tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Vụ dừng cho vay mua nhà: BIDV ngừng nhận thế chấp "nhà trên giấy"

  • Cập nhật : 20/01/2016

(Tai chinh)

BIDV khẳng định trong thời gian chờ hướng dẫn cụ thể của NHNN và tránh rủi ro, BIDV tạm thời ngừng nhận thế chấp đối với tài sản là nhà ở hình thành trong tương lai/nhà ở đã mua bán, xây dựng hợp pháp nhưng chưa được cấp sổ đỏ.

Thời gian gần đây, nhiều người tỏ ra quan tâm và lo ngại trước thông tin nhiều điểm giao dịch của BIDV dừng cho vay mua nhà đối với khách hàng có tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai.

Phản hồi chính thức về vấn đề này, lãnh đạo ngân hàng BIDV khẳng định BIDV không dừng việc cho vay nhu cầu nhà ở mà vẫn triển khai cho vay và nhận thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN.

Đối với việc cho vay hỗ trợ nhà ở gói 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/1/2013 của Chính phủ, thời gian qua BIDV luôn tiên phong, đi đầu triển khai thực hiện một cách có hiệu quả chương trình. Trong số các Ngân hàng đã triển khai cho vay, đến nay BIDV là ngân hàng giải ngân nhiều nhất cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội. Cụ thể đến ngày 10/12/2015 (thời điểm Nghị định 99/2015/NĐ-CP và Thông tư 26/2015/TT-NHNN chính thức có hiệu lực), doanh số giải ngân đối với hộ gia đình, cá nhân theo gói đạt 4.442 tỷ đồng, dư nợ đạt 4.056 tỷ đồng; doanh số giải ngân đối với doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội đạt 1.865 tỷ đồng, dư nợ đạt 1.703 tỷ đồng.

Từ ngày 10/12/2015 đến 18/1/2016, BIDV vẫn tiếp tục đẩy mạnh cho khách hàng vay theo gói 30.000 tỷ đồng, tiếp nhận và giải quyết cho vay 653 hồ sơ cá nhân vay vốn, dư nợ tăng thêm 630 tỷ đồng, dư nợ đến ngày 18/1/2016 là 4.686 tỷ đồng; Tiếp tục giải ngân cho các doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội, dư nợ tăng thêm 246 tỷ đồng đạt 1.949 tỷ đồng.

BIDV cho rằng, có thực tế hiện nay việc nhận thế chấp của một số tài sản đảm bảo là nhà ở mua ở các DN kinh doanh BĐS chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản; nhà ở của cá nhân hộ gia đình xây dựng trên đất sở hữu hợp pháp đã sử dụng nhưng chưa cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản; quyền tài sản liên quan đến sự án xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai (quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở, quyền kinh doanh khai thác nhà ở… đang gặp một số vướng mắc sau:

Theo quy định của pháp luật về nhà ở và các văn bản hướng dẫn hiện hành, việc nhận thế chấp Quyền tài sảnliên quan đến Dự án đầu tư xây dựng nhà ở/Nhà ở hình thành trong tương lai phải thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014, Nghị định 99/2015/NĐ-CP, các trường hợp nhận thế chấp không đúng với quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 99 thì không có giá trị pháp lý và không được pháp luật công nhận.

Tuy nhiên, Luật nhà ở, Nghị định 99 và Thông tư số 26/2015/TT-NHNN đều chưa có hướng dẫn cụ thể trong việc nhận thế chấp Quyền tài sản liên quan đến dự án đầu tư xây dựng nhà ở/nhà ở hình thành trong tương lai.

Mặt khác, hiện nay, do các hướng dẫn và quy định của pháp luật chưa cụ thể nên phần lớn các văn phòng đăng ký đất đai địa phương từ chối xác nhận đăng ký giao dịch bảo đảm đối với việc nhận thế chấp Dự án đầu tư xây dựng nhà ở/Nhà ở hình thành trong tương lai.

Vì vậy, cũng như các tổ chức tín dụng khác, ngày 5/1/2016 BIDV đã có văn bản số 43/BIDV-PC đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các Bộ ngành liên quan có hướng dẫn để tháo gỡ cho BIDV nói riêng và các TCTD nói chung đối với các vướng mắc nêu trên.

Trong thời gian chờ hướng dẫn cụ thể của NHNN và tránh rủi ro, BIDV tạm thời ngừng nhận thế chấp đối với tài sản này mà chỉ nhận làm tài sản bảo đảm bổ sung.

Trước đó, theo phản ánh của một số khách hàng đang làm hồ sơ vay vốn mua nhà tại ngân hàng BIDV, nhiều ngày gần đây họ đột ngột nhận được thông báo miệng của nhân viên tín dụng là dừng cho vay mua nhà, và không biết đến khi nào mới tiếp tục cho vay lại. Nhiều người đã làm hồ sơ vay vốn đầy đủ để giải ngân vô cùng hoang mang vì sự đột ngột dừng cho vay mà không hề báo trước này của ngân hàng.

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục