Giá USD rục rịch đi xuống
Tăng chậm hơn, vàng trong nước lại thấp hơn thế giới
Nhiều ngân hàng giảm nhẹ tỷ giá USD 5-10 đồng
BoJ có thể tiếp tục nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ
Giới chức Fed bất đồng về lộ trình tăng lãi suất cơ bản tại Mỹ
Hoạt động ngân hàng năm 2016: Kỳ vọng phục hồi bền vững
- Cập nhật : 07/04/2016
(Tin kinh te)
Theo nhận định của các TCTD, môi trường kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng tiếp tục cải thiện trong Quý I/2016 và dự kiến phục hồi bền vững trong Quý II/2016 và cả năm 2016
Vụ Dự báo thống kê (NHNN) vừa công bố báo cáo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là TCTD) quý II/2016.
Kết quả điều tra cho thấy, theo nhận định của các TCTD, môi trường kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng tiếp tục cải thiện trong Quý I/2016 và dự kiến phục hồi bền vững trong Quý II/2016 và cả năm 2016, thanh khoản dồi dào, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng và rủi ro của các nhóm khách hàng tiếp tục xu hướng giảm.
Bởi vậy các TCTD điều chỉnh kỳ vọng đối với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, huy động vốn và tín dụng về mức hợp lý hơn nhưng vẫn cao hơn các mức kỳ vọng và tăng trưởng thực tế của năm 2015.
Lạc quan về triển vọng kinh doanh
Theo đánh giá của các TCTD, trong quý I/2016 các yếu tố nội tại và môi trường kinh doanh bên ngoài của các TCTD đều được cải thiện nhưng chưa rõ nét so với quý trước. Trong các nhân tố khách quan thì “Chính sách tín dụng, lãi suất và tỷ giá của NHNN” và “Cơ chế quản lý và quy định về an toàn hoạt động ngân hàng của NHNN” được đánh giá là 2 nhân tố cải thiện mạnh mẽ nhất trong khi các yếu tố khác vẫn chậm cải thiện.
Dự báo cho cả năm 2016, các TCTD kỳ vọng hầu hết các nhân tố khách quan sẽ có sự cải thiện rõ nét so với năm 2015. Bên cạnh các nhân tố thuộc về quản lý, điều hành của NHNN, các TCTD kỳ vọng “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của TCTD” và “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” cũng sẽ được cải thiện đáng kể (chỉ số cân bằng đạt 38%).
Qua đó, 68,3% các TCTD nhận định tình hình kinh doanh của đơn vị mình trong Quý I/2016 tiếp tục cải thiện hơn so với quý trước. Hầu hết các TCTD đều kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ tiếp tục phục hồi bền vững trong quý II/2016 và trong cả năm 2016 với 92% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh tổng thể của năm 2016 sẽ tốt hơn so với năm 2015, trong đó có 37,6% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ được “cải thiện nhiều”.
Theo nhận định của các TCTD, thanh khoản hệ thống ngân hàng thời điểm hiện tại ở tình trạng “tốt” đối với cả VND và ngoại tệ, cải thiện hơn so với quý trước và được kỳ vọng tiếp tục duy trì trạng thái tích cực trong những quý tới và cả năm 2016.
Nợ xấu sẽ giảm nhờ mức độ rủi ro của các nhóm khách hàng giảm
Kết quả điều tra cũng cho thấy, mức độ rủi ro của các nhóm khách hàng của TCTD trong năm 2016 được nhận định có xu hướng giảm rõ rệt so với năm 2015, trong đó giảm mạnh nhất ở nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế và các TCTD khác.
Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các TCTD nhận định rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng đang ở mức bình thường (82,7%) và thấp (8,6%), chỉ có 8,6% TCTD nhận định rủi ro vẫn ở mức cao (tương đương với nhận định trong kỳ điều tra trước).
Trong số các nhóm khách hàng, rủi ro của nhóm khách hàng là TCTD được đánh giá ở mức thấp nhất, sau đó đến nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế (đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước), sau đó mới đến khách hàng cá nhân.
Rủi ro khách hàng giảm là cơ sở để các TCTD nhận định về triển vọng nợ xấu trong thời gian tới. Theo đó, khoảng 80-90% TCTD đánh giá tỷ lệ nợ xấu tiếp tục có xu hướng giảm trong Quý I, Quý II/2016 so với quý liền trước và hầu hết các nhóm TCTD kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng của họ tính đến cuối năm 2016 sẽ giảm so với cuối năm 2015, trong đó 91,2% TCTD tin tưởng tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng của họở mức dưới 3%, chỉ có một vài TCTD thuộc nhóm các công ty tài chính và cho thuê tài chính nhận định tỷ lệ nợ xấu của đơn vị mình còn ở mức trên 3%.
Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng cao nhất 5 năm
Trong năm 2016, 51,8% TCTD dự kiến “giữ nguyên” mức giá bình quân sản phẩm dịch vụ của mình; 28,4% TCTD dự kiến tăng trong khi có 19,7% TCTD dự kiến tiếp tục giảm giá bình quân sản phẩm dịch vụ.
Về nhu cầu dịch vụ khách hàng, đa số TCTD đều nhận định nhu cầu của khách hàng về việc sử dụng dịch vụ tại đơn vị ở mức “bình thường” (63%) hoặc “cao” (31%) tại thời điểm hiện tại. Dự kiến trong năm 2016, 75,9% TCTD kỳ vọng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng có sự gia tăng so với năm 2015. Nhu cầu vay vốn vẫn tiếp tục được kỳ vọng là dịch vụ thu hút nhiều khách hàng nhất (73,7% TCTD kỳ vọng tăng), tiếp đến là nhu cầu dịch vụ thanh toán và thẻ được 70,2% và nhu cầu tiền gửi được 67,1% TCTD kỳ vọng tăng.
Kết thúc quý I/2016, các TCTD đã có điều chỉnh kỳ vọng về mức tăng trưởng lợi nhuận của mình trong năm 2016. Theo đó, các TCTD nhận định kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng có sự cải thiện nhẹ trong Quý I/2016 so với Quý trước và kỳ vọng tiếp tục cải thiện tốt hơn trong Quý II/2016. Bình quân kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận toàn hệ thống trong năm 2016 đã được các TCTD điều chỉnh giảm từ mức 14,39% xác lập tại cuộc điều tra tháng 12/2015 về mức 12,67% tại cuộc điều tra lần này. Tăng trưởng thu nhập ròng từ lãi, phí và dịch vụ tiếp tục là động lực dẫn dắt sự cải thiện lợi nhuận của các TCTD, thu nhập từ hoạt động tự doanh được kỳ vọng có sự cải thiện vượt bậc trong năm 2016.
Cũng tại cuộc điều tra kỳ này, các TCTD đã điều chỉnh giảm nhẹ kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng huy động vốn và dư nợ tín dụng trong năm 2016 về mức hợp lý hơn, nhưng mức điều chỉnh không đáng kể và vẫn cao hơn các mức kỳ vọng và tăng trưởng thực tế của năm 2015.
Cụ thể, huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng được các TCTD kỳ vọng tăng trưởng bình quân 17,54% trong năm 2016 (kỳ trước kỳ vọng tăng 17,46%); trong đó tốc độ tăng trưởng huy động vốn VND luôn được kỳ vọng cao hơn so với tăng trưởng huy động vốn ngoại tệ.
Dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng được các TCTD kỳ vọng tăng trưởng 20,09% trong năm 2016, cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng thực tế trong 5 năm gần đây (kỳ trước kỳ vọng tăng 21,4%).
PV
(Thời báo Ngân hàng)