Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Tin tài chính - tiền tệ thế giới và Việt Nam 23-03-2016
- Cập nhật : 23/03/2016
USD tăng sau vụ đánh bom khủng bố tại Brussels
Các vụ đánh bom khủng bố tại Brussels, Bỉ, khiến giới đầu tư đổ tiền vào tài sản trú ẩn an toàn ngoài châu Âu.
Các vụ đánh bom khủng bố tại Brussels, Bỉ, khiến giới đầu tư đổ tiền vào tài sản trú ẩn an toàn ngoài châu Âu.
USD tăng so với các đồng tiền châu Âu sau các vụ nổ tại Brussels, khiến ít nhất 30 người chết và hàng trăm người bị thương, cho thấy mối lo ngại các sự cố có thể ảnh hưởng xấu đến kinh tế eurozone.
Chốt phiên, euro giảm 0,2% so với đồng bạc xanh xuống 1,218 USD/EUR và bảng Anh giảm 1,1% xuống 1,4209 USD/GBP.
USD cũng tăng 0,4% so với yên Nhật lên 112,3660 JPY/USD, lấy lại những gì đã mất trong đầu phiên.
Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, tăng 0,2%, ghi nhận phiên tăng thứ 3 liên tiếp.
Trong khi đó, Chỉ số Đôla ICE, theo dõi sức mạnh của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt, cũng tăng 0,4% lên 95,652 điểm.
Các vụ tấn công khủng bố tại thủ đô Brussels, Bỉ - trái tim của EU - đã khiến giới đầu tư đổ tiền vào tài sản trú ẩn an toàn trên các thị trường với chứng khoán Mỹ giảm vào đầu phiên và giá vàng tăng lên.
Commonwealth Foreign Exchange cho rằng, các vụ tấn công khủng bố tại châu Âu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành du lịch của khối - vốn đóng vai trò quan trọng và hậu thuẫn cho quan điểm phản đối nhập cư cũng phong trào chống EU tại khắp khu vực eurozone.
USD đã suy yếu trong tháng này và giảm sâu hơn trong tuần qua khi Fed quyết định giữ nguyên lãi suất và giảm số lần nâng lãi suất trong năm nay trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, USD nhận được sự hỗ trợ hôm thứ Hai 21/3 sau bài phát biểu của các nhà hoạch định chính sách Fed, chỉ rõ rằng Ngân hàng trung ương Mỹ có thể vẫn sớm nâng lãi suất.
Tuy tăng so với các đồng tiền chủ chốt, song USD lại giảm so với đồng tiền các nước sản xuất hàng hóa, kể cả rúp Nga và peso Mexico.
Chốt phiên, USD giảm 0,5% so với rúp Nga xuống 67,48 RUB/USD và giảm 0,5% so với peso Mexico xuống 17,33 MXN/USD.
Giá USD ngân hàng tăng mạnh
Các ngân hàng đồng loạt tăng giá giao dịch USD, torng khi tỷ giá trung tâm hôm nay tăng tiếp ngày thứ ba liên tiếp.
Các ngân hàng đồng loạt tăng giá giao dịch USD, torng khi tỷ giá trung tâm hôm nay tăng tiếp ngày thứ ba liên tiếp.
Sáng nay, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm của VND với USD, áp dụng cho ngày 23/3/2016 ở mức 21.861 đồng, tăng 8 đồng so với hôm qua.
Từ đầu tuần đến nay, NHNN liên tục tăng tỷ giá trung tâm với mức tăng tổng cộng 23 đồng so với cuối tuần trước.
Với biên độ +/-3%, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng được phép giao dịch USD ở mức 21.206 - 22.516 đồng trong ngày hôm nay.
Sáng nay, Vietcombank niêm yết USD ở mức 22.300 - 22.370 đồng, tăng mạnh 40 đồng ở cả hai chiều mua và bán so với sáng qua.
USD niêm yết tại VietinBank tăng mạnh giá mua bán 50 đồng, mua vào 22.310 đồng và bán ra 22.375 đồng.
BIDV tiếp tục tăng giá mua bán USD thêm 40 đồng sau khi tăng 10 đồng hôm qua. Ngân hàng này niêm yết USD ở mức 22.300 - 22.370 đồng trong ngày hôm nay.
Trong khi đó, Tehccombank niêm yết USD với giá 22.290 - 22.390 đồng, tăng 50 đồng chiều mua và 45 đồng chiều bán.
Tiền Việt trước áp lực giảm giá
Bà đánh giá thế nào về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2016?
Kinh tế Việt Nam đang dần hồi phục sau khủng hoảng. Trong ngắn hạn, chúng tôi lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong dài hạn, Việt Nam cũng cần chuẩn bị tốt để đối phó với các thách thức đến từ bên ngoài, nhằm nâng cao sức cạnh tranh.
