tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Ấn Độ cấm doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào mạng lưới điện

  • Cập nhật : 27/05/2017

Ấn Độ muốn thực hiện quy định "như nước khác" trong ngành điện nước này, do đó Trung Quốc là nước bị ảnh hưởng lớn nhất do đã đầu tư kha khá ở thị trường Ấn Độ. Ấn Độ lo ngại ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

bo truong dien luc an do piyush goyal

Bộ trưởng Điện lực Ấn Độ Piyush Goyal

Tờ Financial Times (Anh) ngày 25/5 cho hay Chính phủ Ấn Độ cấm doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào mạng lưới điện của họ, cho thấy nguyện vọng thu hút đầu tư của nước này và sự cảnh giác với Trung Quốc.
Bộ trưởng Điện lực Ấn Độ Piyush Goyal tuần này cho biết những nước không cho phép doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào mạng lưới điện thì doanh nghiệp những nước đó cũng sẽ bị cấm đầu tư vào mạng lưới điện của Ấn Độ.
Ông Piyush Goyal cho hay chế độ đầu tư hiện nay làm cho Ấn Độ trở thành một "bao cát bị đánh". Trong chế độ này, "chỉ cần bạn muốn thì bạn có thể đến Ấn Độ đầu tư kiếm tiền, còn các doanh nghiệp Ấn Độ lại không thể đến các nước đối tác kiếm tiền".
Mặc dù Bộ trưởng Piyush Goyal kiên trì cho rằng chính sách của Chính phủ Ấn Độ không phải là nhằm vào một nước nào đó, nhưng theo chuyên gia phân tích, nước bị ảnh hưởng lớn nhất sẽ là Trung Quốc - nước này không cho phép nước ngoài đầu tư vào ngành điện của họ.
Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cam kết cung cấp điện đáng tin cậy cho 1,3 tỷ người nước này. Cam kết này yêu cầu phải nâng cao rất lớn chất lượng dây cáp và mạng lưới điện. Hiện nay, mạng lưới điện của Ấn Độ ở trong tình trạng thiếu sửa chữa nghiêm trọng, dẫn tới khoảng 1/5 lượng phát điện của nước này bị tổn thất ở khâu phân phối điện và tải điện.
Một trong những trọng điểm chính sách của ông Narendra Modi là cam kết chính phủ sẽ gánh phần lớn trách nhiệm của doanh nghiệp phân phối điện Ấn Độ để đổi lấy cải thiện hạ tầng cơ sở. Nhưng, chính sách trước đó của Chính phủ Ấn Độ còn bao gồm mở cửa cho các công ty nước ngoài có ý định đầu tư vào mạng lưới điện của Ấn Độ.
an do con gap nhieu kho khan ve dien nhu mat dien. anh: cankao

Ấn Độ còn gặp nhiều khó khăn về điện như mất điện. Ảnh: Cankao

Chính sách này là một bộ phận của những nỗ lực toàn diện thu hút nhiều hơn đầu tư nước ngoài. Điều này giúp cho đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Ấn Độ trong 1 năm (tính đến tháng 3/2017) đạt kỷ lục với 43,5 tỷ USD, tăng 9% so với năm trước.
Tuy nhiên, Ấn Độ từng gặp vấn đề trên phương diện các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào mạng lưới điện của nước này. Vào thập niên 1990, Công ty Enron Mỹ lợi dụng nền kinh tế tự do hóa mới mẻ của Ấn Độ, đầu tư vào dự án nhà máy điện tiên tiến ở bang Maharashtra. 
Chính quyền bang Maharashtra đồng ý mua toàn bộ điện của nhà máy này, nhưng giá điện đồng ý của họ cao, dẫn tới Ngân hàng Thế giới từ chối tham gia góp vốn cho dự án. Năm 2001, sau khi xảy ra tranh cãi về vấn đề vốn với chính phủ, Công ty Enron đã đóng cửa nhà máy điện này.
Ấn Độ và Trung Quốc có quan hệ thăng trầm trong nhiều năm, nhưng kế hoạch đầu tư 55 tỷ USD của Trung Quốc tại Pakistan đã làm trầm trọng hơn căng thẳng của quan hệ Trung - Ấn. New Delhi lo ngại đầu tư của Trung Quốc ở Pakistan là để "mở rộng sức mạnh chính trị và quân sự của họ ở Nam Á".
Mặc dù vậy, trước đây, Ấn Độ vẫn cho phép các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào ngành điện của họ. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã chiếm thị phần khá lớn trong thị trường viễn thông Ấn Độ, đến nỗi các nhà chế tạo điện thoại di động thông minh của Ấn Độ đề nghị chính phủ ngăn chặn cạnh tranh giá rẻ của đối thủ Trung Quốc.

Phong Vân
Theo Viettimes.vn

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục