tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Trung Quốc "khát" hàng Nhật

  • Cập nhật : 03/08/2016

Người tiêu dùng Trung Quốc đang săn lùng sản phẩm Made-in-Japan đích thực do kinh hãi với sữa hỏng và hàng giả được chào bán tràn lan trên web Trung Quốc.

Trước giờ mở cửa tại khu vực bán đồ điện tử ở quận Akihabara, Tokyo, nhiều khách du lịch Trung Quốc đã cầm sẵn thẻ chuẩn bị để lao vào cuộc chiến giành mua ti vi, nồi cơm điện và những mặt hàng điện tử khác. Tại bất kỳ một trung tâm thương mại nào, cũng bắt gặp hàng đoàn khách Trung Quốc đang hăm hở mua sắm đủ loại hàng hoá từ mascara cho đến áo phông.

Hiện nay, người tiêu dùng Trung Quốc đã tìm được cách mới làm dịu “cơn khát” hàng Nhật: internet. Amazon và nhiều hãng công nghệ đã nhanh chóng nhận ra cơ hội này.

Công nghệ vào cuộc

Chỉ cần sử dụng Wandou trên điện thoại di động, một nhân viên văn phòng có thể đặt mua bất cứ sản phẩm gì đến từ Nhật Bản. Tên của ứng dụng xuất phát từ ý tưởng giúp người phụ nữ nhận ra giấc mơ trở thành công chúa.

Ứng dụng Wandou sử dụng khoảng 50 người mua chuyên nghiệp tại Nhật để tìm tất cả mọi thứ từ giấy lót bồn cầu cho đến kem đánh răng cho các khách hàng Trung Quốc. Với nhiều người, đây là cách mua sắm an toàn và đáng tin khi có thể mua hàng ngày mà không cần ra khỏi nhà hoặc du lịch nước ngoài mặc dù phí giao hàng không hề rẻ (300 NDT, tương đương 45 USD).

Một khách hàng cho hay, nhà cô hiện giờ đầy hàng Nhật, dùng Wandou rất tiện vì có có thể mua hầu hết mọi thứ mình cần.

Rất nhiều hàng hoá được được chào bán trên ứng dụng đã được mua trực tiếp từ các nhà sản xuất Nhật, một số thậm chí sử dụng Wandou như một kênh phân phối duy nhất. Người tiêu dùng Trung Quốc để thể hiện “quyền lực mua” nhưng lại thiếu “kiến thức và thông tin” giám đốc của Inagora – công ty sở hữu Wandou nhận xét

Wandou giúp người tiêu dùng Trung Quốc tìm hàng chất lượng và cũng hỗ trợ công ty Nhật giới thiệu sản phẩm tới người dùng. Theo Amazon, cơ hội rất lớn và Amazon vấn tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm chào bán cho hàng triệu người tiêu dùng Trung Quốc.

Với nhận thức hàng Nhật tốt hơn và cao cấp hơn, người tiêu dùng Trung Quốc tìm đến với sản phẩm Nhật càng nhiều bao gồm hàng điện tử, hàng xa xỉ và các mặt hàng tiêu dùng. Năm ngoái, 5 triệu khách du lịch Trung Quốc đã chi 1,4 nghìn tỷ yên (13,7 tỷ USD) vào mua sắm ở Nhật, tăng 154% so với năm trước.

Còn bây giờ, người mua có thể tiêu tiền mà không cần đi du lịch.

Nhờ Wandou, một trong những ứng dụng được tải về nhiều nhất ở Trung Quốc trong tháng 6, và việc các doanh nghiệp đang đẩy mạnh tìm nguồn thu từ nước ngoài, người tiêu dùng Trung Quốc đang góp phần đưa dự báo doanh thu từ thị trường thương mại điện tử của Nhật sẽ đạt 2,34 nghìn tỷ yên vào năm 2019 của Bộ Kinh tế và Công Thương trở thành hiện thực. Trong khi đó, thị phần hàng hoá Nhất được mua trực tuyến từ hách hàng Trung Quốc đã đạt giá trị 796 tỷ yên vào năm ngoái.