Các thách thức và áp lực mà Việt Nam phải đối mặt trong thời gian tới là gì, thưa bà?
Tôi kỳ vọng vào sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm nay, nhưng cũng còn nhiều lo ngại liên quan đến cải cách trong tương lai. Chẳng hạn, đối với cácdoanh nghiệp nhà nước, trong năm qua, Việt Nam đã đẩy mạnh cổ phần hóa, song tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn khá chậm, khiến nhà đầu tư e ngại. Những cải cách của khu vực doanh nghiệp là rất quan trọng, bởi nếu không cải cách, Việt Nam sẽ khó có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Do vậy, áp lực cải cách đối với Việt Nam rất lớn.
Bà Izumi Devalier, chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường Việt Nam của Khối Nghiên cứu kinh tế Ngân hàng HSBC
Các yếu tố bên ngoài sẽ tác động ra sao đến tình hình kinh tế nói chung và tỷ giá nói riêng?
Không nên chủ quan với tình hình tăng trưởng kinh tế đang ổn định hiện nay. Chẳng hạn, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chưa có động thái mới sau đợt tăng lãi suất cuối năm rồi, nhưng chúng ta cũng phải theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường.
Năm 2015, tiền đồng đã giảm giá trên ngưỡng cam kết của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), nhưng sau đó, tỷ giá đã được ổn định nhờ các biện pháp cải cách từ NHNN, giúp giảm áp lực lên tiền đồng. Tuy nhiên, áp lực giảm giá tiền đồng sẽ không mất đi trong một sớm một chiều và khả năng sẽ còn mất giá trong thời gian tới.
Còn lãi suất của Việt Nam thì thế nào, liệu có biến động so với mặt bằng hiện nay?
Năm 2015, NHNN duy trì lãi suất thấp. Áp lực lạm phát năm 2016 dự báo tăng lên, nên sẽ tạo áp lực nhất định đến lãi suất. Mặc dù Chính phủ và NHNN kỳ vọng lãi suất sẽ giảm thêm nữa, nhưng trên thực tế, diễn biến lãi suất bắt đầu có chiều hướng tăng lên.
Nợ xấu của Việt Nam đã đưa về mức 3% hiện nay có phải là con số thấp, thưa bà?
Con số tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam đã được kiểm soát dưới 3% vào cuối năm 2015 có thể được coi là hơi thấp so với thực tế. Do vậy, nếu NHNN không kiềm chế tỷ lệ này thì nợ xấu sẽ cao hơn mức đó và lượng nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) sẽ còn tăng lên trong thời gian tới.
Điều quan trọng là, Việt Nam phải làm sao xử lý được nợ xấu, thay vì chỉ gom lại rồi để đó. Việt Nam trải qua giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng trong những năm 2008 - 2009, sau đó kéo nợ xấu tăng, nhưng chính sách tiền tệ đã từng bước siết lại. Các ngân hàng thương mại đẩy mạnh việc bán nợ, kéo tỷ lệ nợ xấu xuống thấp so với mục tiêu của NHNN đưa ra.
Ngành ngân hàng vẫn đang từng bước đẩy mạnh tái cơ cấu và xử lý nợ xấu. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng đang dần được tăng lên nhằm đáp ứng cầu vốn của nền kinh tế. Tuy nhiên, tôi cho rằng, hiện các doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ cao đối với tăng trưởng tín dụng. Trong khi đó, hoạt động của khối doanh nghiệp này hiệu quả không cao như kỳ vọng. (BĐT)
Bơm thêm tiền để hạ nhiệt lãi suất
Lãi suất tiếp tục dâng lên từ đầu năm đến nay, khiến cộng đồng doanh nghiệp lo ngại. Các chuyên gia nghiên cứu của Ngân hàng HSBC Việt Nam và Công tyChứng khoán Vietcombank (VCBS) đều đưa ra nhận định, lãi suất năm nay có thể tăng thêm 50 điểm nữa.
“Vào thời điểm hiện tại, nếu để lãi suất tiếp tục tăng lên, toàn bộ nỗ lực phục hồi của doanh nghiệp, phục hồi kinh tế, tái cấu trúc ngân hàng có nguy cơ không thể đạt được”, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI) cảnh báo.
Việc ổn định lãi suất ngân hàng giúp người dân và doanh nghiệp giảm bớt tâm lý hoang mang. Ảnh: Lê Toàn
Đồng tình với ý kiến này, ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc NHNN cũng cho biết: "Lãi suất đang tiếp tục tăng và theo tính toán của chúng tôi, có thể tăng 1 - 2% so với mặt bằng năm 2015. Như vậy, không thể đơn giản nói rằng, doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng sản xuất - kinh doanh một cách bình thường như năm ngoái được".
