Do nhỏ gọn, chỉ lắp thêm sim 3G là có thể hoạt động nên các máy chấp nhận thanh toán thẻ ngân hàng (POS) dễ dàng tại Việt Nam rồi chuyển tiền trái phép ra nước ngoài

Vị trí RM ở mảng bán lẻ (Chuyên viên quan hệ khách hàng) có mức lương trung bình từ 500-800 USD năm 2018, tăng lên khá nhiều so với mức 350-500 USD năm 2016.
Theo báo cáo của công ty tư vấn nhân sự First Alliances, tài chính – ngân hàng là một trong 5 lĩnh vực có thu nhập cao nhất tại Việt Nam. Trong đó, có Giám đốc điều hành nhận lương lên đến 680 triệu/tháng, tức hơn 8 tỷ trong 1 năm.
So với khảo sát của First Alliances cách đây 3 năm (2016), trong khi khoảng lương của CEO vẫn từ 15.000-30.000 USD/tháng thì lương của các vị trí phía dưới tăng khá nhiều. Chẳng hạn như vị trí RM ở mảng bán lẻ (Chuyên viên quan hệ khách hàng) có mức lương trung bình từ 350-500 USD (2016) đã tăng lên 500-800 USD năm 2018. Mức lương này hẳn sẽ có nhiều chênh lệch tùy theo từng chi nhánh, nhà băng,…Tuy nhiên, tổng quan có thể thấy thu nhập nhân viên ngân hàng đã tăng lên đáng kể trong vài năm trở lại đây.
Báo cáo này còn dựa trên dữ liệu người lao động tại ngân hàng ngoại và ngân hàng Việt, tại 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM. Trong đó, mức lương nhân viên ngân hàng không có nhiều khác biệt giữa 2 vùng miền, song vẫn có một vị trí tại TP.HCM nhỉnh hơn so với tại Hà Nội, chẳng hạn như vị trí Chuyên viên cao cấp quan hệ khách hàng tại TP.HCM có mức lương từ 2.000-3.000 USD trong khi tại Hà Nội là từ 1.500-2.000 USD.
Ngoài ra, thu nhập của nhân viên ngân hàng nước ngoài cũng vượt trội hơn so với các ngân hàng Việt. Ví dụ như chuyên viên khách hàng doanh nghiệp nước ngoài có lương từ 1.500-2.000 USD trong khi ngân hàng Việt là 800-1.5000 USD.
Dưới đây là mức lương của nhân viên nhà băng tại những bộ phận lớn nhất trong ngân hàng thuộc mảng quan hệ khách hàng.
Theo Trí thức trẻ/CafeF
Do nhỏ gọn, chỉ lắp thêm sim 3G là có thể hoạt động nên các máy chấp nhận thanh toán thẻ ngân hàng (POS) dễ dàng tại Việt Nam rồi chuyển tiền trái phép ra nước ngoài
Ngày 13/05/2018, buổi thuyết trình của Top 20 đã diễn ra vô cùng tốt đẹp, kết thúc ¾ chặng đường của I-INVEST! 2018 – Cuộc thi Kinh tế - Tài chính lớn nhất toàn miền Bắc.
Việc BIDV vừa được NHNN cho phép chấm dứt hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng tại 9 điểm cùng với các doanh nghiệp kinh doanh vàng khác gần đây đẩy mạnh sản phẩm trang sức cho thấy kinh doanh vàng miếng đã giảm đi sự hấp dẫn.
Tại Việt Nam hiện có 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép hoạt động, tăng gấp đôi trong 2 năm trở lại đây cho thấy Việt Nam đang có nhiều điểm hấp dẫn.
Trong khi các ngân hàng trong nước tập trung vào việc tăng phí thì thị trường thanh toán không dùng tiền mặt, lĩnh vực được đánh giá hết sức "béo bở" lại rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.
Số lượng thẻ ngân hàng phát hành tính đến cuối năm 2017 là 132 triệu thẻ, nhưng theo số liệu của Hội Thẻ Việt Nam, chỉ có 77 triệu thẻ hoạt động thực sự, 55 triệu thẻ còn lại là thẻ "rác".
Số tiền mà các doanh nghiệp nhà nước lớn đầu tư ra nước ngoài đã vượt 7 tỉ USD, song dòng tiền thu về rất khó khăn và danh sách các dự án thua lỗ, nguy cơ mất vốn đang ngày một dài thêm.
Theo số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài (Bộ kế hoạch và đầu tư), tính trong quý I năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định.
Trong vòng chưa đầy 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã mua thêm 6 tỉ USD nâng mức dự trữ ngoại hối tại Việt Nam lên kỷ lục mới: 63 tỉ USD.
Hơn 30 nhà đầu tư Việt Nam đã tham gia hội thảo “Đầu tư vào Mỹ” do Tổng lãnh sự quán và Hiệp hội thương mại Mỹ đồng tổ chức tại Tp.HCM hôm 3.5.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự