giảm phát cơ bản (không bao gồm giá năng lượng); giúp các công ty tăng lợi nhuận và cổ tức; mở rộng thị trường việc làm, đặc biệt là thị trường cho phụ nữ và người già; và mang tới tác động của một cuộc cải cách nhẹ có thể giúp người Nhật vững tin vào một cuộc cải cách lớn hơn sau này.
Vào đầu năm 2013, rất ít người tin rằng Nhật Bản sẽ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 quốc gia khác nhưng rồi họ đã ký và giờ chỉ còn chờ đợi quyết định của nước Mỹ trước khi hiệp định thương mại lớn nhất từ trước đến nay chính thức được áp đặt. Nhằm đối phó với những doanh nghiệp quyền lực, ông Abe đã đưa ra quy định và hướng dẫn quản trị doanh nghiệp để buộc các cổ đông phải chủ động hơn.
Thạch Thảo - Theo The Economist/NDH