Theo lý giải của các ngân hàng, lãi suất huy động tăng là do nhiều nguyên nhân, như lạm phát có nhiều nguy cơ tăng trở lại, áp lực giảm giá của tiền đồng, tăng trưởng huy động vốn thấp hơn tăng trưởng tín dụng, dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN sẽ theo hướng thắt chặt hơn quy định về tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn…
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, nguyên nhân chính đẩy lãi suất tăng cao chính là trái phiếu chính phủ.
“Đường cong lãi suất của toàn bộ thị trường phụ thuộc vào trái phiếu chính phủ, lãi suất trái phiếu chính phủ đi lên thì làm sao lãi suất thị trường xuống được”, TS. Lê Xuân Nghĩa chỉ ra thực tế.
Lãi suất trái phiếu chính phủ cao, hệ số rủi ro bằng 0, khiến các ngân hàng hồ hởi dồn tiền mua trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên, điều đáng nói là, thực tế, đầu tư vào trái phiếu chính phủ cũng không hẳn sẽ được yên tâm. Được biết, chỉ số CDS (chỉ số đo lường rủi ro của trái phiếu chính phủ) của nước ta đang ở mức khá cao, hiện là 270 điểm và đã có lúc lên tới 300 điểm. Trong khi đó, tại Hy Lạp, khi chỉ số này lên tới 300 điểm là Chính phủ đã rơi vào cảnh vỡ nợ.
Hệ lụy lớn nhất đối với lãi suất tăng là tâm lý hoang mang của doanh nghiệp sẽ trở lại. Vì thế, quyết tâm phục hồi, nỗ lực sản xuất vừa được nhen nhóm cũng sẽ bị ảnh hưởng.
TS. Lê Xuân Nghĩa kiến nghị: “Để tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế thì chính sách tiền tệ nên được nới lỏng một cách hợp lý và có tầm nhìn chiến lược để ổn định lãi suất và linh hoạt tỷ giá hối đoái một cách bài bản, khoa học”.
Theo chuyên gia này, NHNN có thể nới lỏng tiền tệ bằng cách giảm dự trữ bắt buộc, hạn chế phát hành tín phiếu NHNN để rút tiền và tích cực tham gia thị trường liên ngân hàng nhằm ổn định lãi suất trên thị trường này. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có những giải pháp quyết liệt để giảm thâm hụt ngân sách, từ đó giảm huy động trái phiếu chính phủ.
Khi nới lỏng tiền tệ, thách thức lớn nhất sẽ là lạm phát quay trở lại. Tuy nhiên, nếu nới lỏng mà dòng tiền được nắn vào đúng chỗ, thì nền kinh tế sẽ có thêm động lực để phục hồi.
Tín hiệu đáng mừng hiện nay là NHNN đang dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN. Theo đó, Dự thảo đề cập nâng hạn mức sử dụng vốn ngắn hạn để mua, đầu tư trái phiếu chính phủ đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Cụ thể, hạn mức sử dụng vốn ngắn hạn để mua, đầu tư trái phiếu chính phủ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ tăng từ 15% lên 35%. Quy định này sẽ mở đường khối ngân hàng ngoại sở hữu nhiều hơn trái phiếu chính phủ, từ đó giảm áp lực vốn đối với các ngân hàng trong nước, lãi suất nhờ thế cũng sẽ dễ thở hơn.
Giải mã định hướng chính sách mới của FED
FED nhận thấy chìa khóa để duy trì nền kinh tế thế giới ổn định là giữ cho đồng USD yếu để không gây áp lực giảm giá lên đồng NDT và Trung Quốc sẽ không phải sử dụng kho dự trữ ngoại tệ để bảo vệ đồng nội tệ.
Đồng NDT biến động diễn ra trong bối cảnh FED vừa quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản trong cuộc họp chính sách hôm 16/3. Ảnh: Reuters/TTXVN
Và ngay sau đó các nền kinh tế thế giới đã rơi vào tình trạng bất ổn đúng như dự đoán. Đặc biệt là trường hợp của Trung Quốc: Triển vọng Mỹ sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa đã khiến đồng nhân dân tệ lao dốc. Sự tụt dốc của đồng NDT khiến các thị trường bước vào năm mới 2016 trong tâm trạng đầy lo lắng do hai nguyên nhân. Trước hết là đồng NDT có nguy cơ mất giá kéo dài cùng nhiều đồng tiền trên khắp thế giới, khiến đồng USD trở thành đồng tiền mạnh duy nhất. Thứ hai là kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hao hụt rất nhanh do Bắc Kinh phải trang trải những khoản nợ ngày một lớn do đồng USD cũng như tình trạng tẩu tán vốn do các nhà đầu tư "đánh hơi" thấy sự nguy hiểm.