Theo Euromonitor, thu nhập cùng nhận thức về các thương hiệu nước ngoài tăng đã khích lệ những người mua “sành sỏi và có học vấn cao” ở những thành phố lớn tìm đến hàng nhập khẩu. Chính điều này góp phần vào sự nhảy vọt của lĩnh vực thương mại điện tử xuyên quốc gia.

Nỗi sợ hàng giả

Với Wandou, người dùng thậm chí có thể chọn mua trong hơn 3.000 mặt hàng (từ kem đánh rang cho đến snack khoai tây) được lưu giữ trong nhà kho rộng gần 2.000 m2 gần sân bay Haneda, Tokyo. Các đơn hàng được giao thẳng đến Trung Quốc thông qua hệ thống logistics của công ty.

Một người mua hàng cho biết sử dụng Wandou mua sắm khiến cô yên tâm hơn về nguồn gốc và đảm bảo rằng đó không phải sản phẩm giảm giá trong nước, cố luôn lo sợ khi mua hàng sau khi một trang web thương mại điện tử trong nước bị phát hiện bán sản phẩm bút kẻ mắt giả của Nhật.

Nhiều người sẵn sàng bỏ tiền mua các sản phẩm có dán nhãn “made-in-Japan” cho dù giá có đắt hơn vì quá lo sợ hàng Trung Quốc. Vì vậy, khi nhận được hàng đặt mua từ Nhật, nhiều khách hàng sẵn lòng giới thiệu cho cho bạn bè và người thân để tránh mua phải hàng giả.

Kế hoạch dài hạn

Mặc dù những hãng bán lẻ như Takashimaya và Shiseido là những người hưởng lợi nhiều nhất trước làn sóng “bùng nổ mua sắm” đến từ khách du lịch Trung Quốc trong vài năm qua, doanh nghiệp Trung Quốc nhìn chung vẫn phải hành động nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu đến từ Trung Quốc, theo lời một tư vấn của Nomura Research.

Doanh nghiệp Nhật cần theo đuổi một chiến lược xây dựng các kênh bán hàng trực tiếp nhắm tới thị trường đại lục. Nếu họ chỉ dựa vào nguồn thu từ khách du lịch đến Nhật và không có kế hoạch cụ thể, làn sóng “bùng nổ mua sắm” có thể đi qua như một cơn bão.

Chiến lược của Amazon

Vào cuối tháng 6, ngoài việc thêm ngôn ngữ Trung Quốc vào website đang hoạt động tại Nhật, Amazon cũng giảm phí giao hàng đến Trung Quốc cũng như hỗ trợ thanh toán bằng đồng nhân dân tệ. Trước khi quyết định mua, người dùng sẽ nhận được thông báo chi tiết bao gồm các loại như phí giao hàng, phí hải hải quan. Theo một khách hàng, sản phẩm của Nhật có chất lượng tốt và được đóng gói đẹp. Người tiêu dùng sẵn lòng trả thêm từ 500 đến 600 yen phí giao hàng từ Nhật đến Trung Quốc với thời gian chờ đợi từ 2 đến 18 ngày.

Đây là tính huống ngoài dự đoán với Amazon khi hãng bán lẻ trực tuyến của Mỹ đã không thể cạnh tranh với Alibaba tại Trung Quốc. Tuy nhiên, dự báo nhu cầu thương mại điện của khách hàng Trung Quốc tại Nhật sẽ tăng gấp 3 lên 2,34 nghìn tỷ yen (22,5 tỷ USD) sẽ mở ra cơ hội mới cho Amazon.

Người tiêu dùng Trung Quốc đang tìm kiếm sản phẩm Made-in-Japan đích thực do kinh hãi với những sản phẩm sữa hỏng, nhiễm độc và hàng giả được chào bán tràn lan trên web Trung Quốc. Điều này khiến lượng khách du lịch Trung tới Nhật tăng vọt với 3,08 triệu khách trong 6 tháng đầu năm, tăng 41% - đồng nghĩa với việc kéo theo nhu cầu sử dụng Amazon Nhật, Wandou hay những website bán hàng Nhật khác.

 

Theo Nhật Linh
Người đồng hành

Trở về

Bài cùng chuyên mục